Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Ba kích tím có tác dụng của ba kích tím và cách dùng chữa bệnh ra sao?

Ba kích tím là gì? Tác dụng của ba kích tím chữa bệnh gì: tăng cường sinh lý. Cách dùng ba kích ngâm rượu tránh tác dụng phụ của ba kích tím. Hướng dẫn ngâm rượu ba kích tím tươi, khô Quảng ninh. Giá ba kích tím bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu? Hình ảnh ba kích tím như thế nào? Cách phân biệt ba kích thật với ba kích giả…

Hình ảnh ba kích tím cùng tác dụng chữa bệnh và giá tiền của ba kích

Hình ảnh ba kích tím cùng tác dụng chữa bệnh và giá tiền của ba kích

Ba kích là gì?

Ba kích tím là một thảo dược được đánh giá có công dụng tốt và thành phần dược chất hữu ích cho sức khỏe chúng ta. Hiện nay, ba kích tím được sử dụng nhiều trong Đông y. Đây được coi là vị thuốc chữa bệnh huyết áp, tim mạch, thận hư, hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả.

Nói đến ba kích tím không thể nào bỏ qua được cách sử dụng ngâm rượu. Ba kích được sơ chế cẩn thận, ngâm cùng rượu gạo giúp nam giới tăng cường sức khỏe. Rượu ba kích thơm ngon, bổ dưỡng, hạn chế và phòng tránh được nhiều bệnh lý trong cơ thể.

Hình ảnh ba kích tím như thế nào?

Ba kích được tìm thấy và bán nhiều tại các tỉnh vùng núi trung du phía Bắc và Tây Bắc như: Sapa (Lào Cai), Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang… Sau khi trồng ba kích tím được 3 năm thì mới có thể thu hoạch. Đây là loại rễ ngâm rượu được lòng các quý ông trong việc cải thiện chuyện chăn gối. Tuy nhiên nhiều người khi lựa chọn mua ba kích tím mà không rõ hình ảnh về loại cây này, bởi vậy dễ mua phải những loại cây không có tác dụng chữa bệnh.

Mô tả về cây ba kích

Ba kích tím có tên gọi khác là dây ruột già, chẩu phóng xì (Quảng Ninh), sáy cáy (Thái), thao tày cáy (Tày), ba kích thiên (Trung Quốc)…

Tên khoa học của ba kích tím là Morinda officinalis stow. Một cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae). Đây là dạng cây thân thảo, sống nhiều năm.

  • Ngọn ba kích: Có cạnh, màu tím. Ngọn non có màu tím, nhiều lông tơ nhỏ phía trên lá, mặt phía sau lá nhẵn.
  • Cành ba kích non có cạnh, lá mọc đối nhau hình mác hoặc hình bầu dục thuôn nhọn. lá cứng dài từ 6cm đến 14cm và có chiều rộng từ 2,5cm đến 6cm. Khi non mầm ba kích có màu xanh lục, khi già thì có màu trắng giống như mốc. Lá mỏng ôm sát với thân.
  • Phiến lá ba kích cứng, có lông tập trung ở mép và ở gân. Khi già ít lông hơn, dài 6 – 15cm, rộng 2,5 – 6cm, cuống ngắn. Lá mỏng ôm sát vào thân.
  • Hoa ba kích: Tập trung thành tán ở đầu cành, lúc mới nở màu trắng, sau hơi vàng. Tràng hoa liền, phía dưới thành ống ngắn.
  • Quả ba kích: Có hình cầu, có cuống riêng rẽ. Khi chín quả có màu đỏ cam.
  •  Mùa hoa ba kích từ tháng 5 đến tháng 6 còn mùa quả từ thánh 7 đến tháng 10.

Hình ảnh ba kích tím như thế nào và mô tả về cây ba kích tím

Củ ba kích và công dụng dược liệu

Củ ba kích (rễ của cây ba kích) có công dụng rất tốt dùng để làm thuốc trong nhiều bài thuốc quý, bản thân củ ba kích tím đã là 1 vị thuốc quý. Củ dài trên 5cm có đường kính khoảng 5mm nếu ngoài tự nhiên, ba kích trồng có thể to và dài hơn. Vỏ ngoài màu nâu hoặc hống nhạt có vân dọc bên trong.

Bên trong ruột là màu tím có vị ngọt thanh. Ba kích thường được sấy khô lên để làm các vị thuốc hoặc được ngâm tươi để thành rượu ba kích tím.

Ba kích tím có tác dụng gì? 

Ngoài tác dụng trong việc cải thiện chức năng sinh lý nam giới, ba kích tím còn chứa nhiều thành phần dược chất giúp điều trị nhiều căn bệnh hiệu quả.

Một số tác dụng của ba kích tím

Thành phần dược chất trong ba kích tím có tác dụng gì? 

Ba kích là vị thuốc quý có tác dụng ôn thận, trợ dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp. Tác dụng đặc biệt này mà ba kích có được là nhờ các hoạt chất quý có trong vị thuốc này. Một trong những hoạt chất tạo nên tác dụng đặc biệt của ba kích tím đó là chất anthraglucozit.

Trong ba kích có gentianine, carpaine, choline, trigonelline, díogenin, yamogenin, gitogenin, tigogenin, vitexin, orientin, quercetin, luteolin, vitamin B1, morindin, vitamin C…

Thành phần hóa học trong rễ ba kích có chứa các anthraglucosid, iridoid glucoside, các sterol, các chất vô cơ như Na, Mg, Fe, Cu, Zn… tinh bột, đường, acid hữu cơ, tinh dầu, vitamin C.

Trong rễ ba kích khô có acid hữu cơ, đường, nhựa, anthraglucoside, phytosterol, 1 ít tinh dầu, morindin. Rễ tươi có vitamin C (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam), ba kích khô thì không.

Hoạt chất Anthraglucozit trong ba kích tím

Anthraquinon là những dẫn chất của dixeton-Anthraxen. Anthraquinon là sản phẩm thủy phân Anthraglucozit.

Tính chất của anthraglucozit cũng khác nhau tuỳ theo nó ở dạng oxy hóa hay khử. Ở dạng khử, anthraglucozit còn có tác dụng sinh lý mạnh hơn dạng oxy hoá, do vậy ba kích có tác dụng kích thích tình dục rất mạnh mẽ.

Hoạt tính của Anthraquinon từ ba kích tím

Trong củ ba kích có chứa hoạt tính anthraquinon với tác dụng thanh nhiệt, hạ hoả, giải độc, ích thận, cường gân cốt. Ðược dùng để bổ thận, tráng dương, ích tinh, mạnh gân cốt, trừ phong thấp. Ngoài ra, anthraquinon còn giúp giảm đau, trị viêm da, ngăn ngừa tối đa sự xâm nhập của các độc tố, vi khuẩn.

Tác dụng nhuận tràng, hạ hỏa, giải độc, hoạt huyết, tác dụng lợi mật, cầm máu, kháng khuẩn, lợi tiểu, bảo vệ gan và giảm cholesterol máu. Bởi vậy, ba kích còn được dùng làm thuốc chữa huyết áp cao và giảm cholesterol máu.

Các Acid hữu cơ trong ba kích

Trong củ ba kích tím còn chứa nhiều axit hữu cơ bổ dưỡng và rất cần thiết cho cơ thể. Các axit hữu cơ này là những thành phần giúp tăng cường sức khoẻ và gián tiếp góp phần nâng cao khả năng tăng cường sinh lý. Có thể nói, ba kích là vị thuốc bổ rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là các đấng mày râu muốn cải thiện chức năng sinh lý.

Các sinh tố vitamin C từ ba kích tím

Theo một số nghiên cứu gần đây đến 70% dân số ở Việt Nam thiếu vitamin C. Vì vậy Vitamin C rất quan trọng cho cơ thể. Ba kích tím có thể giúp cơ thể bạn cải thiện tình trạng thiếu Vitamin C đáng kể. Ba kích tím giúp loại bỏ mụn, nóng trong người và bổ sung collagen cho việc tái tạo da.

Ba kích tím chữa yếu sinh lý có hiệu quả hay không?

Ba kích tím tốt cho sinh lý của cả nam và nữ, giúp tăng cường sức khỏe. Đây là một trong những công dụng nổi trội của ba kích tím.

Ba kích tím bổ thận tráng dương cho nam giới

Trong Đông y, ba kích tím là cây thuốc nam trị yếu sinh lý hiệu quả. Tính ấm, vị hơi cay, nó có tác dụng ôn thận, mạnh gân cốt, trợ dương, trừ phong thấp. Củ ba kích tím hỗ trợ điều trị các triệu chứng sinh lý nam giới sau:

  • Tăng cường chức năng sinh lý nam giới.
  • Bổ sung các loại khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Bổ thận tráng dương, kiện gân cốt.
  • Trị bệnh yếu sinh lý.
  • Kéo dài thời gian quan hệ, trị bệnh xuất tinh sớm.
  • Tăng cường khả năng cương dương.

Tuy không làm thay đổi tinh dịch nhưng ba kích tím có tác dụng hỗ trợ, cải thiện hoạt động sinh dục, điều trị vô sinh cho những nam giới suy nhược thể lực. Với các trường hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, không có tinh trùng, không xuất tinh khi giao hợp thì sử dụng ba kích tím chưa thấy kết quả.

Xem thêm: Ba kích: Bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý

Tăng cường sinh lực nhờ ba kích tím

Ba kích có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể với các yếu tố độc hại. Ba kích tím có tác dụng tăng cường sức khỏe với người tuổi già. Biểu hiện tuổi già như mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít, gầy yếu, đau mỏi các khớp… Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt, thể hiện qua những cảm giác chủ quan như đỡ mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân nặng, tăng cơ lực.

Nam giới sử dụng rượu ngâm ba kích tím để tăng cường sinh lực

Đối tượng nên sử dụng rượu ngâm ba kích tím

  • Người già đau nhức xương khớp, chân tay tê mỏi.
  • Người có triệu chứng yếu sinh lý: Liệt dương, vô sinh, xuất tinh sớm…
  • Người bệnh bị suy giảm chức năng tình dục.
  • Người khỏe mạnh nhưng vẫn muốn tăng cường sinh lý.
  • Người không mắc chứng bệnh về gan và thận.

Cách dùng ba kích tím như thế nào?

Ba kích có 2 loại là ba kích tím và ba kích trắng. Loại ba kích trắng ít được sử dụng hơn bởi có tác dụng không tốt bằng ba kích tím. Ngoài ra mùi vị ba kích trắng khá nhạt, không thơm, đậm mùi khi ngâm rượu.

Ba kích tím phải được sử dụng đúng cách thì mới có tác dụng. Ngược lại, nếu không biết cách dùng sẽ phản tác dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có nhiều cách dùng ba kích như:

  • Ba kích tím tươi hoặc khô ngâm rượu.
  • Ba kích sắc cùng các vị thuốc khác.
  • Ba kích tím hầm.

Cách sơ chế ba kích tươi

Ba kích tươi sau khi được đào lấy củ sẽ đem đi sơ chế trước khi sử dụng:

  • Củ ba kích đem rửa sạch, để ráo nước.
  • Sau khi ráo thì tiến hành rút bỏ phần lõi ba kích. Đây là bước quan trọng trong sơ chế ba kích tươi.
Cách rút lõi ba kích tím bằng tay

Cách rút lõi này thường được áp dụng với loại ba kích tím tự trồng. Ba kích tím được nhiều người tự trồng để có thể thu hoạch trong khoảng 3 – 4 năm. Do thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn nên củ ba kích thường nhỏ và mềm. Vì vậy người dùng có thể dễ dàng rút lõi ba kích tươi bằng cách dùng dao chẻ như sau:

  • Cách 1: Chẻ dọc ba kích thành 2 phần, sau đó dùng tay bóc lấy phần thịt vỏ, loại bỏ phần lõi.
  • Cách 2: Ba kích tươi sau khi rửa sạch đem đi phơi nguyên củ trong 2 ngày nắng. Sau đó người dùng có thể lột phần vỏ ba kích một cách dễ dàng.
Rút lõi ba kích bằng cách đập dập

Đối với loại ba kích mọc trong rừng thì việc rút lõi sẽ khó khăn hơn. Bởi ba kích mọc trong rừng thường cứng và khó lột vỏ để bỏ lõi. Vì vậy mà nhiều người áp dụng phương pháp đập dập ba kích rừng. Với cách này có thể bỏ lõi ba kích nhanh chóng vì khi đập sẽ tách được lõi và vỏ ngay.

Ngoài ra, ba kích tím rừng khi tươi rất cứng chứ không mềm và nhiều nước như ba kích tự trồng. Vì vậy không nên phơi ba kích rừng rồi mới rút lõi, điều này sẽ khiến lõi và vỏ thịt ba kích dính vào nhau.

Rút lõi củ ba kích theo cách công nghiệp

Cách dùng ba kích tím theo phương pháp công nghiệp áp dụng với số lượng ba kích lớn. Ba kích được hấp hơi sao cho mềm phần vỏ để có thể rút lõi dễ dàng hơn.

Hướng dẫn ngâm rượu ba kích

Ba kích tươi hay khô đều có thể sử dụng để ngâm rượu. Tuy nhiên người dùng thường sử dụng loại ba kích tím khô bởi:

  • Ba kích tím khô đã được làm sạch, rút bỏ lõi.
  • Ba kích tím tươi khi ngâm rượu thường cần nhiều công đoạn sơ chế hơn ba kích khô.

Ba kích tím ngâm rượu là phương pháp sử dụng được nhiều người yêu thích

Cách ngâm rượu ba kích tươi

Nguyên liệu:

  • Ba kích tím tươi: 1kg
  • Rượu trắng: 2 – 4 lít
  • Bình thủy tinh

Cách ngâm: Ba kích tím tươi đem rửa sạch rồi phơi ráo nước. Tách bỏ phần lõi, chỉ giữ lại phần thịt củ. Cho tất cả nguyên liệu vào bình thủy tinh. Ngâm sau 60 ngày là có thể sử dụng được.

Cách ngâm rượu ba kích khô

Ngày nay người dùng ít sử dụng ba kích khô ngâm rượu bởi ba kích khô được làm giả rất nhiều. Trên thị trường, ba kích khô từ Trung Quốc được bày bán tràn lan. Nếu chẳng may mua phải ba kích khô kém chất lượng sẽ dẫn đến nguy hại khi sử dụng. Nếu mua được đúng củ ba kích tím khô chuẩn thì rượu rất ngon và thơm.

Trước khi ngâm rượu, người dùng lấy củ ba kích thái nhỏ. Đem tất cả lượng ba kích đã thái nhỏ cho lên chảo sao vàng trong khoảng 15 phút. Nếu người dùng không thích sao vàng thì có thể đem trực tiếp củ ba kích tím ra phơi khô trực tiếp dưới nắng.

Nguyên liệu:

  • Ba kích khô: 1kg
  • Rượu trắng: 8 – 9 lít
  • Bình thủy tinh

Cách ngâm:

Bình ngâm rượu đem rửa sạch lau khô. Đem ba kích khô cho vào bình cùng với rượu trắng đã chuẩn bị. Đậy kín nắp ngâm trong thời gian 3 tháng là có thể sử dụng được. Rượu ba kích tím khô càng ngâm lâu càng có vị ngon và thơm hơn.

Cách nấu ba kích tím cho người không uống được rượu

Theo sách “Bản thảo hối”, ba kích là thuốc chữa huyết của thận kinh, bổ nguyên dương. Ba kích có thể kết hợp với hoàng bá, tri mẫu, tỏa dương, nhục thung dung. Dưới đây là một số cách dùng ba kích tím kết hợp với các vị thuốc khác chữa bệnh. Người dùng có thể áp dụng cách dưới để uống ba kích khi không uống được rượu ngâm.

Cách dùng ba kích tím chữa huyết áp cao

Bài thuốc gồm:

  • Ba kích, dâm dương hoắc, tri mẫu, tiên mao, hoàng bá, đương quy, mỗi vị 12g.
  • Nước sạch 600ml

Sử dụng các vị thuốc trên sắc với nước đến khi còn 200ml thì tắt bếp. Chắt lấy nước thuốc, chia làm 3 bát uống 3 lần trong ngày. Cách dùng ba kích tím này nên được áp dụng trong 3 tháng.

Sử dụng ba kích tím chữa lưng gối mỏi

Khi có triệu chứng:

  • Lưng và gối bị mỏi, đau.
  • Sắc mặt xanh xao, nhợt nhạt.
  • Lòng bàn tay, bàn chân lạnh.

Thì nên sử dụng bài thuốc ba kích tím sau:

  • Ba kích, bổ cốt chỉ, tục đoạn mỗi loại 12g.
  • Hồ đào nhục: 5 quả.

Sử dụng các nguyên liệu trên sắc với nước và uống trong ngày.

Ba kích tím chữa thận hư, yếu sinh lý

Sử dụng các vị thuốc:

  • Ba kích, thục địa mỗi loại 15g.
  • Kim anh, sơn thù du mỗi loại 12g.

Đem các vị thuốc sắc với nước, uống trong ngày. Đối với điều trị thận hư, đi tiểu nhiều lần thì ba kích tím kết hợp tang phiêu tiêu, thọ tu tự mỗi loại 12g. Sắc uống trong ngày.

Cách dùng ba kích tím bổ thận tráng dương

Cách dùng ba kích tím bổ thận khá cầu kỳ, bao gồm các nguyên liệu sau:

  • Ba kích tím: 30g;
  • Thịt trai: 300g;
  • Gia vị, gừng tươi, nước.

Ba kích khô đem rửa sạch. Thịt trai làm sạch, thái thành miếng nhỏ. Cho ba kích, thịt trai vào nước dùng, đun sôi và hầm khoảng 3 giờ. Sau đó nêm gia vị và cho thêm gừng. Có thể sử dụng với cơm.

Chữa đau lưng do thận hư bằng ba kích

Nguyên liệu gồm:

  • Ba kích 16g;
  • Ngũ vị tử: 6g;
  • Đảng sâm, thục địa, long cốt, nhục thung dung, cốt toái bổ mỗi loại 12g.

Các vị thuốc trên đem nghiền nhỏ thành bột mịn, sau đó luyện với mật ong làm hoàn. Mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần, mỗi lần dùng 12g chiêu với nước.

Uống ba kích tím như thế nào?

Để cách dùng ba kích tím chữa bệnh yếu sinh lý, đau lưng mỏi gối… đạt hiệu quả như mong muốn, người dùng không nên tùy tiện sử dụng ba kích. Cách uống loại thảo dược như thế nào? Cần tham khảo ý kiến và tuân thủ chỉ định từ thầy thuốc để điều trị hiệu quả hơn.

Đối với rượu ba kích, mỗi ngày người dùng nên sử dụng 100 – 150ml rượu. Sử dụng quá liều lượng dễ dẫn đến tình trạng khó xuất tinh, rối loạn cường dương.

Đối với các bài thuốc từ ba kích kết hợp với những vị thuốc khác trong Đông y, người dùng nên sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc. Không nên lạm dụng ba kích mỗi ngày hoặc sử dụng ba kích tùy tiện, bởi thảo dược trong Đông y có phát huy tác dụng hay không còn phụ thuộc vào cách dùng và cơ địa người dùng.

Cách chọn mua củ ba kích tím tốt nhất

Thay vì băn khoăn mua ba kích tím ở đâu thì việc biết cách chọn mua, phân biệt ba kích tím với các loại khác giúp bạn yên tâm hơn khi sử dụng thảo dược này. Bởi ba kích tím rất dễ nhầm lẫn với ba kích trắng. Mặc dù cả hai đều rất tốt cho sức khoẻ nhưng ba kích tím được đánh giá có tác dụng dược tính cao hơn.

Ngoài ra, ba kích tím cũng rất dễ nhầm lẫn với các loại rễ như sâm cau đỏ, hà thủ ô… Đặc biệt, có rất nhiều gian thương trà trộn các loại rễ cây không rõ nguồn gốc để giả làm ba kích. Người tiêu dùng cần cảnh giác khi chọn mua.

Cách phân biệt ba kích tím với ba kích trắng

Ba kích tím và trắng có hình dạng gần giống nhau. Nếu không phải là người sử dụng thảo dược này thường xuyên thì rất khó để phân biệt. Nếu quan sát kĩ, bề ngoài ba kích trắng sẽ có màu trắng nhạt, còn ba kích xám sẽ có màu xám.

Ruột ba kích trắng có màu trắng, còn ruột ba kích tím có màu tím nhạt. Tuy nhiên ba kích sau khi phơi khô thường rất khó phân biệt. Ba kích trắng ngâm rượu sẽ có màu tím nhạt, còn ba kích tím ngâm rượu sẽ thấy màu tím đậm hoặc tím than.

Ba kích tím và ba kích trắng

Cách nhận biết ba kích rừng với ba kích Trung Quốc

Ba kích Trung Quốc thường có hình dáng rất bắt mắt và được rút lõi sẵn. Tuy nhiên, ba kích Trung Quốc không có nhiều công dụng, thậm chí có thể gây ra tác dụng phụ. Một số yếu tố để phát hiện ba kích Trung Quốc:

  • Không có lõi;
  • Củ tròn;
  • Nhỏ hơn so với ba kích Việt Nam;
  • Thường được cắt nhỏ thành các khúc khoảng 5cm;
  • Do đã trải qua hấp nên rất nhỏ;
  • Gần giống với củ tam thất;

Củ ba kích rừng thường rất dày, có lõi ở bên trong và chia làm nhiều đốt khác nhau.

Cách nhận biết ba kích rừng và trồng

Mua ba kích tím ở đâu cũng có, nhưng không phải ai cũng phân biệt được ba kích rừng và trồng. Ba kích tím đang được trồng khá phổ biến ở nước ta. Mặc dù cũng rất tốt cho sức khoẻ, nhưng ba kích tím trồng có hàm lượng dược tính không cao như ba kích rừng. Bạn có thể mua được ba kích tím trồng bất cứ thời điểm nào trong năm.

Đặc điểm dễ nhận dạng nhất của ba kích rừng là hình dáng thường cong queo, đường kính khoảng 1.5cm và có nhiều đốt thắt. Củ ba kích tím rất cứng, ruột có màu tím, phần lõi thường hoá gỗ và có đường kính khoảng 0.2cm. Rượu ba kích tím đem ngâm sẽ có màu tím than, uống rất thơm và có vị ngọt đắng.

Trong khi đó, ba kích trồng mập mạp hơn hẳn và có lõi nhỏ hơn. Ruột ba kích tím trồng thường khá mềm do thời gian tích luỹ dinh dưỡng thấp. Rượu ba kích trồng thường có màu tím sáng nhưng không thơm như ba kích rừng.

Đặc điểm ba kích tím trồng chuẩn

Cách phân biệt củ ba kích tím các bạn chỉ có cách là bẻ một mẩu ba kích ra nếu bên trong có màu hồng – xám đen – tím nhạt – tím thẫm. Khi ngâm với rượu, màu rượu chuyển thành màu tím thì là ba kích tím chuẩn.

Sau khi lấy phần thịt của ba kích tím thì phần lõi của ba kích tím đã già thường có gai nếu quan sát kỹ. Củ trắng thường không có gai.

Đối với củ ba kích tím non khi bẻ đôi ra phần thịt vẫn có màu trắng do tinh chất chưa được hình thành đầy đủ. Tuy nhiên, nếu bạn bẻ đôi và mang đi phơi dưới nắng khoảng 30 phút thì phần thịt chuyển sang màu tím ngay lập tức.

Ba kích tím rừng nhận biết ra sao?

Ba kích rừng là loại sinh trưởng và phát triển trên các vùng núi cao. Loại ba kích rừng rất hiếm bởi vậy nên giá khá đắt. Ba kích trồng thì được người dân nuôi trồng đại trà giá rẻ hơn so với ba kích rừng.

Đặc điểm của loại ba kích rừng tìm thấy rất hiếm do mọc trong rừng địa hình cũng như khí hậu khắc nghiệt nên thân hình của chúng không được to đều hoặc nếu có to thì chỗ thân to chỗ thân nhỏ. Ba kích rừng thường mọc ở 2 nơi chủ yếu đó là trong các khe núi ở rừng và trong những vùng đất bằng phẳng.

Bởi mọc trong khe núi nên chất lượng ba kích mới thơm ngon củ dẻo dai mạnh mẽ chất lượng thịt bên trong thơm ngon đặc biệt. Những tinh túy nhất của củ sẽ dồn vào những bắp thịt to khỏe ở rễ. Chính vì vậy đây đang là loại ba kích rừng được ưa chuộng và săn tìm. Đặc điểm của loại này là củ thường nhỏ chỗ to chỗ bé có nhiều đốt.

Ba kích tím rừng có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe

Giá ba kích tím bao nhiêu tiền 1kg?

Nắm được giá bán, mua ba kích tím bao nhiêu tiền 1kg là rất cần thiết. Việc này giúp bạn tránh khỏi những mánh khoé bán ba kích giả của gian thương trên thị trường.

Giá ba kích thường dao động từ 100.000 – 1.000.000đ/kg. Giá thảo dược này cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng sản phẩm.

Địa chỉ mua ba kích tím ở đâu tốt?

Giá ba kích tím bao nhiêu tiền 1kg còn tùy thuộc vào nơi mua. Mua ba kích tím tốt nhất là trực tiếp từ những hộ dân trồng. Khai thác ba kích cần biết cách lựa chọn hoặc tìm đến các cơ sở uy tín để không mua phải ba kích giả, ba kích kém chất lượng. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá ba kích tím có thể kể đến như sau:

  • Yếu tố về giá thành tại đầu nguồn nguyên liệu, khi đầu nguồn thu hoạch sản lượng tốt, hoặc khi các nhà máy không mua hết thông thường nông dân sẽ bán với giá rẻ cho các lái buôn lẻ. Điều này dẫn tới giá thành tại các đầu buôn nhỏ khi đến tay khách hàng lẻ cũng giảm đi phần nào.
  • Mua ba kích tím đúng mùa thu hoạch sẽ có giá rẻ hơn, và mua trái mùa sẽ có giá đắt hơn.
  • Ba kích mua ở khu vực miền Bắc luôn rẻ hơn miền Nam do phí vận chuyển giảm.
  • Mua ba kích tím trồng rẻ hơn rất nhiều so với ba kích tím rừng. Chất lượng thì tương đương nhau, không hơn nhiều là mấy.

Giá ba kích bao nhiêu tiền 1kg hiện nay tại thị trường Hà Nội?

Tại Hà Nội hiện nay có khá nhiều người rao bán củ ba kích tím. Người dùng phải trực tiếp sử dụng sản phẩm mới biết được chất lượng sản phẩm. Giá ba kích tím thông thường loại 1 được giao bán với giá 280.000 – 310.000đồng/kg. Đây là mức giá sàn áp dụng cho các loại ba kích trồng, còn đối với các loại ba kích được rao là ba kích rừng thì giá sẽ cao hơn tầm 500.000đồng/kg.

Đối với các loại ba kích có giá dưới 200.000đồng/kg các bạn nên kiểm tra thật kỹ chất lượng. Bởi lẽ ngay cả khi bạn mua ở gốc vùng trồng, giá ba kích cũng không rẻ hơn.

Giá ba kích SaPa

Theo báo VietNamNet đưa tin, thị trường chia ba kích tím làm ba loại:

  • Ba kích tím SaPa
  • Ba kích tím trồng
  • Ba kích rừng

Theo đó, ba kích SaPa là loại rẻ nhất. Người dân ở đây gọi cây này là ruột gà, có hình dạng rất giống với củ ba kích. Ba kích này có quanh năm, dù không có tác hại nhưng cũng không được đảm bảo về công dụng. Do đó, mặt hàng này được bán với giá không quá 200.000đồng/kg.

Giá ba kích trồng

Ba kích trồng thường không tích luỹ được dinh dưỡng cao như ba kích rừng. Do đó, mặt hàng ngày chỉ có giá 150.000 – 200.000đồng/kg. Các nhà hàng thường mua loại ba kích này về ngâm rượu để bán cho khách.

Giá bán ba kích rừng

Ba kích rừng thường có giá trên 500.000đồng/kg. Do cây được mọc trong rừng nên có hàm lượng dược chất cao hơn. Ba kích lâu năm thường có giá trên 1 triệu đồng.

Vì vậy, ba kích giá rẻ thường không được đảm bảo tác dụng như Đông y đề cập. Người tiêu dùng nên lựa chọn thảo dược này một cách thông minh nhất.

Tìm mua ba kích ở đâu không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, việc sử dụng ba kích đúng loại, đúng cách là rất quan trọng. Mặc dù rất tốt cho sức khoẻ, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được ba kích. Người bị táo bón, nóng trong, huyết áp thấp… sử dụng ba kích có thể gây nguy hại đến tính mạng. Bên cạnh đó, việc tuỳ tiện sử dụng thảo dược Đông y cũng mang lại rất nhiều tác hại cho sức khoẻ. Do đó, bạn vẫn nên cẩn trọng khi chọn mua thảo dược để bồi bổ sức khoẻ.

Một số lưu ý khi sử dụng rượu ba kích tím

Khi sử dụng rượu ba kích tím cần lưu ý về thời gian ngâm rượu, thời gian bảo quản, đối tượng được dùng và không được dùng…

Ba kích tím ngâm rượu cần chú ý khi sử dụng

Ba kích tím có tác dụng phụ hay không? 

Lương y Bùi Hồng Minh – Chủ tịch hội Đông y Ba Đình, Hà Nội cho biết, cây ba kích tím có vị cay, ngọt, tính ấm. Thảo dược có tác dụng bổ thận tráng dương rất hiệu quả. Người dùng có thể dùng ba kích ngâm rượu cùng các vị thuốc khác để tăng tác dụng. Tuy vậy, rễ của ba kích không tốt. Nếu ngâm rượu ba kích không bỏ lõi thì tác dụng phụ của ba kích tím sẽ gây liệt dương.
Lõi củ ba kích không tốt, nó có thể đi ngược tác dụng của củ ba kích, gây liệt dương. Do vậy, khi sử dụng củ ba kích dưới bất kỳ hình thức nào bắt buộc chỉ lấy phần thịt của củ.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học thấy rằng, lõi cây ba kích chứa hoạt chất rubiadin và carbohydrates có hại cho hệ tim mạch. Do vậy, nếu không biết cách chế biến, tác dụng phụ của ba kích sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe người dùng.

  • Chất rubiadin: Các nhà khoa học thế giới chứng minh, chất rubiadin trong lõi ba kích tím gây ức chế hệ tim mạch. Khi chất này đi vào cơ thể, người dùng sẽ có biểu hiện tim đập dồn dập.
  • Carbohydrate sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường glucose. Nếu sử dụng lâu dài, với số lượng nhiều, đường huyết trong máu tăng lên – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh tim mạch.

Một số chất trong lõi kích thích tim tương đối lớn. Khi sử dụng, người dùng sẽ thấy tim đập dồn dập, chóng mặt, buồn nôn. Thậm chí, người dùng có thể tử vong khi bị say và khó thở.

Xem thêm: Ba kích ngâm cả lõi có độc? – Báo Sức khỏe và Đời sống

Ba kích

Đối tượng không nên dùng rượu ba kích tím

Để hạn chế tối đa tác dụng phụ của ba kích tím, những đối tượng sau tuyệt đối không nên dùng thảo dược:
  • Phụ nữ mang thai: Rượu ba kích tím là chất kích thích có tác hại lớn đối với phụ nữ mang thai. Tốt nhất, nếu muốn sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ.
  • Nam giới bị bệnh khó xuất tinh, chất lượng tinh trùng kém: Mặc dù ba kích có tác dụng cố tinh nhưng những người mắc bệnh khó xuất tinh hoặc được chuẩn đoán là tinh trùng kém thì không nên sử dụng.
  • Người mắc bệnh về đường tiêu hóa. Rượu vốn là chất cồn có hại cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Nếu hệ tiêu hóa đã kém cộng thêm sử dụng rượu ba kích lâu dài sẽ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
  • Người có tiền sử các bệnh về mắt: cận thị, viễn thị, đau mắt… Rượu ba kích sẽ khiến mắt bạn càng thêm mờ và đau hơn.
  • Những người có tiểu sử bệnh tim. Rượu ba kích hoàn toàn không tốt cho sức khỏe tim mạch. Nếu lạm dụng, bệnh có nguy cơ tái phát cao, thậm chí còn làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
  • Người bị xơ gan. Trong rượu có ancohol – nguyên nhân gây xơ gan. Vì vậy, đối tượng nay tuyệt đối không nên sử dụng để tránh tác dụng phụ của ba kích tím.
  • Người già có thần kinh không minh mẫn. Trong khi đó, rượu ba kích lại ức chế thần kinh. Vì vậy, đối tượng này cũng nên hạn chế sử dụng.

Liều lượng sử dụng ba kích tím

  • Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ trước bữa ăn.
  • Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 100 – 150 ml/ngày.
  • Không nên dùng liên tục trong ngày và nhiều ngày liên tiếp.
  • Khi sử dụng rượu ngâm ba kích tím với liều cao và liên tục sẽ gây cường dương mạnh. Từ đó, dẫn tới hao tổn tinh lực của người dùng, tổn hại đến sức khỏe.
Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version