Nhiều nấm ăn được và nấm không ăn được từ lâu đã được dùng làm những vị thuốc, được sử dụng trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước phương Đông. Chương này đưa ra một bản tóm tắt ngắn gọn về các loài nấm quan trọng nhất và hiện đang được sử dụng rộng rãi. Mỗi trường hợp khác nhau, việc sử dụng nấm để chữa bệnh luôn được cân nhắc giữa cách sử dụng truyền thống và cách sử dụng hiện nay, loại nào thích hợp với các ứng dụng để sản xuất các loại dược phẩm thương mại và thích hợp với y học hiện đại. Các loại dược phẩm quan trọng đã được chứng minh có nguồn gốc từ Nấm Lim xanh, Nấm linh chi, Nấm hương, Nấm tuyết hay Mộc nhĩ trắng, Nấm vân chi, Nấm chân chim, và Nấm Maitake Nhật Bản, và gần đây là Nấm thượng hoàng, Nấm hầu thủ hay Nấm đầu khỉ…
Ngoài giá trị dinh dưỡng mà nấm mang lại, nhiều loài nấm ăn được từ lâu đã được sử dụng trong y học ở Phương Đông trong chế độ ăn uống cho sức khỏe hay để làm thuốc. Nhiều loại nấm không ăn được cũng đã được sử dụng làm những vị thuốc quan trọng như Nấm lim xanh có vị đắng và thân nấm cứng, nhưng lại có thể uống được bằng cách ngâm vào nước nóng hay đun sắc, nhưng đó chỉ là cách làm đơn giản sơ khai.
Tục ngữ cổ của Trung Quốc có câu “Thuốc và thực phẩm có nguồn gốc chung”. Hiện nay có ít nhất 280 loài nấm được xác định là có đặc tính trị liệu đa dạng. Việc sử dụng các loại nấm để làm thuốc ở Trung Quốc đã được ghi lại trong cuốn dược điển cổ “Thần nông bản thảo kinh”, là cuốn sách đầu tiên ghi chép về các dược liệu Trung Quốc, ghi chép lại hiệu quả chữa bệnh của một số loại nấm bao gồm Ganoderma lucidum (Nấm lim xanh), Poria Cocos (Bạch Linh), Tremella fuciformis (Nấm tuyết / Mộc nhĩ trắng) và những loại nấm khác. Tài liệu nổi tiếng nhất về Đông y cổ truyền Trung Quốc “Bảo thảo cương mục” được biên soạn bởi Li Shi- Zhen của nhà Minh và xuất bản năm 1575 ghi nhận hơn 20 loài nấm, cùng với Đông trùng hạ thảo tiếp tục là nguồn nấm dược liệu chính ở Trung Quốc.
Nấm đã được sử dụng rộng rãi trước đây, như một thành phần y học cổ truyền để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau và các vấn đề có liên quan tới sức khỏe do năng suất thu hái nấm đã tăng cao nhờ những phương pháp nuôi trồng nấm nhân tạo. Qua các công trình nghiên cứu khoa học về nấm dược liệu, đặc biệt tại Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc trong hơn ba thập kỷ qua, nhiều bài thuốc truyền thống đã được công nhận và các bài thuốc mới cũng được điều chế từ nấm. Sức hút chủ yếu từ nấm là về đặc tính chống ung thư và khả năng tăng cường miễn dịch, ngoài ra chúng cũng có tiềm năng lớn trong việc điều trị nhiều căn bệnh khác như chống oxy hóa (lão hóa), chống tăng huyết áp, hạ cholesterol, bảo vệ gan, chống xơ gan, xơ vữa động mạch, chống viêm, chống bệnh tiểu đường, chống virus và vi khuẩn.
Những khả năng chữa trị này sẽ được xem xét trong chương sau. Rõ ràng là nhiều công ty dược phẩm ở vùng Viễn Đông đánh giá nấm dược liệu như một nguồn phong phú của các phân tử y sinh sáng tạo. Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ đã xếp protein liên kết với polysaccharide được tạo ra trong nấm vào nhóm hóa chất chống ung thư. Một số các loại nấm dược liệu quan trọng và quý giá hàng đầu được sử dụng ở vùng Viễn Đông sẽ được giới thiệu dưới đây:
>> Loài nấm Ganoderma lucidum và Ganoderma tsugae
>> Nấm hương
>> Nấm thượng hoàng
>> Nấm Bạch phục linh kháng ung thư và viêm gan siêu vi B, A, C
>> Mộc nhĩ, mộc nhĩ đen, nấm tai mèo
>> Nấm hầu thủ, nấm đầu khỉ
>> Nấm Maitake, nấm gà mái rừng
>> Nấm kim châm
>> Nấm sò, nấm bào ngư – Chương 3 (tiếp)
>> Nấm vân chi – Chương 3 (tiếp)
>> Nấm tuyết, nấm thạch vàng – Chương 3 (tiếp)
>> Nấm đông trùng hạ thảo – Chương 3 (tiếp)
>> Nấm chân chim – Chương 3 (tiếp)
>> Nấm mỡ – Chương 3 (tiếp)
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang