Tang Ký Sinh
Vị thuốc Tang ký sinh là những đoạn thân cành hình trụ, dài 3-4cm, có phân nhánh, những mấu lồi là vết của cành và lá. Mặt ngoài màu nâu xám, có nhiều lỗ bì nhỏ, đôi khi có những vết nứt ngang. Chất cứng rắn. Mặt cắt ngang thấy rõ 3 phần: phần vỏ mỏng màu nâu, gỗ trắng ngà, ruột màu xám và xốp. Lá khô nhăn nhúm, nguyên hoặc bị cắt thành từng mảnh. Lá hình trái xoan, đầu và gốc phiến lá hơi nhọn.
Cây Tang ký sinh xanh
Bộ phận dùng: Cả thân cành, là và quả. Nhiều lá dày, màu lục, khô không mục nát là tốt.
Thu hái, sơ chế: Loại bỏ tạp chất, cắt ngắn, phơi khô trong bóng râm.
Tác dụng của Tang ký sinh:
– Chữa suy nhược thần kinh: Tang ký sinh, thục địa, hoài sơn, hà thủ ô, kim anh, liên nhục, mỗi vị 12g; quy bản, kỷ tử, thỏ ty tử, ngưu tất, đương quy, táo nhân, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
– Chữa đau lưng: Tang ký sinh 16g, cẩu tích 12g, ngưu tất 12g. Sắc uống trong ngày.
– Chữa đau bụng, động thai: Tang ký sinh 16g, cao ban long 10g (nướng cho thơm), lá ngải cứu 10g. Sắc uống làm 2-3 lần trong ngày.
– Chữa ho ra máu: Tang ký sinh 16g, thài lài tía 16g, rễ chuối hột 10g, rễ cỏ tranh 10g. Sắc uống ngày một thang.
– Chữa chân tay tê bại, tắc tia sữa: Tang ký sinh 16g, ngưu tất 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống ngày một thang.
– Chữa tăng huyết áp: Tang ký sinh 16g, chi tử, câu đằng, ngưu tất, ý dĩ, mã đề, mỗi vị 10g; xuyên khung, trạch tả, mỗi vị 8g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
– Chữa đại tiện ra máu, lưng gối đau: Tang ký sinh phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn mỗi lần uống 4g với nước ấm. Ngày 2-3 lần.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang