Rượu giảo cổ lam có tác dụng gì? Tác dụng rượu giảo cổ lam chữa các bệnh về gan, máu nhiễm mỡ. Cách chọn giảo cổ lam đúng chuẩn để ngâm rượu. Hướng dẫn ngâm rượu giảo cổ lam tươi và khô. Đối tượng được sử dụng và không được sử dụng rượu giảo cổ lam. Cách bảo quản giảo cổ lam ngâm rượu. Phân biệt giảo cổ lam thật giả.
Rượu giảo cổ lam có nhiều công dụng trong điều trị bệnh gan, tăng cường sức khỏe. Trong Đông y, giảo cổ lam là một vị thuốc nam được công nhận về tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, huyết áp, tăng cường sức khỏe. Chính vì cây giảo cổ lam có nhiều tính năng và ưu việt nên từ xa xưa người ta đã dùng cây giảo cổ lam để nấu canh, làm trà giảo cổ lam để uống, viên nén giảo cổ lam dùng trong điều trị bệnh. Giảo cổ lam ngâm rượu có tác dụng bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả.
Rượu giảo cổ lam có tác dụng gì?
Giảo cổ lam được biết đến với tên gọi ngũ diệp sâm, thất diệp đảm, cây trường thọ… Cây có tên khoa học là Gynostemma Pentaphyllum Makino, chủ yếu mọc ở Sapa, Hòa Bình. Trong giảo cổ lam có chứa aponin, annin, phanoside, flavonoid, polysaccharide… là những hoạt chất dược tính có nhiều công dụng với sức khỏe.
Cách sử dụng thông thường và đơn giản nhất là dùng giảo cổ lam để nấu hay pha trà giảo cổ lam uống hàng ngày. Bên cạnh đó phương pháp dùng giảo cổ lam ngâm rượu cũng được khá nhiều người sử dụng.
Rượu giảo cổ lam có tác dụng gì?
Trong đề tài nghiên cứu cấp nhà nước của GS Pham Thanh Kỳ đã xác định cây giảo cổ lam có chứa hơn 100 loại saponin cấu trúc triterpen kiểu damaran. Trong đó có nhiều loại có cấu trúc rất giống với saponin có trong nhân sâm và tam thất.
Giảo cổ lam còn chứa nhiều flavonoid, chất có tác dụng chống lão hóa mạnh. Ngoài ra còn có các axit amin tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se. Đặc biệt đã xác định cây không có độc.
Giảo cổ lam có vị hậu ngọt, mùi thơm. Khi ngâm rượu cũng khá dễ uống và mang hương vị đặc biệt. Tuy nhiên để ngâm được một bình rượu ngon, phát huy được công dụng thì cần lưu ý sử dụng giảo cổ lam theo liều lượng hợp lý. Giảo cổ lam ngâm rượu được biết đến với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Hạ mỡ máu, giảm cholesterol trong máu
Giảo cổ lam có tác dụng tốt trong việc làm hạ mỡ máu, giảm lượng cholesterol tới 71% nhờ hoạt chất saponin “loại bỏ” các chất béo có trong máu, các mảng xơ vữa trong lòng mạch, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tim mạch, giúp máu lên não lưu thông.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
Nhờ họat chất phanoside ổn định đường huyết, làm insulin nhạy cảm với tế bào hơn, tăng cường khả năng sử dụng glucose của tế bào giúp ổn định lượng đường trong máu.
Tác dụng giảm béo
Nhờ các hoạt hóa men AMPK – là một dạng men có khả năng chuyển hóa năng lượng của cơ thể, thúc đẩy quá trình oxi hóa chất béo và chuyển hóa đường đạm, giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể.
Tăng cường hệ miễn dịch chống một số loại ung thư
Chất flavonoid có trong giảo cổ lam là chất chống oxi hóa mạnh, chống độc và giảm tổn thương gan, tăng khả năng thải độc của gan. Bên cạnh đó còn có nấm linh chi hay cây cỏ mực cũng có tác dụng tăng miễn dịch.
Giảm căng thẳng, chống lại quá trình lão hóa
Các chị em, người làm văn phòng sử dụng trà giảo cổ lam là cách giảm stress hiệu quả, làm chậm quá trình lão hóa da, tóc.
Tác dụng tăng lực
Nghiên cứu chỉ ra giảo cổ lam tăng lực co cơ tới 11,112kg cao hơn quercetin và phylamin. Tác dụng này tốt cho các vận động viên tham gia thi đấu nâng cao thành tích.
Đối tượng sử dụng rượu giảo cổ lam
Những bệnh nhân có dấu hiệu suy kiệt sức khỏe, mất ngủ, máu nhiễm mỡ. Sử dụng giảo cổ lam sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Đối với bệnh nhân hay bị hạ đường huyết chỉ uống giảo cổ lam lúc ăn no. Khi uống giảo cổ lam sẽ có thể có cảm giác miệng khô, khát nước do quá trình chuyển hóa cơ thể. Vì vậy nên uống thêm nhiều nước lọc để điều tiết.
Không dùng nếu có các chứng “hư hàn”, nghĩa là cơ thể có các triệu chứng chân tay lạnh, ghét lạnh, chịu rét kém, hay mệt mỏi, đuối sức, đổ mồ hôi, thở ngắn hơi, đại tiện lỏng loãng, mạch trầm nhược, miệng nhạt khô khát, tiểu tiện trong dài.
Xem thêm:
Hình ảnh giảo cổ lam trị bệnh: Phân biệt giảo cổ lam thật, giả
Cách ngâm rượu giảo cổ lam
Khâu chuẩn bị nguyên liệu cũng khá quan trọng, cần đáp ứng đầy đủ theo quy trình ngâm rượu giảo cổ lam.
Các bước ngâm rượu giảo cổ lam
Ngâm rượu giảo cổ lam cần chú ý về nồng độ rượu, chất liệu bình, chọn đúng loại giảo cổ lam. Nếu chọn sai loại giảo cổ lam giả, người dùng rất dễ gặp phải tác dụng phụ của rượu giả. Tham khảo các bước hướng dẫn ngâm giảo cổ lam dưới đây.
Chuẩn bị ngâm rượu giảo cổ lam
Loại được sử dụng trong chữa bệnh là loại giảo cổ lam 5 lá. Nếu ngâm lá tươi thì nên chọn những lá non để cho rượu sau ngâm có vị thanh ngọt hơn. Chọn bình ngâm, để ngâm rượu tốt nhất nên chọn bình thủy tinh, sành sứ, miệng nhỏ để giảm độ bay hơi.
Chọn rượu ngâm, rượu phải là loại rượu ngon, từ 40 độ – 45 độ là hợp lý nhất. Nên mua ở các cơ sở sản xuất rượu uy tín, tránh trường hợp bị ngộ độc rượu do chất lượng không đảm bảo. Rửa sạch giảo cổ lam, có thể dùng tươi hoặc khô. Tuy nhiên rượu giảo cổ lam khô sẽ có hương thơm hơn và vị đậm đà hơn.
Ngâm rượu giảo cổ lam
Xếp giảo cổ lam vào bình đã chuẩn bị, ngâm theo tỷ lệ. Nếu ngâm tươi thì 10kg giảo cổ lam với 15 lít rượu, nếu ngâm khô thì 1kg giảo cổ lam với 5 lít rượu. Ủ bình rượu ở nơi khô ráo, thoáng mát, hoặc có thể hạ thổ. Ngâm ít nhất 1 tuần là có thể dùng. Nhưng để đạt chuẩn thì nên ngâm lâu. Dân gian thường ngâm từ 3 tháng 10 ngày mới lấy sử dụng.
Khi rượu giảo cổ lam cần sử dụng đúng liều lượng để phát huy tối đa công dụng. Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 50m; (1 ly nhỏ) trong bữa ăn.
Hướng dẫn cách ngâm rượu giảo cổ lam chữa bệnh
Theo Đông y, rượu thuốc giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị đau lưng, bổ khí huyết, bổ thận, hỗ trợ điều hỗ trợ điều trị gai cột sống, thấp khớp, nhức mỏi. Tuy nhiên, việc ngâm rượu phải đúng cách và nguyên liệu ngâm rượu phải phù hợp bởi tuy tốt nhưng chúng cũng có 2 mặt khác biệt: một là tốt cho sức khỏe hoặc gây hại cho sức khỏe nếu dùng không đúng cách và ngâm không khoa học. Rượu ngâm với giảo cổ làm rất tốt cho sức khỏe.
Bạn hãy lấy khoảng 1kg giảo cổ lam khô ngâm với 5 lít rượu. Nếu ngâm giảo cổ lam tươi thì nên ngâm 15kg với 10 lít rượu trắng.
Thời gian ngâm rượu là khoảng 1 tuần. Sau 1 tuần là bạn có thể sử dụng được rượu này. Sau khi ngâm, rượu cần phải đảm bảo tiêu chí thơm, ngon, có vị ngọt nhẹ tự nhiên.
Lưu ý khi ngâm rượu giảo cổ lam
Rượu ngâm giảo cổ lam chỉ có giá hỗ trợ điều trị hỗ trợ điều trị bệnh khi tìm được nguồn dược liệu chuẩn, ngâm đúng bài, đúng vị. Do đó, hãy chuẩn bị loại rượu dùng để ngâm giảo cổ lam phải với nồng độ từ 40 – 50 độ để giảo cổ lam tiết ra ra hết các chất có lợi. Rượu cũng cần chọn lọc kỹ vì nó quyết định chất lượng bình rượu. Bạn tuyệt đối không được dùng rượu không rõ nguồn gốc để ngâm.
Hãy để bình rượu ngâm ở nơi thoáng mát. Tốt nhất đặt trong hầm rượu để cân bằng tính âm dương, có lợi cho sức khỏe và bảo quản được lâu dài hơn.
Khi đã có rượu rồi thì cần lưu ý uống rượu một cách điều độ, tránh lạm dụng. Mỗi ngày chỉ nên uống từ một đến hai lần, mỗi lần 20 – 50ml.
Rượu thuốc không phải để uống cho say mà phải uống điều độ, đều đặn với liều lượng thích hợp thì làn da mới hồng hào, cơ thể mới tăng cường được sức đề kháng, tránh được nguy cơ cảm cúm, bổ can thận, bổ khí huyết, hỗ trợ điều trị lão hóa. Rượu ngâm giảo cổ lam cần tránh sử dụng cho những người bị loét dạ dày hoặc xơ gan
Xem thêm: Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây giảo cổ lam
Cách phân biệt giảo cổ lam thật giả
Giảo cổ lam có nhiều loại. Tuy vậy, loại giảo cổ lam chữa bệnh tốt nhất là loại 5 lá. Dựa vào hình dáng, màu sắc để phân biệt giảo cổ lam thật tươi. Với giảo cổ lam khô, dựa vào màu sắc, mùi vị để phân biệt.
Cách phân biệt giảo cổ lam thật giả tươi
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại giảo cổ lam khiến người tiêu dùng không khỏi băn khoăn nên dùng loại nào là tốt nhất cho sức khỏe. Việt Nam phổ biến có 3 loại là 3 lá, 5 lá, 7 lá. Trong đó, giảo cổ lam 3 lá khi tươi nhấm có vị ngọt, không đắng. Khi phơi khô có vị nhạt, không có mùi thơm, không có vị đắng, ít dùng trong y học và hiện còn đang nghiên cứu.
Giảo cổ lam 5 lá khi tươi nhấm có vị đắng, khi phơi khô dậy mùi thơm rất đặc trưng. Khi hãm với nước sôi có vị đắng trước ngọt sau và rất thơm ngon. Ở các nước Nhật Bản, Trung Quốc chỉ dùng giảo cổ lam 5 lá.
Giảo cổ lam 7 lá khi tươi nhấm có vị đắng. Khi pha uống có vị rất đắng, khó uống, không có mùi thơm. Hiện nay trên thế giới chưa thấy nơi nào dùng giảo cổ lam 7 lá để làm trà. Qua đây có thể khẳng định rằng giảo cổ lam 5 lá là loại tốt nhất trong các loại giảo cổ lam ở nước ta hiện nay.
Cách nhận biết giảo cổ lam thật giả khô
Giảo cổ lam khô khó nhận biết nhưng ta vẫn phân biệt được ở một số điểm sau:
- Mùi vị: Khi lấy 1 nhúm nhỏ giảo cổ lam giả để kiểm tra mùi, chúng ta sẽ không thấy mùi thơm, không có vị đắng.
- Màu sắc: Giảo cổ lam giả có màu sắc thâm đen. Giảo cổ lam thật có màu xanh tự nhiên.
- Hình dáng: Giảo cổ lam giả có dây to, nhìn kỹ nách lá sẽ không có tua cuốn.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang