Phòng tai biến mạch máu não rất đơn giản để tránh di chứng liệt, mất ý thức. Ngăn chặn đột quỵ hiệu quả với chế độ sinh hoạt thông minh giúp người cao tuổi an tâm vui sống.
Ai nên phòng tai biến mạch máu não?
Phòng tai biến mạch máu não (đột quỵ não) – hiện tượng xảy ra khi máu đột ngột không được cung cấp lên não do tắc nghẽn mạch máu hoặc vỡ mạch máu gây nên là việc mà ai cũng nên làm. Bởi hơn 50% người đột quỵ ở Việt Nam tử vong, 90% số người sống sót phải chịu những di chứng như liệt, nói ngọng, các bệnh về thần kinh khác.
Trong khi đó, số bệnh nhân đột nguỵ đang có xu hướng tăng mạnh và trẻ hoá. Nếu trước đây, đối tượng bị tai biến ở độ tuổi trên 50 – 60 thì nay, tỷ lệ mắc bệnh đã tăng cao cả ở nhóm 40 – 45 tuổi.
Tuy nhiên, theo bác sĩ, một số nhóm người có nguy cơ vỡ hoặc tắc nghẽn mạch máu cao cần quan tâm hơn đến việc phòng ngừa đột quỵ não. Trong khi việc phòng chống tai biến đơn giản hơn rất nhiều so với điều trị các di chứng sau khi bị tai biến.
- Người cao tuổi (trên 70 tuổi), đặc biệt là nam giới, bởi nguy cơ tai biến ở nam giới cao hơn gấp 4 lần so với nữ giới;
- Người có bệnh huyết áp cao;
- Người có bệnh tiểu đường;
- Người bị xơ vữa động mạch;
- Người bệnh tim, đặc biệt là bệnh về van tim, mạch vành rất dễ hình thành máu đông gây tắc nghẽn mạch máu não;
- Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia;
- Người áp lực căng thẳng kéo dài, lười vận động;
- Người béo phì;
- Người có thói quen ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ;
Phòng tai biến mạch máu não như thế nào?
Nguyên tắc phòng tai biến mạch máu não hiệu quả là cần ngăn chặn và làm tan máu đông. Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam, GS – BS Phạm Gia Khải nhận định. Để làm được điều này, việc áp dụng chế độ sống khoa học, phòng ngừa và điều trị các bệnh là nguy cơ gây tai biến là rất cần thiết. Dưới đây là một số điểm bạn cần áp dụng để tránh tai biến mạch máu não.
Ngăn chặn đột quỵ não bằng chế độ sống khoa học
Chế độ sống khoa học có thể phòng ngừa đột quỵ não hiệu quả đến 70%. Tai biến thường xuất phát từ bệnh tim, huyết áp và béo phì. Chế độ ăn giàu chất xơ, vitamin, tập thể dục đều đặn đảm bảo cơ thể khoẻ mạnh.
Bỏ thuốc lá – Tránh xa đột quỵ
Hút thuốc lá sẽ khiến tốc độ máu chảy trên não nhanh hơn hẳn bình thường, tạo áp lực cho thành mạch. Lâu ngày có thể gây xơ vữa mạch máu, các bệnh tim mạch và dẫn tới đột quỵ. Vì vậy, việc cai thuốc lá là rất cần thiết với mọi người, đặc biệt là đàn ông cao tuổi.
Hạn chế rượu, bia để chặn tai biến
Uống nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính gây bệnh tắc nghẽn mạch vành, cao huyết áp, tiểu đường. Nguy cơ đột quỵ do uống rượu bia quá mức lên tới 30%. Bạn chỉ nên uống không quá 1 lon bia (loại 330ml) hoặc 2 chén rượu (loại 30ml, 40 độ), không quá 4 lần mỗi tuần. Với người cao tuổi, nếu có thể bỏ hẳn được rượu bia sẽ có lợi cho sức khoẻ.
Chế độ ăn thông minh để phòng ngừa đột quỵ não
Bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin, chất xơ sẽ giúp tim mạch khoẻ mạnh, huyết áp ổn định. Bên cạnh đó, việc kiểm soát, loại bỏ lượng cholesterol xấu cũng hết sức cần thiết.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại nấm;
- Hạn chế thịt đỏ: thịt bò, thịt lợn, thịt dê… để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: chỉ nên ăn không quá 500g/ tuần, mỗi lần không quá 150g.
- Hạn chế đồ ăn nhiều cholesterol xấu: mỡ động vật, đồ ăn chiên rán…
- Hạn chế thức ăn khó tiêu hoá: khoai tây, lúa mạch, ngũ cốc…
- Kiểm soát lượng đường trong cơ thể: không ăn quá 37,5g đường với nam giới, không quá 20g đường với nữ giới.
Phòng chống tai biến nhờ hoạt động thể chất
Người thường xuyên vận động sẽ giảm thiểu đột quỵ hiệu quả hơn hẳn. Do tập thể dục đều đặn giúp cải thiện hệ tuần hoàn, tăng cường lượng oxy vào cơ thể. Bạn có thể chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như chạy bộ, đi xe đạp, leo núi… Ngoài ra, việc leo cầu thang cũng có tác động tốt với tim mạch giống như leo núi.
Nghỉ ngơi hợp lý giảm nguy cơ đột quỵ não
Tỷ lệ đột quỵ não ở người trẻ gia tăng chủ yếu do làm việc căng thẳng kéo dài. Do vậy, việc cân bằng giữa làm việc, nghỉ ngơi là cần thiết để đảm bảo sức khoẻ tốt. Ngoài ra, tập thiền hoặc yoga cũng có thể giúp loại bỏ căng thẳng, lấy lại tinh thần thư thái.
Chú ý sức khoẻ khi giao mùa tránh tai biến não
Với người lớn tuổi, đặc biệt là người từng bị tai biến cần đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ khi giao mùa. Do khí hậu thay đổi, cơ thể người cao tuổi hoặc người sức khoẻ kém không kịp thích nghi nên dễ xảy ra đột quỵ. Do vậy, trong thời gian này, người cao tuổi nên tránh làm việc nặng, tập thể thao vừa phải và ăn uống điều độ.
Thuốc uống chống tai biến
Người cao tuổi, có tiền sử bệnh cao huyết áp hoặc động mạch vành nên dùng aspirin. Thuốc có tác dụng phòng ngừa hình thành máu đông – ngăn ngừa tai biến mạch máu não hiệu quả. Liều lượng sử dụng là 75 – 100mg/ ngày. Ngoài ra, bệnh nhân có thể uống thêm thuốc kìm hãm tập tiểu cầu clopifogrel với liều lượng: 75mg/ ngày.
Lưu ý: Các thuốc nói trên cần được uống theo chỉ định của bác sĩ.
Kiểm soát lipid máu để chống đột quỵ
Người trên 45 tuổi cần chú ý phòng tai biến mạch máu não bằng việc phát hiện, điều trị rối loạn lipid máu. Lipid trong máu bao gồm cholesterol và triglycerides. Hiện tượng rối loạn lipid máu sẽ khiến hàm lượng mỡ trong máu cao gây cao huyết áp, xơ vữa mạch máu, gan nhiễm mỡ, béo phì… Để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, bạn nên làm xét nghiệm đo hàm lượng lipid trong máu định kỳ mỗi năm 1 – 2 lần.
Theo dõi huyết áp để phòng ngừa tai biến mạch máu não
Có đến 80% người cao tuổi bị tai biến mạch máu não xuất phát từ cao huyết áp. Do áp lực máu lên thành mạch quá lớn trong thời gian dài dẫn tới tắc nghẽn, vỡ mạch máu. Việc theo dõi, phát hiện huyết áp cao và điều trị kịp thời là rất cần thiết.
- Huyết áp ổn định: Huyết áp tâm thu nhỏ hơn 120mmgHg, huyết áp tâm trương nhỏ hơn 80mmgHg;
- Huyết áp cao: Huyết áp tâm thu lớn hơn 140mmgHg, huyết áp tâm trương lớn hơn 90mmgHg;
Bạn có thể xem các chỉ số nói trên qua máy đo. Nếu huyết áp thường xuyên đạt ngưỡng cao, nên đi khám càng sớm càng tốt.
Khám sức khoẻ định kỳ ngăn chặn nguy cơ tai biến
Để phòng tai biến mạch máu não hiệu quả, người bình thường nên khám sức khoẻ định kỳ mỗi năm 1 lần, với người cao tuổi là 6 tháng 1 lần. Bạn nên thực hiện một số khám, xét nghiệm dưới đây để phát hiện nguy cơ đột quỵ:
- Xét nghiệm máu đo chỉ số lipid, chỉ số đường huyết;
- Khám tim mạch;
- Kiểm tra trị số huyết áp;
- Xét nghiệm nước tiểu;
Tham khảo thêm: Phòng ngừa tai biến mạch máu não kịp thời – Báo Sức khoẻ & Đời sống
Xem thêm:
Phát hiện triệu chứng tai biến mạch máu não sớm và xử trí?
Phát hiện sớm các dấu hiệu tai biến mạch máu não và xử lý kịp thời sẽ giảm đến 80% nguy cơ tử vong. Theo Tiến sĩ – bác sĩ Lê Tự Phương Thảo – Trưởng Khoa Nội thần kinh – Huyết học thuộc Bệnh viện Nhân dân Gia Định nhận định, các triệu chứng đột quỵ có thể xuất hiện trước khoảng 7 ngày khi bị tai biến.
Triệu chứng tai biến mạch máu não
Để phòng tai biến mạch máu não tiến triển xấu, nên quan sát xem bản thân hoặc người nhà có những biểu hiện này hay không.
- Đột ngột đau đầu hoặc choáng váng. Do các cơn thiếu máu não nhẹ gây ra.
- Đột ngột nói ngọng hoặc rất khó diễn đạt khi nói;
- Gương mặt khó cử động, khó biểu cảm hơn bình thường;
- Bị mù trong khoảng 3 – 4 giây rồi lại bình thường;
- Bị tê bì, khó cử động chân hoặc tay;
- Bị hồi hộp, tim đập nhanh đột ngột sau đó lại bình thường;
Nếu ở giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể bị nói lú lẫn, co giật, buồn nôn và thậm chí là hôn mê.
Xử trí tai biến mạch máu não như thế nào?
Nếu phát hiện người nhà có những biểu hiện đột quỵ nói trên, việc cần làm là gọi cấp cứu càng nhanh càng tốt. Bởi các tổn thương tế bào não do tai biến không thể phục hồi. Nếu gặp người bị đột quỵ não, bạn cần phải thật bình tĩnh và chú ý các bước sau đây:
- Đỡ lấy bệnh nhân, không để họ ngã bị thương;
- Đặt bệnh nhân nằm xuống nơi thoáng, bằng phẳng. Nếu bị nôn, nghiêng người bệnh sang một bên và móc hết đờm, dịch trong miệng để bệnh nhân dễ thở.
- Hạn chế di chuyển bệnh nhân, tuyệt đối không lay người bệnh nhân để tránh diễn biến xấu;
- Nới lỏng quần áo để bệnh nhân dễ thở;
- Gọi ngay xe cấp cứu;
- Ưu tiên bệnh viện gần nhà được phép điều trị tai biến. Bởi việc di chuyển xa có thể khiến tình trạng bệnh nhân tiến triển xấu.
- Không tự ý cho uống hay nhỏ bất cứ loại thuốc, nước nào, việc này không có hiệu quả mà còn làm khiến người bệnh sặc, ngạt thở.
Phòng tai biến mạch máu não bằng nấm lim xanh
Phòng tai biến mạch máu não bằng nấm lim xanh được nhiều gia đình lựa chọn cho người thân. Trong nấm lim Thanh-Thiết-Bảo-Sinh chứa nhiều dược chất quý với công dụng làm tan các khối máu đông, hạn chế nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, ngăn ngừa đột quỵ não.
Nấm lim cũng được dùng để điều trị, điều trị ngăn ngừa tái phát tai biến mạch máu não. Theo nghiên cứu, nấm có tác dụng phục hồi ý thức, chữa trị các di chứng như liệt, mất kiểm soát hệ vận động trong cơ thể.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang