Con cà cuống là gì và công dụng của cà cuống hỗ trợ: kích thích, tăng khả năng sinh dục,… Cách dùng con cà cuống tốt nhất như thế nào? Tác dụng cà cuống đem lại có hiệu quả cao không? Hình ảnh cà cuống ra sao? Giá bán cà cuống trên thị trường như thế nào?
Cà cuống là gì?
Cà cuống là gì? Cà cuống còn gọi là đà cuống, long sắt có tên khoa học là Lethocerus indicus Lep. et Serv. Thuộc loại côn trùng họ Chân bơi (Belostomatidae) sống dưới nước, bộ Cánh nửa (Hemiptera). Dưới đây là một số đặc trưng của cà cuống:
- Là loại côn trùng có bộ máy tiêu hóa dài 4-5 cm.
- Ống đầu trên nhỏ gọi là cuống họng.
- Đầu dưới phình to chứa nước có mùi hôi.
- Dưới ngực, gần phía lưng là bọng cà cuống gồm hai ống nhỏ.
- Mỗi ống dài 2-3 mm, rộng khoảng 2-3 mm.
- Bọng có màu trắng, trong chứa tinh dầu cà cuống, có mùi thơm.
- Ở con đực sẽ phát triển hơn con cái.
Đà cuống (cà cuống) có tinh dầu với mùi đặc biệt, gần giống mùi quế và nhẹ hơn nước. Cà cuống sống được ở cả trên bờ hoặc đầm, ao, hồ, ruộng lúa. Các chân bè giúp chúng có thể bơi lội được, móng nhọn giúp kẹp chặt mồi. Cà cuống có đôi cánh nhưng bay không khỏe. Về đêm, chúng có thể bay từ dưới ruộng, ao, hồ lên bờ đến nơi có ánh điện. Do chúng là loài côn trùng rất nhạy cảm với ánh sáng điện. Chúng là loài côn trùng háu ăn, tấn công và hút máu nhiều động vật thủy sinh.
Xem thêm: https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/ca-cuong-tu-mam-com-den-chuyen-doi-20161001215146683.htm
Tác dụng của cà cuống
Tác dụng của cà cuống là gì không phải ai cũng biết. Hiện nay, ở nước ta cà cuống rất hiếm gặp do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Còn ở Thái Lan, Campuchia, cà cuống được bán khá đắt. Cà cuống có chứa tinh dầu thơm được xác định là một Hexanol Acetat. Cà cuống thường được dùng để:
- Chế biến thành món ăn.
- Làm gia vị.
Bộ phận dùng làm thuốc của cà cuống là thịt, trứng và tinh dầu. Trên thực nghiệm y học, công dụng của cà cuống dùng để:
- Bổ thận.
- Lợi tiêu hóa.
- Kích thích thần kinh, gây hưng phấn.
- Tăng cường nhẹ khả năng sinh dục.
Công dụng của cà cuống đem lại với sức khỏe con người là không thể phủ nhận. Từ xa xưa, cà cuống đã được coi là một loại thực phẩm quý thuộc hạng “sơn hào hải vị”. Ngoài ra còn là vật cống của các triều đại phong kiến Việt Nam. Hiện nay đây là món ăn, vị thuốc bổ dưỡng rất được ưa chuộng ở nhiều địa phương.
Tên gọi | Cà cuống, đà cuống, long sắt. |
Cách làm | Chế biến thành món ăn, làm gia vị. |
Công dụng | Bổ thận, lợi tiêu hóa, kích thích thần kinh,… |
Cách dùng | Làm mắm. |
Giá bán | Tùy vào từng thời điểm sẽ có giá khác nhau. |
Xem thêm:
Cách dùng cà cuống
Cách dùng cà cuống như nào cho hiệu quả không phải ai cũng biết. Cà cuống có vị ngọt, cay, tính bình, không độc. Trên thực nghiệm dùng cà cuống với liều nhỏ thì có tác dụng rất tốt. Tuy nhiên nếu dùng với liều cao có thể gây ngộ độc. Trong nhân dân vẫn dùng dầu cà cuống với liều rất nhỏ khi ăn những thức ăn nhiều mỡ. Dưới đây là cách làm mắm cà cuống:
Nguyên liệu:
- 2 con cà cuống.
- 150 gram nước mắm ngon.
- 250 ml nước lọc.
- 50 gram đường.
- 10 gram bột ngọt.
- 1 củ tỏi.
- 1 quả chanh.
- 1 quả ớt.
- 1 khúc cà rốt.
Cách làm như sau:
- Cà cuống cắt bỏ phần đầu và đuôi loại bỏ phần ruột.
- Sau đó đem đi nướng chín.
- Rồi băm nhuyễn.
- Thêm 1 chút nước lọc.
- Vắt lấy phần nước bỏ phần xác.
- Nước mắm + nước lọc + đường + bột ngọt nồi đun sôi.
- Vớt bọt để nguội.
- Tỏi và ớt băm nhuyễn.
- Chanh bỏ vỏ lấy phần bên trong tán nhuyễn.
- Cà rốt thái sợi, bóp với muối.
- Sau đó rửa sạch lại với nước, vắt khô.
- Hòa chung nước cà cuống với nước mắm vừa nấu.
Sử dụng:
- Mỗi lần sử dụng ta chỉ lấy ra một vài giọt.
- Pha cùng với nước mắm để dùng cho bún chả và bánh cuốn,…
- Chế vào nồi nước dùng của món bún thang,…
Phương pháp sử dụng cà cuống rất đơn giản. Lưu ý tinh dầu có trong con cà cuống là tinh dầu tự nhiên nên rất dễ bị bay hơi. Vì thế khi pha chế để giữ cho mùi thơm của tinh dầu bạn cần phải bảo quản thật kỹ. Khi sử dụng chỉ cần 1-2 giọt nước mắm này vào chén nước mắm. Với cách bảo quản này thì hương vị của cà cuống có thể giữ được quanh năm. Ngoài ra, trong dân gian người ta dùng thịt và trứng cà cuống để ăn. Thịt và trứng cà cuống được sử dụng dưới dạng luộc và rán sau khi đã lấy túi tinh dầu. Đây được coi là một vị thuốc, một món ăn độc đáo là được rất nhiều địa phương ưa chuộng.
Cà cuống giá 3 triệu/kg, 1 con bằng 2 kg gạo
Hình ảnh cà cuống
Hình ảnh cà cuống như thế nào? Cà cuống là loại côn trùng có kích thước lớn. Khi còn non thì cà cuống có thân hình gần giống con gián. Dưới đây là một vài mô tả về hình ảnh nhận biết con cà cuống:
- Thân cà cuống hình lá, cơ thể dẹt.
- Màu nâu đất hoặc vàng xỉn.
- Dài khoảng 7-8 cm, có con dài 10-12 cm.
- Khi non dài 7-8 cm và rộng khoảng 3 cm.
- Có màu nâu xám, có rất nhiều vạch đen.
- Đầu cà cuống nhỏ.
- Có hai mắt to tròn.
- Miệng ngòi nhọn có tác dụng hút thức ăn.
- Ngực cà cuống dài bằng 1/3 thân, có 6 chân khỏe và dài.
- Bụng có lông mịn màu vàng nhạt.
- Trên có cánh mỏng nửa cứng nửa mềm.
Ảnh con đà cuống (cà cuống) đã được miêu tả ở trên. Từ 200 năm TCN, cà cuống được xếp vào loại sơn hào hải vị. Ở xứ Nam Việt, người ta còn gọi cà cuống với cái tên con sâu quế. Còn người Lào và người Thái gọi cà cuống là Mangda.
Giá cà cuống
Giá cà cuống trên thị trường ra sao? Đây cũng là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Cà cuống đang ngày càng nhiều người quan tâm. Vậy giá cà cuống trên thị trường là bao nhiêu? Dưới đây là giá bán cà cuống mà người dùng có thể tham khảo:
- Một giọt tinh dầu cá cuống khoảng từ 70.000-120.000 đồng.
- Giá của một con cà cuống là 30.000-40.000 đồng tùy vào kích cỡ.
Giá bán cà cuống ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy theo thời điểm mua mà giá sản phẩm này sẽ thay đổi.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang