Mua chè dây chữa đau dạ dày, đau bao tử ở đâu uy tín, chất lượng? Hình ảnh các loại chè dây trên thị trường. Cách phân biệt chè dây bị mốc với phấn trắng trên chè. Chè dây mốc uống có độc hại không? Tác dụng phụ, tác hại của chè dây thật, giả. Hướng dẫn chọn mua chè dây tươi, khô. Giá chè dây bao nhiêu tiền 1kg?
Hướng dẫn chọn mua chè dây
Mua chè dây để chữa bệnh đau dạ dày, đau bao tử là phương pháp đơn giản, hiệu quả, lại tiết kiệm. Với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, chè dây hiện đang được bán nhiều trên thị trường.
Thị trường bán chè dây chữa bệnh dạ dày
Tác dụng chè dây trị đau dạ dày dẫn đến tình trạng bày bán tràn lan
Chè dây còn có tên khác là Thau rả (theo dân tộc Tày) hay Khau rả (theo dân tộc Nùng). Loại thảo dược này có vị ngọt, tính mát, được đồng bào dân tộc miền núi dùng như một vị thuốc chữa bệnh dạ dày. Bên cạnh đó, chè dây còn có công dụng an thần, trị mất ngủ rất hiệu quả.
Dưới sự phát triển của nền y học hiện đại, chè dây đã được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và áp dụng trong việc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
Theo kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Vũ Nam – trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Việt Nam, bệnh nhân đau thượng vị sau khi uống chè dây thì cơn đau giảm rất nhanh. Thời gian cắt cơn trung bình chỉ chỉ sau 8-9 ngày. Theo khảo sát, có hơn 90% bệnh nhân hết đau, thèm ăn và có cảm giác ngon miệng, người dễ chịu, ngủ ngon hơn. Đặc biệt, các nhà khoa học tiến hành nội soi trước và sau khi sử dụng chè dây, kết quả cho thấy, có tới gần 80% người bệnh liền sẹo. Như vậy có thể khẳng định, mua chè dây dùng có khả năng làm liền sẹo ổ loét dạ dày rất tốt.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, chè dây còn giúp làm sạch Helicobarter Pylori – một loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày, gây viêm loét. Hay với hàm lượng lớn flavonoid, chè dây giúp chống viêm niêm mạc dạ dày.
Xem thêm:
Cách dùng chè dây hiệu quả. Dùng chè dây thế nào chữa dạ dày tốt nhất?
Hỗn loạn thị trường mua bán chè dây thật, giả
Chè dây thường mọc hoang nhiều ở các vùng núi, đặc biệt là vùng núi phía Bắc, Trung và một số tỉnh ở Tây Nguyên. Trước những công dụng chữa bệnh hiệu quả, người ta bắt đầu tìm mua loại thảo dược này. Bởi vậy, chè dây bị săn lùng và khai thác đến suy kiệt. Trong khi đó, chè dây lại được bày bán tràn lan trên thị trường, không có sự kiểm soát.
Dạo quanh các khu chợ dược liệu, bạn có thể dễ dàng mua được cây thuốc chè dây. Tuy nhiên, khi được hỏi về nguồn gốc, đa số chủ tiệm đều không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ. Không chỉ ngoài thị trường thực tế, chè dây còn được rao bán “nhan nhản” trên các website, mạng xã hội. Chỉ cần gõ từ khóa “mua chè dây”, bạn sẽ nhận được hàng ngàn kết quả. Điều này khiến người dùng cảm thấy hoang mang trước nguy cơ mua phải sản phẩm giả, không chất lượng…
Do vậy, khi mua chè dây, bạn cần chọn địa chỉ bán uy tín, có thương hiệu, có giấy chứng nhận dươc liệu sạch, rõ nguồn gốc. Tốt nhất, bạn nên đến tận nơi trồng hoặc các cửa hàng thuốc Nam để mua thảo dược.
Giải đáp thắc mắc khi mua chè dây
Chè dây có lấm tấm trắng có phải là mốc không?
Khi mua chè dây, nhiều người quan sát thấy sản phẩm có các vết lấm tấm trắng. Những vết trắng này có phải là mốc không? Thật ra, đây không phải là bị mốc mà là đặc điểm đặc trưng của chè dây. Trong quá trình chế biến, nhựa chè dây chảy ra tạo thành một lớp phấn trắng phủ trên bề mặt.
Bạn có thể kiểm nghiệm bằng cách bẻ ngang cây chè tươi. Khi bẻ, bạn sẽ thấy một lớp nhựa trắng chảy ra. Do đó, khi đem phơi khô và ủ dệt men, lớp mủ trắng này khô lại và bám chặt lên thân và lá, tạo nên lớp phấn trắng mà nhiều người lầm tưởng là mốc. Theo các nhà khoa học, chè dây càng nhiều phấn chè thì chất lượng chè càng tốt.
Cách phân biệt chè dây có phấn trắng với chè dây mốc
Vậy làm cách nào để phân biệt chè dây bị mốc với chè có phấn trắng? Bạn có thể tham khảo cách nhận biết đơn giả sau:
Phân biệt chè dây tốt thông qua hình dáng và màu sắc:
- Chè dây chất lượng: Sau khi chế biến có màu xanh nhạt, không bị giòn. Cánh chè không bị vỡ vụn, dập nát. Đặc biệt, trên bề mặt có lớp phấn trắng sữa.
- Chè bị mốc có màu nâu tối. Chè bị nát vụn, cánh chè ẩm nên rất mềm. Phấn trắng bám trên lá và thân không rõ ràng, có màu đục.
Nhận biết thông qua mùi vị:
- Khi mua chè dây chất lượng, sản phẩm phải có mùi thơm nhẹ. Khi pha, nước trà có màu nâu xanh, vị ngọt nhẹ. Mùi vị của chè dây đậm đà.
- Chè bị mốc không có mùi vị, thậm chí còn có mùi ẩm mốc. Khi pha, nước trà có màu nâu, không ngọt nhẹ, vị khó uống.
Cách phân biệt chè đắng và chè dây như thế nào?
Chè đắng và chè dây có hình dạng tương đối giống nhau. Nếu không để ý, khi mua chè dây, người dùng rất dễ bị nhầm lẫn 2 loài thảo dược này.
Chè đắng | Chè dây | |
Tên gọi khác | Chè chôm, chè vua. | Song nho Quảng Đông, Chè Hoàng gia.
|
Mô tả hình ảnh |
|
|
Phân bố | Mọc rải rác trong rừng thường xanh, vùng núi đá vôi, ở ven suối hoặc trong rừng thưa… | Cây mọc hoang. Phân bố nhiều ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa BÌnh, Đồng Nai, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng… |
Công dụng |
|
|
Địa chỉ bán chè dây nguyên chất ở đâu?
Chè dây có công dụng chữa đau dạ dày tốt nếu bạn dùng nguyên chất. Chè dây là loại thảo dược mọc hoang trong rừng. Nếu tìm mua chè dây của những người đi rừng hái về làm thuốc uống, bạn sẽ không phải lo lắng vấn đề hàng giả. Thường, chè dây nguyên chất không có hóa chất, không có chất bảo quản. Do vậy, chất lượng chè dây được đảm bảo.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp không có điều kiện đến tận nơi trồng để mua, bạn có thể tìm mua trà túi lọc. Dạng chế phẩm này cũng tốt và rất thuận tiện. Tuy nhiên, mua chè dây túi lọc được quảng cáo nguyên chất 100% qua quá trình chế biến nhiều công đoạn có giữ được nguyên vẹn dược chất hay không?
Vì vậy, để thảo dược phát huy tối đa công dụng, bạn nên tìm mua chè dây nguyên chất 100%. Việc này giúp bạn dễ dàng kiểm chứng bằng mắt thường.
Lưu ý rằng, nếu mua sản phẩm trên các website, bạn cần chọn địa chỉ uy tín, có công khai giấy chứng nhận nguồn gốc, chất lượng dược liệu. Trước khi nhận hàng, nên kiểm tra kỹ hình ảnh chè dây để xác định thật giả.
Giá chè dây 1kg trên thị trường hiện nay
Hiện nay, trên thị trường, chè dây được bán dưới các dạng chính là:
- Chè dây dạng cao;
- Chè dây dạng túi lọc;
- Chè dây dạng túi bán theo cân.
Chè dây dạng cao
Chè dây dạng cao là một trong những chế phẩm được sử dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày. Dạng này được chiết xuất thành dạng con nhộng, dùng ở dạng uống.
Công dụng của loại chế phẩm này là:
- Hỗ trợ điều trị các bệnh viêm loét dạ dày;
- Khả năng diệt khuẩn HP mạnh do chè dây nồng độ cao và được cô đặc.
Giá chè dây dạng cao thường từ 80 – 90.000đ/hộp. Do dùng để chữa bệnh nên phải điều trị phải theo liệu trình.
Chè dây dạng túi lọc
Do cuộc sống bận rộn hiện nay, nhiều người không có thời gian để sắc nấu chè dây. Bởi vậy, nhiều hãng đã sản xuất chè dây dưới dạng túi lọc, rất thuận tiện cho người dùng.
Ưu điểm của chế phẩm loại này là có nồng độ phù hợp, khả năng trị bệnh tốt, có thể sử dụng lâu dài. Cả nhà có thể sử dụng thay nước uống hàng ngày để ngăn ngừa bệnh tiêu hóa. Dạng này có giá thành không quá cao, chỉ từ 45 – 50 ngàn đồng/kg.
Nhược điểm của chè dây túi lọc là không nguyên chất do được chế biến qua nhiều công đoạn. Nếu chỉ dùng chè dây để phòng ngừa bệnh tật thì nên chọn loại này.
Chè dây dạng túi bán theo cân
Dạng này được nhiều người mua về sử dụng. Giá thành thường từ 100 đến 150 ngàn đồng/kg. Chè dây bán theo túi thường được giới trung lưu hoặc những người về hưu mua về sắc uống.
Tuy nhiên, chè dây đóng theo túi thường không rõ nguồn gốc, dễ bị ngâm bằng chất bảo quản độc hại. Chất lượng không đồng đều. Nếu có nhu cầu mua chè dây loại này, bạn cần lựa chọn những cơ sở uy tín.
Xem thêm: Thuốc điều trị bệnh dạ dày từ dược liệu quý chè dây – Báo Sức khỏe và Đời sống
Bài viết trên đây đã hướng dẫn bạn cách chọn mua chè dây chất lượng và giải đáp những thắc mắc thường gặp. Với công dụng được khoa học chứng minh trên, chè dây chính là thảo dược tốt, tiết kiệm dành cho những người bệnh dạ dày. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang