Giỏ hàng

Ngọc trúc với tác dụng của cây ngọc trúc và cách dùng hiệu quả là gì?

Ngọc trúc là gì? Tác dụng của cây ngọc trúc chữa bệnh gì: Trị bệnh mạch vành, ho sốt, đau thắt ngực,… Cách dùng cây ngọc trúc tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của ngọc trúc. Cách sử dụng rễ ngọc trúc sắc nước uống, bảo quản. Giá ngọc trúc bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây ngọc trúc.

Cây ngọc trúc là gì cùng hình ảnh và công dụng của cây ngọc trúc

Cây ngọc trúc là gì cùng hình ảnh và công dụng của cây ngọc trúc

Cây ngọc trúc là gì?

Ngọc trúc có tên khoa học là Polygonatum odoratum, thuộc chi Hoàng tinh (Polygonatum). Tại Việt Nam, cây thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi như Lào Cai, Sìn Hồ, Hà Giang,… hoặc được trồng để làm thuốc chữa bệnh.

Đặc điểm của cây ngọc trúc

  • Ngọc trúc là cây lâu năm, thân thảo, không phân nhánh, cao từ 30 – 90cm.
  • Thân rễ có các vết sẹo như hình dấu triện do cành rụng để lại.
  • Lá hình trứng, màu xanh lục, mùa thu chuyển sang vàng, dài từ 15 – 30cm. Lá cây có các đường gân song song, không phân nhánh đồng quy.
  • Hoa màu trắng hoặc vàng nhạt, hình chuông, mọc từng đôi trên cùng một cuống, chúc xuống đất. Mỗi hoa có 3 cánh dính với nhau thành một ống, dài từ 1,5 – 2cm, rộng khoảng 5 – 8cm. Hoa tự thụ phấn hay thụ phấn nhờ côn trùng.
  • Quả mọng tròn, màu xanh đen hoặc đỏ, hình cầu, có đường kính từ 1 – 7mm. Bên trong quả chứa từ 3 – 6 hạt vàng có chấm sáng.
  • Cây thường ra hoa vào tháng 5 – 7 và đậu quả vào mùa thu.

Thành phần dược chất của cây ngọc trúc

Cây ngọc trúc có vị ngọt, tính hơi hàn, chứa nhiều thành phần dược chất tốt cho sức khỏe như:

  • Chất convallarin rất hiệu quả với hệ tim mạch.
  • Các chất flavonoid như vitexin, vitexin 2 – glucoside, chelidonic acid và saponarin có tác dụng kháng viêm, làm chậm quá trình lão hóa.
  • Các khoáng chất như canxi, phốt pho, kali,… giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe.
  • Chất nhầy polygonum-fructan-O, A, B, C, D và các hoạt chất steroid saponin, polyfurosit,…
Đặc điểm cũng như thành phần dược chất của cây ngọc trúc

 Đặc điểm cũng như thành phần dược chất của cây ngọc trúc

Tác dụng của cây ngọc trúc

Tác dụng của cây ngọc trúc đã được chứng minh và khẳng định trong nhiều nghiên cứu. Loại cây này có khả năng ngăn ngừa và điều trị nhiều loại bệnh như:

  • Tăng lượng triglyceride và giảm mỡ máu, phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch.
  • Giúp tim khỏe mạnh, cải thiện tình trạng thiếu máu ở cơ tim.
  • Hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị căn bệnh tiểu đường.
  • Tiêu độc, giúp người dùng ngủ sâu và ngon giấc hơn.
  • Chữa đau nhức, phong thấp, chống viêm nhiễm ở miệng vết thương.
  • Điều trị đau họng, miệng khô, ho sốt.
  • Điều trị suy nhược cơ thể, ăn kém, đổ mồ hôi trộm.
  • Nhuận tràng, hỗ trợ sự hoạt động của hệ tiêu hóa và bài tiết.
  • Trị âm hư nội nhiệt, phế vị táo nhiệt (dạ dày và phổi khô nóng).
  • Điều trị bệnh đau mắt đỏ, hay nhìn thấy các đốm đen.
  • Bổ máu dưỡng ẩm, bồi bổ sức khỏe cho người bệnh và phụ nữ sau sinh.
  • Hiệu quả với bệnh nhân viêm teo niêm mạc dạ dày.
Tác dụng của cây ngọc trúc giúp điều trị bệnh rất hiệu quả

Tác dụng của cây ngọc trúc giúp điều trị bệnh rất hiệu quả

Cách dùng cây ngọc trúc

Cây ngọc trúc được dùng để sắc thuốc, ngâm rượu, nấu cao hoặc xông hơi đều rất tốt cho sức khỏe. Tùy vào mục đích chữa bệnh, người dùng có thể lựa chọn các cách khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách dùng cây ngọc trúc giúp tư âm nhuận phế

Cây ngọc trúc được xem như một trong những loại thảo dược tốt nhất để điều trị chứng âm hư nội nhiệt, ho khan, miệng khô, đau họng. Người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc từ loại cây này để chữa bệnh.

Bài thuốc 1

Nguyên liệu:

  • 12g ngọc trúc
  • 3 cây hành
  • 6g cát cánh, bạc hà
  • 4g bạch vị
  • 16g đậu xị
  • 3g chích thảo
  • 2 quả táo đỏ

Cách dùng: Sắc nước uống để trị âm hư, cảm mạo.

Bài thuốc 2

  • Nguyên liệu: Dùng thảo dược này (16g) với sa sâm, mạch môn đông (12g), cam thảo (8g).
  • Cách dùng: Sắc thuốc, ngày uống 1 thang giúp cải thiện chứng dạ dày khô nóng, đau họng, miệng khô.

Cách dùng cây ngọc trúc giúp hỗ trợ tim mạch

Ngọc trúc dùng để sắc nước uống hoặc nấu cao đều có tác dụng cường tim rất tốt.

Bài thuốc 1: Dùng dược liệu này kết hợp với 12g đương quy, tần cửu và cam thảo để sắc nước uống. Người bệnh sử dụng liên tục trong 1 tuần để trị chứng thấp tim.

Bài thuốc 2: Vị thuốc dùng sắc chung với mạch môn, bách hợp và thạch hộc có tác dụng kháng bệnh bạch hầu và viêm cơ tim.

Bài thuốc 3: Dùng cao để ngăn ngừa và điều trị co thắt mạch vành.

Cách dùng cây ngọc trúc giúp nhuận phế chỉ khái

Cách dùng cây ngọc trúc để trị ho, có đờm, họng khô được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Các bài thuốc đều rất đơn giản và đem lại hiệu quả tích cực cho người dùng.

Bài thuốc 1: Dùng vị thuốc này (20g) sắc nước với 16g ý dĩ nhân, 8g sa sâm. Người bệnh sử dụng đều đặn hàng ngày để điều trị ho lao, ho khan.

Bài thuốc 2: Để trị chứng phế vị táo nhiệt, họng khô, miệng khát, bệnh nhân nên sử dụng bài thuốc thang sa sâm mạch đông. Sắc thuốc gồm ngọc trúc, sa sâm, mạch môn, thiên hoa phấn, tang diệp, cam thảo uống hàng ngày. Những người bị nóng trong có thể thêm thảo dược địa cốt bì vào bài thuốc.

Xem thêm: Ngọc trúc có tác dụng gì?

Ngọc trúc ngâm rượu

Cây ngọc trúc có thể dùng ngâm rượu để tăng cường sức đề kháng và cải thiện sức khỏe cho người dùng.

  • Rửa sạch rễ cây, ủ mềm khoảng 8 giờ rồi thái khúc, ngâm rượu theo tỷ lệ 2 lít rượu/1kg thảo dược.
  • Chưng rượu 4 giờ rồi rót vào bình thủy tinh để uống dần.

Người dùng lưu ý mỗi bữa chỉ uống từ 1 – 2 chén hạt mít, không nên dùng quá nhiều dẫn đến say xỉn.

Hình ảnh cây ngọc trúc

Hình ảnh cây ngọc trúc trong tự nhiên

Hình ảnh cây ngọc trúc trong tự nhiên

Hình ảnh hoa ngọc trúc

Hình ảnh hoa ngọc trúc

Hình ảnh quả của cây ngọc trúc

Hình ảnh quả của cây ngọc trúc

Sử dụng cây ngọc trúc làm thuốc chữa bệnh

Sử dụng cây ngọc trúc làm thuốc chữa bệnh

Cách chế biến ngọc trúc

Cây ngọc trúc được chế biến theo nhiều cách, phù hợp với từng mục đích sử dụng của người dùng.

  • Dạng thái phiến: Dược liệu phơi khô, thái vát dài từ 3 – 5cm, dày khoảng 2 – 5mm để sắc thuốc.
  • Dạng chế mật ong: Đem tẩm mật ong, ủ trong 30 phút – 1 tiếng, sao vàng dưới lửa nhỏ đến khi có mùi thơm, sờ không dính tay là được.
  • Dạng chưng: Rửa sạch thảo dược, đồ từ 6 – 8 giờ, ủ 1 ngày 1 đêm. Lặp lại 2 – 3 lần cho đến khi thuốc có màu đen thì thái khúc dài 2 – 3cm.
  • Hầm nhừ, nấu canh, dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn để bồi bổ cơ thể.

Dù sử dụng theo cách nào thì người dùng cũng đều cảm nhận được sức khỏe cải thiện rất tốt.

Lưu ý khi sử dụng cây ngọc trúc

Cây ngọc trúc có nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng người dùng cũng cần lưu ý một số điểm sau:

  • Người có tỳ hư, đờm tích, ứ trệ không nên dùng.
  • Các trường hợp bị đầy trướng bụng, tiêu chảy, kiết lỵ cũng không sử dụng vị thuốc này.
  • Khi chế biến không dùng đồ sắt như dao, nồi, bình sắt.
  • Người âm thịnh dương suy (sợ rét, lạnh cóng chân tay) không nên dùng các bài thuốc từ thảo dược này.

Người bệnh tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc để tránh tác dụng phụ. Ngoài ra, cần sử dụng vị thuốc theo liều lượng phù hợp, tùy vào độ tuổi và tình trạng bệnh để đạt hiệu quả tốt nhất.

Giá ngọc trúc trên thị trường bao nhiêu tiền 1kg?

Ngọc trúc là một vị thuốc quý và thường được bán ở các nhà thuốc, phòng khám Đông y. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều kẻ xấu lợi dụng chà trộn các sản phẩm kém chất lượng để bán kiếm lời. Người dùng nếu mua phải thảo dược có nguồn gốc không rõ ràng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả điều trị. Vì vậy, cần lưu ý chọn các cơ sở uy tín, có giấy phép hoạt động để mua được hàng tốt.

Vị thuốc này trên thị trường có giá dao động từ 400.000 – 450.000 đồng/1kg.

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn có thêm hiểu biết về tác dụng và cách dùng của vị thuốc quý này. Người dùng nên cẩn thận khi chọn thảo dược để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng. Chúc các bạn và gia đình có nhiều sức khỏe.

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button