Cách dùng ba kích tím như thế nào? Cách rút lõi ba kích, ngâm rượu ba kích để có tác dụng tốt. Sơ chế, chế biến ba kích tím rừng tươi khô bằng cách nào? Cách sử dụng ba kích tím và cách uống rượu ba kích chữa bệnh yếu sinh lý, bệnh xương khớp. Lõi củ ba kích có độc không? Lưu ý khi dùng củ ba kích tím trị bệnh.
Cách dùng ba kích tím đúng đắn sẽ giúp dược liệu này phát huy được tác dụng. Cây ba kích còn có tên gọi khác là dây ruột già, chẩu phóng xì. Chúng mọc tự nhiên trong rừng và thường có nhiều ở khu vực vùng núi Quảng Ninh, Hà Giang.
Thân cây ba kích màu tím, mọc dạng cây leo. Bộ phận thường được dùng làm thuốc chính là rễ cây ba kích. Sử dụng ba kích là một trong những bí quyết tăng cường sức khỏe mà nhiều người áp dụng. Chính vì vậy, ba kích tím trở thành một trong những dược liệu được tìm mua phổ biến hiện nay.
Cách dùng ba kích tím như thế nào?
Ba kích có 2 loại là ba kích tím và ba kích trắng. Loại ba kích trắng ít được sử dụng hơn bởi có tác dụng không tốt bằng ba kích tím. Ngoài ra mùi vị ba kích trắng khá nhạt, không thơm, đậm mùi khi ngâm rượu.
Ba kích tím phải được sử dụng đúng cách thì mới có tác dụng. Ngược lại, nếu không biết cách dùng sẽ phản tác dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có nhiều cách dùng ba kích như:
- Ba kích tím tươi hoặc khô ngâm rượu.
- Ba kích sắc cùng các vị thuốc khác.
- Ba kích tím hầm.
Cách sơ chế ba kích tươi
Ba kích tươi sau khi được đào lấy củ sẽ đem đi sơ chế trước khi sử dụng:
- Củ ba kích đem rửa sạch, để ráo nước.
- Sau khi ráo thì tiến hành rút bỏ phần lõi ba kích. Đây là bước quan trọng trong sơ chế ba kích tươi.
Cách rút lõi ba kích tím bằng tay
Cách rút lõi này thường được áp dụng với loại ba kích tím tự trồng. Ba kích tím được nhiều người tự trồng để có thể thu hoạch trong khoảng 3 – 4 năm. Do thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn nên củ ba kích thường nhỏ và mềm. Vì vậy người dùng có thể dễ dàng rút lõi ba kích tươi bằng cách dùng dao chẻ như sau:
- Cách 1: Chẻ dọc ba kích thành 2 phần, sau đó dùng tay bóc lấy phần thịt vỏ, loại bỏ phần lõi.
- Cách 2: Ba kích tươi sau khi rửa sạch đem đi phơi nguyên củ trong 2 ngày nắng. Sau đó người dùng có thể lột phần vỏ ba kích một cách dễ dàng.
Rút lõi ba kích bằng cách đập dập
Đối với loại ba kích mọc trong rừng thì việc rút lõi sẽ khó khăn hơn. Bởi ba kích mọc trong rừng thường cứng và khó lột vỏ để bỏ lõi. Vì vậy mà nhiều người áp dụng phương pháp đập dập ba kích rừng. Với cách này có thể bỏ lõi ba kích nhanh chóng vì khi đập sẽ tách được lõi và vỏ ngay.
Ngoài ra, ba kích tím rừng khi tươi rất cứng chứ không mềm và nhiều nước như ba kích tự trồng. Vì vậy không nên phơi ba kích rừng rồi mới rút lõi, điều này sẽ khiến lõi và vỏ thịt ba kích dính vào nhau.
Rút lõi củ ba kích theo cách công nghiệp
Cách dùng ba kích tím theo phương pháp công nghiệp áp dụng với số lượng ba kích lớn. Ba kích được hấp hơi sao cho mềm phần vỏ để có thể rút lõi dễ dàng hơn.
Hướng dẫn ngâm rượu ba kích
Ba kích tươi hay khô đều có thể sử dụng để ngâm rượu. Tuy nhiên người dùng thường sử dụng loại ba kích tím khô bởi:
- Ba kích tím khô đã được làm sạch, rút bỏ lõi.
- Ba kích tím tươi khi ngâm rượu thường cần nhiều công đoạn sơ chế hơn ba kích khô.
Cách ngâm rượu ba kích tươi
Ba kích tươi được sơ chế như đã nói ở trên. Sau đó cho ba kích tươi vào bình thủy tinh rồi từ từ rót rượu nếp trắng loại từ 40 độ trở lên. Tỉ lệ ba kích và rượu là 1:5, cứ 1kg ba kích tươi ngâm với 5 lít rượu.
Cách ngâm rượu ba kích khô
Cách dùng ba kích tím khô ngâm rượu khác với ba kích tươi ở tỉ lệ rượu. Đối với ba kích khô thì nên ngâm 1kg ba kích với 7 lít rượu. Bởi ba kích khô đã bị rút hết nước.
Rượu ba kích đạt tiêu chuẩn là phải:
- Có màu sắc tím đẹp.
- Rượu không bị vẩn đục.
- Uống rượu ba kích xong không bị nhức đầu.
Các bài thuốc từ ba kích tím
Theo sách “Bản thảo hối”, ba kích là thuốc chữa huyết của thận kinh, bổ nguyên dương. Ba kích có thể kết hợp với hoàng bá, tri mẫu, tỏa dương, nhục thung dung. Dưới đây là một số cách dùng ba kích tím kết hợp với các vị thuốc khác chữa bệnh.
Cách dùng ba kích tím chữa huyết áp cao
Bài thuốc gồm:
- Ba kích, dâm dương hoắc, tri mẫu, tiên mao, hoàng bá, đương quy, mỗi vị 12g.
- Nước sạch 600ml
Sử dụng các vị thuốc trên sắc với nước đến khi còn 200ml thì tắt bếp. Chắt lấy nước thuốc, chia làm 3 bát uống 3 lần trong ngày. Cách dùng ba kích tím này nên được áp dụng trong 3 tháng.
Sử dụng ba kích tím chữa lưng gối mỏi
Khi có triệu chứng:
- Lưng và gối bị mỏi, đau.
- Sắc mặt xanh xao, nhợt nhạt.
- Lòng bàn tay, bàn chân lạnh.
Thì nên sử dụng bài thuốc ba kích tím sau:
- Ba kích, bổ cốt chỉ, tục đoạn mỗi loại 12g.
- Hồ đào nhục: 5 quả.
Sử dụng các nguyên liệu trên sắc với nước và uống trong ngày.
Ba kích tím chữa thận hư, yếu sinh lý
Sử dụng các vị thuốc:
- Ba kích, thục địa mỗi loại 15g.
- Kim anh, sơn thù du mỗi loại 12g.
Đem các vị thuốc sắc với nước, uống trong ngày. Đối với điều trị thận hư, đi tiểu nhiều lần thì ba kích tím kết hợp tang phiêu tiêu, thọ tu tự mỗi loại 12g. Sắc uống trong ngày.
Cách dùng ba kích tím bổ thận tráng dương
Cách dùng ba kích tím bổ thận khá cầu kỳ, bao gồm các nguyên liệu sau:
- Ba kích tím: 30g;
- Thịt trai: 300g;
- Gia vị, gừng tươi, nước.
Ba kích khô đem rửa sạch. Thịt trai làm sạch, thái thành miếng nhỏ. Cho ba kích, thịt trai vào nước dùng, đun sôi và hầm khoảng 3 giờ. Sau đó nêm gia vị và cho thêm gừng. Có thể sử dụng với cơm.
Chữa đau lưng do thận hư bằng ba kích
Nguyên liệu gồm:
- Ba kích 16g;
- Ngũ vị tử: 6g;
- Đảng sâm, thục địa, long cốt, nhục thung dung, cốt toái bổ mỗi loại 12g.
Các vị thuốc trên đem nghiền nhỏ thành bột mịn, sau đó luyện với mật ong làm hoàn. Mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần, mỗi lần dùng 12g chiêu với nước.
Chữa trị đau lưng, tê chân mỏi gối ở người già
Tán nhuyễn các nguyên liệu sau: Ba kích, nhục thung dung, xuyên tỳ giải, thỏ ty tử, đỗ trọng. Sau đó trộn các nguyên liệu với mật ong làm viên hoàn. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng 8g cùng nước ấm. Lưu ý tỷ lệ các vị thuốc bằng nhau.
Xem thêm: Rượu ba kích tím có tác dụng gì? Hướng dẫn ba kích tím ngâm rượu
Cách uống ba kích tím như thế nào?
Để cách dùng ba kích tím chữa bệnh yếu sinh lý, đau lưng mỏi gối… đạt hiệu quả như mong muốn, người dùng không nên tùy tiện sử dụng ba kích. Cần tham khảo ý kiến và tuân thủ chỉ định từ thầy thuốc để điều trị hiệu quả hơn.
Đối tượng sử dụng ba kích tím
Những đối tượng sau nên áp dụng cách dùng ba kích tím kết hợp với các bài thuốc hoặc ngâm rượu:
- Nam giới bị thận dương suy, mắc chứng di tinh, xuất tinh sớm, giảm khả năng tình dục.
- Nữ giới hiếm muộn hoặc hay bị đau bụng dưới.
- Người già nhức mỏi chân tay, đau gối, xương khớp.
- Người bị huyết áp cao.
Liều lượng uống ba kích mỗi ngày
Đối với rượu ba kích, mỗi ngày người dùng nên sử dụng 100 – 150ml rượu ba kích. Nên sử dụng đúng liều lượng để đạt hiệu quả tốt nhất. Không nên uống quá liều lượng bởi điều này sẽ gây tác dụng ngược lại. Sử dụng quá liều lượng dễ dẫn đến tình trạng khó xuất tinh, rối loạn cường dương.
Đối với các bài thuốc từ ba kích kết hợp với những vị thuốc khác trong Đông y, người dùng nên sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc. Không nên lạm dụng ba kích mỗi ngày hoặc sử dụng ba kích tùy tiện, bởi thảo dược trong Đông y có phát huy tác dụng hay không còn phụ thuộc vào cách dùng và cơ địa người dùng.
Lưu ý khi sử dụng ba kích tím
Để cách dùng ba kích tím nói trên đem lại nhiều công dụng, người dùng không nên bỏ qua những lưu ý quan trọng sau đây.
Ba kích ngâm bao lâu thì tím và uống được?
Rượu ba kích tím ngâm bao lâu thì có thể sử dụng được là thắc mắc của rất nhiều đấng mày râu. Thông thường, ba kích tím được đem ngâm rượu từ 2 – 3 tháng thì mới có thể dùng được. Đây là thời điểm ba kích có thể tiết ra các dược chất có trong thành phần của nó.
Tuy nhiên nhiều người cho rằng rượu ba kích tím càng ngâm lâu càng tốt. Ngâm càng lâu dược chất tiết ra càng nhiều, hương vị rượu sẽ đậm đà, thơm ngon hơn. Bên cạnh đó, rượu ba kích ngâm lâu thì có màu sắc óng ánh, hấp dẫn, bắt mắt hơn.
Vì vậy người dùng nên ngâm ba kích trong vòng 6 tháng trở lên. Có thể cho rượu ba kích hạ thổ để rượu ngấm và thơm hơn.
Không ngâm ba kích tím cả lõi?
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), khi ngâm rượu ba kích cần bỏ lõi, chỉ lấy lại phần thịt bởi:
- Phần vỏ thịt ba kích có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nam giới, đặc biệt là chức năng sinh lý.
- Phần lõi của ba kích không có tác dụng, thậm chí còn có thể gây liệt dương.
Ngoài ra, nhiều người sử dụng ba kích ngâm cả lõi thường gặp phải triệu chứng tim đập nhanh, cơ thể mệt mỏi, dễ say. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, người dùng nên loại bỏ phần lõi ba kích.
Đối tượng không nên uống ba kích tím
Một số đối tượng không nên uống ba kích tím như:
- Những người mắc các bệnh về gan, phải kiêng rượu thì không nên uống rượu ba kích.
- Nam giới mắc chứng khó xuất tinh. Bởi nếu sử dụng ba kích trong trường hợp này sẽ gây rối loạn cương dương, tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
- Nữ giới đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mắc chứng rong kinh, kinh nguyệt đến sớm.
- Những người âm hư quá vượng, mắc chứng đại tiện táo bón thì không nên dùng.
Xem thêm:
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang