Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Dây thìa canh có tác dụng gì? Cách dùng dây thìa canh chữa bệnh

Dây thìa canh có tác dụng gì và chữa bệnh gì? Tác dụng, công dụng của dây thìa canh với sức khỏe? Dây thìa canh có tác dụng chống béo phì, chữa bệnh tiểu đường, trị bệnh cao huyết áp? Dây thìa canh có tác dụng phụ không? Cách dùng dây thìa canh tránh tác dụng phụ? Uống dây thìa canh trong bao lâu thì có tác dụng? 

Dây thìa canh có tác dụng gì? Dây thìa canh qua nghiên cứu có nhiều công dụng tác dụng chữa bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp, hạ lipid máu… Theo tạp chí Dược học – Bộ Y tế số 391.

Dây thìa canh có đặc điểm gì?

Dây thìa canh là loại dây leo, cao từ 3 – 5 m.

  • Thân dây thìa canh:  Thân non màu xanh, phủ lông mịn. Thân già màu nâu, có lỗ vỏ, đường kính lỗ vỏ từ 0,5 – 1mm. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng hay hơi vàng.
  • Lá dây thìa canh:  Mọc đối, cuống dài 3 – 5mm, đường kính 2 – 3mm. Phiến lá hình bầu dục, dài 6 – 7cm, rộng 2,5 – 5cm, gốc thuôn, mép nguyên, ngọn nhọn, có 4 – 6 cặp gân phụ, rõ ở mặt dưới.
  • Hoa dây thìa canh: Kích thước nhỏ màu trắng hơi vàng, xếp thành xim dạng tán ở nách lá.
  • Quả dây thìa canh: Quả đại dài 5 – 6cm, rộng ở dưới, đường kính chỗ lớn nhất khoảng 1,5cm.
  • Hạt dây thìa canh: Hạt dẹp, dài 3mm, có mào lông màu trắng, dài khoảng 3 – 3,5cm, thường có khoảng 40 hạt trong một quả.

Từ những đặc điểm này, có thể vận dụng sử dụng dây thìa canh trong cuộc sống cũng như trong y học. Dây thìa canh có tác dụng gì cũng sẽ được giải đáp ở phần dưới đây.

Dây thìa canh có tác dụng gì?

Dây thìa canh là một loại thuốc quý có tên khoa học là Gymnema Sylvestre. Dây thìa canh thuộc loại cây dây leo, thân gỗ, được sử dụng phổ biến ở Ấn Độ, Trung Quốc hơn 2000 để trị bệnh nước tiểu ngọt mật. Dây thìa canh có tên gọi khác là Gurmar (kẻ hủy diệt đường).

Công dụng của dây thìa canh với sức khỏe

Trong dây thìa canh chứa hoạt chất chính là Gymnemic acid có tác dụng tăng tiết Insulin tuyến tụy, ức chế hấp thụ Glucose ở ruột. Từ đó làm tăng hoạt tính của men hấp thụ và sử dụng đường, giảm Cholesterol và Lipid máu.

Cho đến nay đã có hơn 70 nghiên cứu về tác dụng của dây thìa canh trên cả động vật và cơ thể người. Các nghiên cứu đưa ra cùng một kết quả là tác dụng giảm đường cực tốt của dây thìa canh.

Dây thìa canh có tác dụng gì với người tiểu đường

Với câu hỏi “Dây thìa canh có tác dụng gì?” Theo PGS.TS Trần Văn Ơn, Chủ nhiệm Bộ môn thực vật học, Đại Học Dược Hà Nội cho biết: Dây thìa canh chứa nhiều Acid Gymnemic có tác dụng ức chế hấp thu đường ở ruột sau ăn, giảm tân sinh đường trong gan. Đồng thời làm tăng khả năng sử dụng đường ở mô, cơ. Nhờ những cơ chế này, lượng đường vào máu giảm đi đáng kể, giúp ổn định đường huyết ở mức an toàn.

Ngoài ra, dây thìa canh giúp tái sinh tế bào bêta đảo tụy. Việc này giúp phục hồi chức năng tuyến tụy, tăng khả năng sản sinh Insulin và chuyển hóa đường của Insulin. Từ đó có thể ngăn ngừa biến chứng tiểu đường tốt hơn.

Chính vì vậy, dây thìa canh có tác dụng hạ đường huyết, ổn định đường huyết ở người cao huyết áp và mắc bệnh tiểu đường.

Dây thìa canh có tác dụng gì? Dây thìa canh có tác dụng trị béo phì, hạ đường huyết và giảm lipid máu.

Dây thìa canh có tác dụng gì? Dây thìa canh có tác dụng trị béo phì, hạ đường huyết và giảm lipid máu.

Tác dụng hạ Lipid máu của dây thìa canh

Các dịch chiết của dây thìa canh có khả năng chuyển hóa lipid, làm giảm các chất béo tiêu hóa được, tăng bài tiết Sterol trung tính và Sterol Acid qua phân. Ngoài ra, dây thìa canh còn giúp giảm tổng lượng Cholesterol toàn phần và Triglycerid trong huyết tương. Tác dụng này tốt cho những người thừa cân, béo phì trong quá trình giảm béo, giữ cân nặng ổn định.

Dây thìa canh có tác dụng chống béo phì
Các nhà khoa học Ấn Độ đã cho chuột béo sử dụng dây thìa canh để xem tác dụng xảy ra. Kết quả cho thấy chuột béo không còn cảm giác thèm ăn, cân nặng trở về mức chuẩn. Vì vậy, khi dây thìa canh có tác dụng hạ đường huyết đồng thời giảm đi lượng chất béo thừa trong cơ thể.

Các dược chất có trong dây thìa canh

Trong dây thìa canh được nghiên cứu có một số thành phần hóa học như Acid Gymnemic, một hoạt chất thuộc nhóm Saponin Triterpenoid, Formic Acid, Phytin, Resins, Lupeol…Ngoài ra, dây thìa canh còn chứa các thành phần khác như Anthraquinone, Acid Tartaric, Hentri-acontane, α và β- chlorophylls, d-quercitol, Pentatriacontane…

– Acid Gymnemic:

  • Có khả năng kích thích sản sinh tế bào Beta của tuyến tụy.
  • Cân bằng lượng đường huyết.
  • Acid gymnemic còn ức chế gan tân tạo glucose vào máu và kích thích các enzyme chịu trách nhiệm tiêu thụ đường.

– Peptide Gumarin:

  • Chất này khiến lưỡi không hấp thu được đường glucose, gây mất cảm giác ngọt. Tuy nhiên tác dụng này sẽ mất đi khi dược liệu được nấu chín hoặc phơi khô.

Xem thêm:

Tác dụng chữa bệnh tiểu đường của dây thìa canh – Báo Dân trí

Các thành phần dược chất trong dây thìa canh có tác dụng gì?

Cách dùng dây thìa canh tốt nhất tránh tác dụng phụ?

Ngoài câu hỏi “Dây thìa canh có tác dụng gì?”, người dùng cũng nên quan tâm đến cách dùng và tác dụng phụ của dây thìa canh.

Dây thìa canh có rất nhiều cách để sử dụng và khai thác giá trị của nó. Tuy nhiên, với mỗi thể trạng bệnh và đối tượng sử dụng khác nhau sẽ có những cách dùng không giống nhau.

Dùng cho người bị bệnh tiểu đường: Dùng 10g dây thìa canh với 500ml nước. Đun hỗn hợp trong 15 phút rồi tắt lửa. Chia phần nước làm 3 phần, uống sau bữa ăn nửa tiếng.

Hỗ trợ trị vết rắn độc cắn: Giã nát dây thìa canh đắp lên vết thương hoặc nấu nước uống.

Dùng lá (bỏ cả thân và rễ đi): Dùng dây thìa canh đun nước uống trị phong thấp tê bại, trĩ và các vết thương do dao.

Khi dùng dây thìa canh, người dùng có thể có những biểu hiện như nôn và long đờm. Đây là những dấu hiệu rất bình thường, do rễ cây dây thìa canh gây nên. Dây thìa canh không gây tác dụng phụ, tuy nhiên bạn không nên dùng quá liều và lạm dụng.

Cách sắc nước dây thìa canh

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • 1 ấm sắc nước bằng đất hoặc ấm điện;
  • 1.5 lít nước sạch;
  • 50g dây thìa canh phơi khô;

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Đem dây thìa canh rửa sạch bụi bẩn.
  • Bước 2: Cho 50g dây thìa canh vào ấm điện.
  • Bước 3: Đun cho đến khi sôi thì mở nhỏ lửa rồi đun thêm khoảng 15 phút là dùng được.
  • Bước 4: Chia phần nước dây thìa canh làm 3 phần và uống hết trong ngày, uống sau bữa ăn 30 phút. Bạn có thể để nước dây thìa canh vào tủ lạnh uống cho mát.

Cách hãm nước uống dây thìa canh

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • Bình giữ nhiệt hoặc tích pha trà tươi.
  • Một phích hoặc siêu đựng 1 lít nước sôi.
  • 50g dây thìa canh khô.

Cách thực hiện: 

  • Lấy 50g dây thìa canh khô đem rửa sạch với nước sạch.
  • Cho dây thìa canh vào bình (tích) pha trà.
  • Chế khoảng 200ml nước sôi vào bình rồi bỏ đợt nước đó đi (giống với tráng trà).
  • Chế 800ml nước sôi vào bình hãm rồi đậy kín, chờ khoảng 30 – 40 phút là dùng được.
  • Lượng nước hãm ta chia ra uống sau bữa ăn 30 phút.

Cách dùng dây thìa canh kết hợp với xạ đen

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Cây xạ đen 50g;
  • Dây thìa canh khô: 20g;
  • 1 lít nước sạch;
  • 1 bình giữ nhiệt hoặc phích nước nóng;

Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch các hỗn hợp trên, tráng qua nước đun sôi.

Bước 2: Đổ 1 lít nước sôi vào bình hãm trong khoảng 30 phút là dùng được.

Nước dây thìa canh hãm với lá xạ đen có vị thơm mát. Nhiều người có thể uống thay nước hàng ngày, thời gian dùng tốt nhất là sau khi ăn 20 – 30 phút.

Dây thìa canh có thể kết hợp với loại thuốc nào?

– Có thể dùng phối hợp với các loại thuốc, thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ bệnh đường huyết. Khi dùng thuốc nên cách 30 phút sau đó mới dùng dây thìa canh.

– Có thể dùng dây thìa canh với:

  • Giảo cổ lam;
  • Mướp đắng;
  • Nấm linh chi;

Đây đều là những loại thảo dược, thảo mộc khi dùng chung với dây thìa canh không gây nên tác dụng phụ, tốt cho người bệnh đường huyết.

Cách dùng dây thìa canh tốt cho sức khỏe là dùng hãm trà uống hàng ngày, sắc nước thuốc…

Xem thêm:

Cách dùng dây thìa canh trị bệnh

Những lưu ý khi sử dụng dây thìa canh

Vì dây thìa canh có tác dụng chủ yếu là hạ đường huyết, do vậy bạn cần sử dụng đúng liều lượng. Định lượng sử dụng dây thìa canh trong 1 ngày là khoảng: 40 – 50g/người/ngày. Khi sử dụng ta không nên dùng quá định lượng trên vì có thể gây hạ áp và hạ đường huyết quá mức. Việc này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.

Sử dụng dây thìa canh vào thời gian nào là tốt nhất?

Thời gian tốt nhất để sử dụng dây thìa canh là sau bữa ăn khoảng 20 phút. Bởi lúc này cơ thể mới nạp năng lượng, một lượng đường lớn được cơ thể hấp thụ và chuyển vào máu làm lượng đường máu tăng cao.

Sử dụng sau bữa ăn 20 – 30 phút sẽ giúp bạn ổn định được lượng đường huyết trong máu.

Uống dây thìa canh trong bao lâu thì có hiệu quả?

Hiện nay, tiểu đường hay bất kì bệnh nào khác cũng chưa điều trị được dứt điểm. Các loại thuốc, kể cả thuốc từ cây dây thìa canh cũng chỉ có tác dụng tăng tiết insulin ở tuyến tụy, giúp bệnh nhân ổn định đường huyết trong ngày. Do vậy, bạn cần phải sử dụng thuốc từ dây thìa canh hàng ngày và liên tục, không ngắt quãng. Hiệu quả của dây thìa canh đạt được trong 2 – 6 tháng sử dụng.

Phụ nữ mang thai có được dùng dây thìa canh không?

Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy dây thìa canh không ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Song chúng tôi vẫn khuyến cáo bệnh nhân, nếu đang mang thai không nên sử dụng bất cứ loại thuốc nào kể cả dây thìa canh để thai nhi phát triển một cách tốt nhất.

Phụ nữ cho con bú có nên dùng dây thìa canh không?

Dây thìa canh rất an toàn khi sử dụng, phụ nữ đang cho con bú vẫn sử dụng được bình thường nhưng với hàm lượng thấp. Phụ nữ đang cho con bú chỉ nên dùng 25g dây thìa canh/ngày/người.

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version