Giỏ hàng

Cách dùng hà thủ ô chữa bệnh, điều trị tóc bạc sớm – Báo Vietnamnet

Cách dùng hà thủ ô chữa bệnh. Có mấy loại hà thủ ô, loại nào điều trị tóc bạc sớm tốt nhất? Những bài thuốc quý trong Đông y từ hà thủ ô. Ai nên, không nên dùng hà thủ ô? Dùng hà thủ ô với liều lượng như thế nào cho từng đối tượng? Người dùng hà thủ ô kiêng gì để phát huy hết công dụng, tác dụng chữa bệnh – Vietnamnet.

Cách dùng hà thủ ô rất đa dạng. Tuy nhiên tùy theo mục đích sử dụng mà chúng ta tuân thủ theo liều lượng và phương pháp khác nhau.

Cách dùng hà thủ ô rất đa dạng. Tuy nhiên tùy theo mục đích sử dụng mà chúng ta tuân thủ theo liều lượng và phương pháp khác nhau.

Hà thủ ô có mấy loại?

Cách dùng hà thủ ô như thế nào đem lại hiệu quả tốt nhất đang được rất nhiều độc giả quan tâm. Hà thủ ô là một loại dược liệu quý điều trị chứng rụng tóc, tóc bạc sớm rất hiệu quả. Trong tự nhiên, hà thủ ô hiện nay có 2 loại loại:

  • Hà thủ ô đỏ;
  • Hà thủ ô trắng.

Vậy hà thủ ô cụ thể có những công dụng gì? Cách sử dụng ra sao? Thông tin dưới đây sẽ giúp các độc giả tìm được lời giải đáp chính xác nhất.

Hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ có tên khoa học là Polygonum multiflorum Thunb. Fallopia multiflora, (Pteuropterus cordatus Turcz). Ngoài ra, thảo dược này còn có các tên gọi khác như: Giao đằng, địa tinh, da hợp, khua lình (tiếng Thái)…

CÁCH SỬ DỤNG HÀ THỦ Ô
Đây là loại hà thủ ô mang lại nhiều công dụng chữa bệnh nhất, được Trung Quốc và Nhật Bản coi là vị chính thức. Hầu hết các phương pháp chữa bệnh từ loại hà thủ ô đỏ này mà ra.

Đặc điểm hà thủ ô đỏ:

  • Hình dạng gần giống củ khoai lang; mặt ngoài màu nâu đỏ, cứng chắc, khó bẻ.
  • Lớp bên ngoài mặt cắt ngang có lớp vỏ bần màu nâu đậm.
  • Lớp bên trong màu hồng tự nhiên, nhiều bột. Bột không mùi, vị chát đắt.
  • Ở giữa thường có lõi gỗ cứng.

Hà thủ ô trắng

Streptopcaulon juventas (Lour) Merr là tên khoa học của hà thủ ô trắng. Ngoài ra, chúng còn có tên là: Hà thủ ô nam, dây sữa bò, dây mốc, củ vú bò, khâu cần cà, khâu nước (Lạng Sơn), cây sừng bò, cây đa nông. Hà thủ ô trắng thuộc họ thiên lý Asclepiadaceae, được coi là nam thủ ô. Loại này thường được tìm thấy nhiều hơn so với hà thủ ô đỏ. Do đó, nhiều người cho rằng đây là loại hà thủ ô tốt nhất nên mang về uống nhưng kết quả không mấy khả quan.

Đặc điểm của hà thủ ô trắng:

  • Do cùng họ với cây thiên lý nên ngoài dạng bò, hà thủ ô trắng còn mọc dạng leo.
  • Hà thủ ô trắng thơm nhẹ, vị chát đắng.
  • Trên thân lá chứa nhiều nhựa.
  • Tác dụng bồi bổ cơ thể không tốt bằng hà thủ ô đỏ.

Ngoài 2 loại trên, hiện nay nhiều người đang nhầm lẫn hà thủ ô với củ nâu. Tuy nhiên, củ nâu có màu nâu hồng hoặc nâu đậm, dày khoảng 1 – 3mm, hình hơi tròn hoặc bầu dục, lớp bề ngoài sần sùi, hay có xơ gai, vị rất chát. Nếu dùng củ nâu lâu sẽ tích tụ độc tố, hại gan, hại thận.

Do đó, người dùng phải thật cảnh giác trong việc tìm mua sản phẩm. Ngoài nắm rõ về cách dùng hà thủ ô chữa bệnh, độc giả nên bổ sung kiến thức về cách nhận biết, phân biệt hà thủ ô. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm những địa chỉ mua hàng uy tín sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm.

Xem thêm:

Công dụng của hà thủ ô theo Đông y và Tây y – Cách dùng tốt nhất?

Loại hà thủ ô nào điều trị tóc bạc sớm tốt nhất?

Uống hà thủ ô bao lâu thì đen tóc? Hay loại hà thủ ô nào điều trị tóc bạc sớm tốt nhất là những câu hỏi phổ biến nhất hiện nay. Như đã nói ở trên, hà thủ ô đỏ là loại thảo dược được đánh giá cao về công dụng hơn hà thủ ô trắng. Do đó, đây cũng là loại mang đến tác dụng điều trị tóc bạc sớm, kích thích móc tóc hiệu quả.

CÔNG DỤNG CỦA HÀ THỦ Ô
Thành phần chính của hà thủ ô bao gồm:

  • 1,7% anthraglycosid, trong đó có emodin, physcion, rhein, chrysophanol;
  • 1,1% protid;
  • 45,2% tinh bột;
  • 3,1% lipid;
  • 4,5% chất vô cơ;
  • 26,45 các chất tan trong nước.

Với bảng thành phần này của hà thủ ô, đặc biệt là hà thủ ô đỏ, hàm lượng anthraglycosid rất cao. Từ đó giúp cho sản phẩm càng tăng công dụng chữa bệnh và điều trị chứng tóc, râu bạc sớm hiệu nghiệm.

Củ hà thủ ô đỏ có tác dụng trị tóc bạc, râu bạc sớm hiệu quả nhất.

Củ hà thủ ô đỏ có tác dụng trị tóc bạc, râu bạc sớm hiệu quả nhất.

Hướng dẫn dùng hà thủ ô chữa bệnh hiệu quả

Hà thủ ô là loại dược liệu quý trong Đông y, có tác dụng hiệu quả trong việc chữa bệnh, đặc biệt là bệnh tóc bạc sớm. Vậy hà thủ ô chữa được những bệnh gì, cách dùng hà thủ ô cho từng loại bệnh như thế nào? Liều lượng, thời gian sử dụng ra sao?

Hà thủ ô chữa bệnh gì?

Hà thủ ô giúp làm đen râu và tóc

Theo nghiên cứu chứng minh, râu và tóc có quan hệ mật thiết với tàng thận. Sở dĩ như vậy là bởi thận tàng chứa tinh, tinh sinh huyết. Trong khi đó, tóc là phần thừa của huyết, do đó nếu thận yếu sẽ không thể nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh dẫn đến rụng tóc, tóc bạc sớm.

Ngược lại, nếu thận khỏe mạnh sẽ giúp tóc đen bóng. Để điều trị bệnh này các bác sĩ khuyên nên dùng hà thủ ô đỏ bởi dược liệu này có công dụng dưỡng huyết tư âm, bồi bổ can thận hiệu nghiệm. Do đó, hà thủ ô sẽ giúp làm đen tóc nhanh chóng chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng.

Chữa bệnh yếu sinh lý bằng hà thủ ô

Danh y Lý Thời Trân đã ghi lại trong sách “Bản thảo cương mục” chuyện Minh Thế Tông Hoàng chữa khỏi bệnh bất dục bằng hà thủ ô. Đó chính là phương thuốc “Thất bảo mỹ nhiêm đan trứ danh”. Theo lý luận của ông cho rằng, thận tàng tinh, có nghĩa là nếu thận khỏe mạnh thì tinh xung túc. Từ đó giúp cho năng lực tinh dục được khôi phục, tăng cường chức năng sinh lý và dễ sinh con.

Dùng hà thủ ô giúp kéo dài tuổi thọ

Chức năng của thận ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của con người. Bởi vậy, dùng hà thủ ô lâu dài sẽ giúp bổ thận, ích tinh, kéo dài tuổi thọ.

CÁCH DÙNG HÀ THỦ Ô
Ngoài ra, trong những nghiên cứu gần đây cho thấy các dược chất trong hà thủ ô còn có tác dụng khác như:

  • Giúp điều chỉnh rối loạn lipit máu;
  • Bảo vệ tế bào gan;
  • Ngăn ngừa tình trang xơ vữa động mạch;
  • Thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu;
  • Cải thiện hoạt động nội tiết tố, đặc biệt là tuyến giáp trạng và tuyến thượng thận;
  • Nâng cao hệ miễn dịch;
  • Giúp kháng khuẩn, nhuận tràng, giải độc.
Nhiều người nhầm lẫn hà thủ ô với củ nâu. Do đó, khách hàng phải thật cảnh giác trong việc lựa chọn loại dược liệu này.

Nhiều người nhầm lẫn hà thủ ô với củ nâu. Do đó, khách hàng phải thật cảnh giác trong việc lựa chọn loại dược liệu này.

Cách dùng hà thủ ô chữa bệnh

Thời xưa, người dân thường sử dụng nước sắc hà thủ ô, chế biến thành viên (cao), ngâm rượu. Hiện nay, hà thủ ô được dùng phổ biến dưới dạng viên nang, bột, trà tan…

Uống nước hà thủ ô

Có thể nấu nước hà thủ ô uống hàng ngày hoặc tán bột pha với nước ấm. Mỗi ngày dùng từ 10 – 20gr để mang lại hiệu quả. Ngoài ra, có thể kết hợp hà thủ ô với một số vị thuốc khác như: Ngưu tất, thục địa, kỷ tử. Theo Đông y, hà thủ ô có vị đắng ngọt, tính bình, hơi chát, có tác dụng:

  • Bổ can thận;
  • Chữa râu, tóc bạc sớm, tóc rụng nhiều;
  • Mạnh tinh huyết.

Bên cạnh đó, có thể kết hợp hà thủ ô sấy khô với vừng đen rang chín tán nhỏ, trộn đều. Khi dùng có thể cho thêm đường nhai, mật ong sẽ dễ uống hơn. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống lấy khoảng 2 – 3 thìa cafe hỗn hợp trên.

TÁC DỤNG CỦA HÀ THỦ Ô

Kết hợp hà thủ ô với đậu đen

Đây là một trong những cách dùng hà thủ ô khá phổ biến, mang lại hiệu quả chữa bệnh cao.

Cách thực hiện như sau:

  • Ngâm hà thủ ô và đậu đen (ruột xanh) qua đêm;
  • Cho tất cả vào nồi nấu sôi khoảng 2 tiếng;
  • Sau đó đem để ráo và phơi nắng;

Thực hiện bài thuốc “cửu chưng cứu sái” trong Đông y, tiếp tục làm như vậy 9 lần. Cuối cùng đem sao vàng hạ thổ. Có nghĩa là sau khi rang, đổ ra nền đất, lấy chảo úp lên (kết hợp hỏa khí của lửa và âm khí của đất giúp vị thuốc tốt hơn rất nhiều).

Sau đó đem sắc uống thay nước hàng ngày 2 – 3 lần. Uống thường xuyên trong 1 tháng sẽ rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trị rụng tóc, râu, tóc bạc sớm.

Cách sử dụng nấm lim xanh với cách nấu nấm lim xanh và uống nấm lim xanh hiệu quả chữa bệnhXem thêm: Cách dùng nấm lim xanh sử dụng nấm lim xanh chữa bệnh VnExpress Cách dùng nấm lim xanh với cách sử dụng nấm lim xanh và cách chế biến bảo quản nấm lim xanh dùng để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Cách nấu nấm lim xanh và cách uống nấm lim xanh điều trị các bệnh mãn tính: chữa huyết áp cao, máu nhiễm mỡ, xơ gan nhiễm mỡ và men gan cao, giải độc gan.

Cách cách dùng đơn giản khác của hà thủ ô
  • Gà hầm hà thủ ô, gà làm thịt sạch, mổ bụng, cho 30g hà thủ ô buộc chặt vào túi vải. Đem hâm nhừ, nêm nếm gia vị ăn rất ngon miệng và bổ dưỡng.
  • Đem sắc 60g hà thủ ô, lấy nước bỏ bã sau đó đập vào 3 quả trứng gà ăn trong ngày.
  • Thái vụn hà thủ ô và sơn tra mỗi thứ 20g, đem hãm với nước khoảng 20 phút, uống hàng ngày.
  • Ngâm 120g hà thủ ô, sinh địa 80g, đương quy 60g, rượu trắng 2,5 lít. Ngâm trong 36 ngày là dùng được, mỗi lần dùng 1 chén nhỏ khoảng 15 – 20ml.

Như vậy, có thể nói cách dùng hà thủ ô rất đơn giản mà mang lại công dụng chữa bệnh cao. Tuy nhiên, tùy theo từng đối tượng mà liều lượng sử dụng sao cho hợp lý.

Ai nên, không nên dùng hà thủ ô?

Kết hợp hà thủ ô đỏ và đậu đen rang vàng hạ thổ giúp chữa bệnh cực kỳ hiệu quả.

Kết hợp hà thủ ô đỏ và đậu đen rang vàng hạ thổ giúp chữa bệnh cực kỳ hiệu quả.

Là loại thảo dược có tiếng trong Đông y nhưng nếu dùng không đúng người, đúng bệnh thì hà thủ ô có thể gây ra những biến chứng khó lường.

Những biến chứng có thể xảy ra khi dùng hà thủ ô

Khi dùng hà thủ ô không đúng cách hoặc không đúng đối tượng có thể dẫn đến những biến chứng dưới đây:

  • Hà thủ ô dễ gây tiêu chảy;
  • Dễ gây rối loạn điện giải, tê bì chân tay;
  • Tăng khả năng nhiễm độc gan;
  • Tai biến ở người sau phẫu thuật.
Ai nên dùng hà thủ ô?
  • Người bị tóc, râu bạc sớm;
  • Người bị thiếu máu, rối loạn lipit;
  • Người mắc bệnh về thận, yếu sinh lý;
  • Người hàm lượng hồng cầu thấp.
Ai không nên dùng hà thủ ô?
  • Người ung thư vú không nên dùng hà thủ ô;
  • Người mới phẫu thuật, dễ bị hạ đường huyết;
  • Người bị viêm gan hoặc có dấu hiệu mắc các bệnh về gan;
  • Người bị tiêu chảy, rối loạn điện giải.

Dùng hà thủ ô với liều lượng như thế nào?

Tùy mục đích điều trị mà chúng ta có cách dùng hà thủ ô và liều lượng khác nhau. Dưới đây là bảng liều lượng dùng hà thủ ô theo tiêu chuẩn của Đông y mà độc giả có thể tham khảo. Lưu ý, liều lượng này là sản phẩm hà thủ ô đã qua chế biến.

Mục đích sử dụng Liều lượng/ ngày Thời gian sử dụng
Chữa rụng tóc, râu tóc bạc sớm 2 – 4gr 2 – 3 tháng
Thiếu máu, mất ngủ, suy nhược cơ thể, stress  4 – 6gr  7 – 10 ngày
Người thể lực kém, sinh lý giảm sút  4 – 6gr  15 – 20 ngày
Hỗ trợ rối loạn tiền đình  2 – 3g  1 – 2 tháng
Cao Huyết áp  2 – 3g  1 – 2 tháng
Mỡ máu  2 – 3g  1 – 2 tháng

HÀ THỦ Ô


Những lưu ý và kiêng kỵ khi dùng hà thủ ô

Theo Đông y, khi dùng thảo dược hà thủ ô cần kiêng 3 loại thực phẩm tam bạch (màu trắng):

  • Hành;
  • Tỏi;
  • Củ cải.

Ngoài ra, khi dùng hà thủ ô người dùng cần phải kiêng những món ăn cay, nóng để phòng ngừa hao tán huyết như:

  • Gừng;
  • Ớt;
  • Hồ tiêu;
  • Hành tây.

Coi nhẹ việc kiêng kỵ cũng như cách dùng hà thủ ô sẽ là nguyên nhân khiến sản phẩm không phát huy hết công dụng chữa bệnh.

Nói tóm lại, cách dùng hà thủ ô rất đa dạng, tùy theo mục đích chữa bệnh mà chúng ta áp dụng một phương pháp phù hợp. Ngoài ra, chúng ta cũng nên biết được những ai nên và không nên dùng hà thủ ô để tránh gây ra những biến chứng ngoài mong muốn.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button