Giỏ hàng

5 sai lầm tai hại về phòng tránh và điều trị ung thư phổi

Ung thư phổi là bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất trong các loại bệnh ung thư ở Việt Nam. Trong khi đó không phải ai cũng hiểu biết đúng về cách phòng tránh cũng như điều trị ung thư phổi.

Chỉ hút thuốc lá mới bị bệnh ung thư phổi

Giới chuyên môn cũng khẳng định, thuốc lá là một nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi. Dù hút thuốc lá chủ động hay thụ động, thậm chí có người đã bỏ thuốc lá hàng chục năm vẫn có nguy cơ mắc ung thư phổi.

Tuy nhiên, không chỉ những người hút thuốc lá mới có nguy cơ mắc bệnh mà những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, phơi nhiễm bức xạ cũng là đối tượng có nguy cơ mắc ung thư phổi rất cao.

Ung thư phổi là bệnh truyền nhiễm

Nhiều người thường xa lánh bệnh nhân ung thư phổi vì cho rằng bệnh này có thể lây nhiễm. Do đó tạo nên tâm lý mặc cảm cho người bệnh, làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị ung thư phổi và khả năng phục hồi của người bệnh. Tuy nhiên đây là quan niệm hết sức sai lầm.

Các nhà khoa học đã khẳng định ung thư phổi không phải là căn bệnh truyền nhiễm nên bệnh nhân không cần phải cách ly với mọi người. Những người xung quanh không nên kì thị, xa lánh người bệnh mà cần quan tâm, chăm sóc để họ có tinh thần tốt hơn, mau chóng phục hồi bệnh.

Điều trị ung thư phổi

Ung thư phổi không phải là bệnh truyền nhiễm

Bị ung thư phổi sẽ tử vong

Ung thư là căn bệnh vô cùng nguy hiểm nhưng không phải sẽ cướp đi tính mạng của tất cả mọi người. Căn bệnh này thường có ít dấu hiệu cảnh báo sớm hoặc các dấu hiệu bệnh dễ nhầm lẫn với nhiều loại bệnh khác.

Đối với bệnh ung thư phổi, trong giai đoạn đầu sẽ chỉ xuất hiện vài cơn ho ngắt quãng, đi kèm là biểu hiện tức ngực nên nhiều người lầm tưởng là bệnh cảm cúm hoặc viêm phổi thông thường. Vì vậy, chỉ có việc khám tầm soát ung thư chuyên sâu định kì mới có thể giúp phát hiện bệnh sớm và có phác đồ điều trị kịp thời.
Nếu được phát hiện sớm, việc điều trị ung thư phổi có thể mang lại hiệu quả cao, giảm thiểu tình trạng di căn, kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Thời điểm bệnh chưa di căn, 60% người bệnh có thể sống sau 5 năm. Khi ung thư đã di căn sang các cơ quan khác, chỉ có 20% người bệnh có thể sống sót. Trong giai đoạn I, tỉ lệ người bệnh có thể sống trên 3 năm là 87%, giai đoạn 2 là 73% và giai đoạn 3 là 42%.

Cần phải ăn kiêng khi điều trị ung thư phổi

Người bệnh ung thư phổi cần phải ăn kiêng là một quan niệm sai lầm. Bởi vì giai đoạn này, nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cơ bản của các tế bào ung thư cao hơn tế bào bình thường. Nếu người bệnh không cung cấp đầy đủ dưỡng chất, các tế bào ung thư sẽ tự lấy năng lượng để phục vụ cho hoạt động của chúng.
Ngoài ra, nếu trong quá trình điều trị ung thư phổi, người bệnh không nạp đủ lượng thức ăn thì cơ thể sẽ tự lấy protein để tạo ra năng lượng, khiến các khối cơ nạc bị sụt giảm. Khi đó, sức khỏe người bệnh sẽ bị suy kiệt do nguồn dinh dưỡng đã bị tế bào ung thư lấy mất. Bệnh nhân có thể chưa chết vì bệnh ung thư phổi mà đã chết vì thiếu dinh dưỡng.

Điều trị ung thư phổi

Cần có chế độ ăn giàu dưỡng chất khi bị ung thư phổi

Ngăn ngừa ung thư phổi bằng cách bổ sung chất chống oxy hóa

Đối với người chưa bị ung thư, chất chống oxy hóa có khả năng chống oxy hóa các gốc tự do, giảm khả năng gây hại của chúng. Tuy nhiên với bệnh nhân ung thư phổi thì không nên lạm dụng những chất vitamin hay sinh tố.

Điển hình là chất Beta-carotene (tiền sinh tố A) nếu dùng ở lượng cao có thể tăng nguy cơ ung thư phổi. Hiện nay, chưa có loại thuốc nào có thể ngăn ngừa ung thư phổi. Vì vậy, việc dùng các loại thuốc bổ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Các chuyên gia khuyến cáo, cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư phổi là có chế độ ăn uống điều độ, đa dạng các loại thực phẩm vì mỗi loại cung cấp các yếu tố dinh dưỡng cần thiết khác nhau. Cần ngừng hút thuốc lá để giảm thiểu nguy cơ gây ung thư phổi.

Nên đi khám sức khỏe định kì, tầm soát ung thư chuyên sau ít nhất 1 lần/năm. Nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư được phát hiện kịp thời khi khám sức khỏe đã có thể kéo dài sự sống.

Theo TS. Hoàng Đình Chân (BV Ung bướu Hưng Việt) thì với bệnh ung thư phổi, phương pháp xét nghiệm gene sẽ giúp các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất cho bệnh nhân để kiểm soát tế bào ung thư.
Đối với bệnh ung thư hiện nay, phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị tốt nhất. Phẫu thuật cắt thùy phổi sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn khối u. Tùy theo kích thước khối u mà bác sĩ có thể cắt 2 thùy hoặc cắt hết 1 lá phổi. Khi không thể tiến hành mổ thì người bệnh sẽ được chuyển sang xạ trị và hóa trị, tuy nhiên chỉ có tác dụng làm giảm ho, bớt đau, kéo dài sự sống cho người bệnh.

 

Theo Gia đình & Xã hội

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button