Tầm xuân là gì? Tác dụng của cây tầm xuân chữa bệnh gì: Say nắng, mụn nhọt, viêm loét da, rong kinh…. Cách dùng hoa tầm xuân tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của lá tầm xuân. Cách sử dụng thân tầm xuân nấu uống, bảo quản. Giá rễ tầm xuân bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây tầm xuân và cách phân biệt cây tầm xuân thật giả.
Tầm xuân là gì?
Tầm xuân thuộc họ hoa hồng (Rosaceae) có tên khoa học là Rosa canina L. Trong dân gian, loại cây này còn có tên gọi khác là: Thích hoa, ngưu cước, thập tỉ muội, bạch tàn hoa, hòa thượng đầu,…
Đặc điểm cây tầm xuân
Tầm xuân là loại cây thân leo, thường mọc thành bụi, sớm rụng lá, có chiều cao từ 1 – 5m. Thân cây có nhiều gai sắc, nhọn và móc để giúp chúng leo dễ dàng hơn. Lá kép lông chim, mọc trên những cành nhỏ phân nhánh từ thân với 5 – 7 lá chét.
Hoa ngưu cước (tầm xuân) nhỏ, đường kính 2 – 3cm, có 5 cánh xếp sát nhau với nhiều màu sắc như: Trắng, hồng, đỏ, vàng,… Quả hình bầu dục, bề ngoài nhẵn bóng, khi chín có mào đỏ tươi rất đẹp mắt.
Ngưu cước có hoa rất đẹp, thường được trồng để làm cảnh. Tuy nhiên, theo Đông y các bộ phận của loại cây này (rễ, hoa, quả, lá) đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.
Thành phần dược chất cây tầm xuân
Thành phần dược chất của cây tầm xuân bao gồm:
- Trong cây chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa giúp cải thiện hệ thần kinh và tình trạng lão hóa da.
- Quả chứa hàm lượng vitamin C cao gấp 100 lần táo và 50 lần chanh, có tác dụng làm mát cơ thể rất tốt.
- Chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi khác như: Kali, phốt pho, vitamin B1 và B2,…
Tác dụng của cây tầm xuân
Cây tầm xuân trong Đông y được coi là một vị thuốc quý, phù hợp để chữa rất nhiều bệnh khác nhau. Sau đây là những công dụng của loại cây này:
- Lá: Trong lá ngưu cước có chứa chất giúp sinh cơ, làm liền vết thương nhanh. Sử dụng thường xuyên giúp chữa: Mụn nhọt (sưng, đau, có mủ nhưng chưa bị loét), vết viêm loét ở bàn chân,…
- Rễ: Có vị đắng hơi chát, tính bình giúp thanh nhiệt, giải độc, trừ phong, lợi thấp, hoạt huyết,… rất hiệu quả. Rễ cây phù hợp để chữa một số bệnh như: Chảy máu cam, đau răng, viêm khớp, vết thương chảy máu, rong huyết,…
- Hoa: Thường được thu hái vào mùa xuân dùng để chữa những chứng bệnh như: Bị cảm nắng có triệu chứng buồn nôn, tức ngực, chán ăn, mệt mỏi, môi khô miệng khát; chảy máu cam và nôn ra máu; Bướu ở tuyến gián, đái tháo đường và viêm loét niêm mạc mãn tính.
- Quả: Quả ngưu cước có tính ấm, vị chua phù hợp chữa rất nhiều chứng bệnh như tiểu tiện khó, đau bụng hành kinh, táo bón,… Ngoài ra, trong quả còn chứa rất nhiều vitamin C giúp làm mát và thanh lọc cơ thể vào mùa hè rất tốt.
Tất cả các bộ phận của cây ngưu cước đều có công dụng chữa bệnh rất tốt. Trong những tác dụng trên, khả năng cung cấp vitamin C cho cơ thể từ quả của cây được nhiều bác sĩ đánh giá cao.
Xem thêm:
Cách dùng cây tầm xuân chữa bệnh
Cây tầm xuân rất quen thuộc nhưng cách dùng loại cây này chữa bệnh không phải ai cũng biết. Sau đây là một số cách dùng cây ngưu cước chữa bệnh trong Đông y:
Cách sử dụng hoa tầm xuân trị bệnh
Hoa tầm xuân có khả năng chữa nhiều chứng bệnh khác nhau, cách dùng đơn giản như sau:
Dùng hoa ngưu cước trị cảm nắng:
- Thành phần: Hoa ngưu cước 5g, sinh thạch cao 30g, thiên hoa phấn 10g, mạch môn 15g.
- Cách làm: Cho tất cả vị thuốc trên vào nồi cùng với 500ml nước, đun đến khi cạn còn 200ml. Dùng nước sắc uống ngày 2 lần khi có dấu hiệu buồn nôn, chóng mặt,…
Dùng hoa ngưu cước chữa bướu tuyến giáp:
- Thành phần: Dùng hoa: Ngưu cước, hậu phác, chỉ xác, hồng mỗi loại 5g.
- Cách làm: Cho tất cả vào nồi với 500ml nước để sắc hoặc hãm trà dùng hàng ngày. Sử dụng bài thuốc này từ 15 – 20 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.
Cách sử dụng lá tầm xuân
Lá cây tầm xuân có khả năng chữa nhiều bệnh ngoài da rất hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số cách dùng sau:
- Chữa mụn có mủ: Dùng lá ngưu cước khô tán thành bột, sau đó trộn với mật ong và giấm rồi đắp lên vùng da bị tổn thương. Dùng vào buổi sáng và tối, mỗi lần đắp khoảng 30 – 40 phút.
- Chữa viêm loét chi dưới: Lấy lá ngưu cước tươi nấu nước rửa vết thương hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Chữa nhọt sưng: Dùng cành non và lá ngưu cước rửa sạch, giã nát với một ít muối ăn rồi đắp lên vùng da bị mọc nhọt.
Cách dùng rễ tầm xuân
Cách dùng rễ ngưu cước chữa bệnh rất đa dạng và dễ làm. Sau đây là một số cách dùng loại rễ này chữa bệnh phổ biến:
- Chữa chảy máu cam: Dùng vỏ rễ ngưu cước khoảng 60g rửa sạch, hầm với thịt gà ăn ngày 2 bữa vào buổi sáng và tối.
- Chữa viêm khớp, liệt nửa người: Dùng rễ cây sắc nước uống hàng ngày trong khoảng 1 – 2 tháng.
- Chữa bệnh vàng da: Rễ ngưu cước 15 – 24g hầm với 60g thịt lợn nạc và 10ml rượu vang. Chia làm 3 lần ăn trong ngày vào buổi sáng, trưa và tối.
Cách sử dụng quả tầm xuân
Quả cây ngưu cước giàu vitamin C rất tốt cho cơ thể, cách dùng như sau:
- Chữa phù do viêm thận: Dùng quả ngưu cước 5g, hồng táo 3 quả, đại hoàng 3g sắc nước uống. Ngày uống 3 lần, nên dùng sau bữa ăn khoảng 1 tiếng.
- Chữa tiểu tiện khó: Lấy quả ngưu cước 10g, biển súc và mã đề mỗi vị 30g đem sắc nước uống hàng ngày.
- Chữa táo bón: Kết hợp quả ngưu cước 10g với đại hoàng 3g sắc nước uống. Dùng ngày 2 lần, sau khoảng 2 – 3 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.
Trên đây là những cách sử dụng cây ngưu cước chữa bệnh được dùng nhiều trong Đông y. Tuy nhiên, để tránh gặp phải tác dụng phụ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia trước khi dùng loại cây này trị bệnh.
Xem thêm: Chữa bệnh bằng cây ngưu cước hiệu quả.
Hình ảnh cây tầm xuân
Cây ngưu cước có nguồn gốc từ châu Âu và phía bắc của châu Phi. Sau đây là một số hình ảnh của loại cây này trong tự nhiên:
Hiện nay, cây ngưu cước được bào chế thành nhiều sản phẩm khác nhau như: Kem dưỡng da, trà thanh nhiệt giải độc, tinh dầu…
Phân biệt cây tầm xuân dược liệu với làm cảnh
Cây ngưu cước thường bị nhầm lẫn với một giống cây khác dùng để làm cảnh vào dịp lễ tết vì có tên gọi giống nhau. Tuy nhiên, hai loại cây này có đặc điểm bên ngoài rất khác nhau:
- Tầm xuân dược liệu: Cây có nhiều lá giống hoa hồng, thân leo có giai. Hoa có 5 cánh, mọc ở đầu các nhánh với nhiều màu sắc như: Trắng, hồng, vàng,…
- Nụ tầm xuân cảnh: Lá rất ít và nhỏ, phần thân thẳng đứng không có gai. Hoa có hình búp, nhiều lông mượt, đường kính từ 3 – 5mm với nhiều màu sắc như: Xanh, trắng, hồng, đỏ, vàng,…
Tác dụng phụ của cây tầm xuân
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tác dụng phụ khi dùng cây ngưu tước trị bệnh. Tuy nhiên, các bác sĩ Đông y khuyên người có thân nhiệt thấp và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không nên dùng loại cây này.
Xem thêm: Những bài thuốc hay và công dụng của cây ngưu cước
Giá cây tầm xuân
Cây ngưu cước chữa bệnh được bán nhiều tại các nhà thuốc Đông y trên khắp cả nước. Giá cây khô dao động trong khoảng 200.00 – 300.000 đồng/1kg. Ngoài ra, trên thị trường có nhiều nơi cung cấp ngưu cước làm giống với giá từ 100.000 – 150.000 đồng/1 cây.
Xem thêm: