Bệnh ung thư phổi có mấy giai đoạn? Ung thư phổi nguy hiểm ra sao? Giai đoạn ung thư phổi tế bào nhỏ. Giai đoạn ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Giai đoạn ung thư phổi không phải tế bào nhỏ chia làm bốn giai đoạn bệnh phát triển. Nguyên nhân gây ung thư phổi mọi người cần lưu ý để không mắc bệnh.
Bệnh ung thư phổi có mấy giai đoạn là câu hỏi của nhiều độc giả gửi về cho chúng tôi. Người đọc đều mong muốn được giải đáp về vấn đề bệnh ung thư phổi có mấy giai đoạn và nhiều vấn đề liên quan. Vì vậy, chúng tôi sẽ tổng hợp thông tin để trả lời câu hỏi: Bệnh ung thư phổi có mấy giai đoạn?
Tùy vào giai đoạn của ung thư phổi, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, kiểm soát bệnh để kéo dài thêm thời gian sống cho bệnh nhân hoặc điều trị các triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng để cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ung thư phổi nguy hiểm như nào?
Ung thư phổi được chia làm hai loại chính:
- Ung thư phổi tế bào nhỏ
- Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ
Tuỳ thuộc vào hình dạng tế bào dưới kính hiển vi. Mỗi loại ung thư phát triển và lan theo những cách khác nhau và được điều trị khác nhau.
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ thường gặp hơn ung thư phổi tế bào nhỏ (khoảng 80%) và nó thường phát triển và lan chậm hơn. Có ba loại ung thư không phải tế bào nhỏ chủ yếu. Chúng được đặt tên theo loại tế bào từ đó ung thư phát triển:
- Ung thư biểu mô tế bào vẩy (còn được gọi là ung thư dạng biểu bì).
- Ung thư biểu mô tuyến.
- Ung thư biểu mô tế bào lớn.
Bệnh ung thư phổi có mấy giai đoạn?
Bệnh ung thư phổi có mấy giai đoạn? Bệnh ung thư phổi có nhiều giai đoạn: Giai đoạn ung thư phổi tế bào nhỏ và không phải tế bào nhỏ.
Giai đoạn của ung thư phổi tế bào nhỏ
Các bác sĩ mô tả ung thư phổi tế bào nhỏ với hai giai đoạn:
Giai đoạn khu trú: Ung thư được tìm thấy chỉ trong một lá phổi và các mô xung quanh nó.
Giai đoạn lan rộng: Ung thư được tìm thấy trong các mô của lồng ngực bên ngoài lá phổi – nơi nó bắt đầu. Hoặc ung thư được tìm thấy trong các cơ quan ở xa khác.
Giai đoạn của ung thư phổi không phải tế bào nhỏ
Giai đoạn tiềm ẩn của ung thư phổi
Các tế bào ung thư phổi được tìm thấy trong đờm hoặc trong mẫu nước thu thập được trong quá trình nội soi phế quản, nhưng không thể tìm thấy khối bướu trong phổi.
Giai đoạn 0 của ung thư phổi
Các tế bào ung thư chỉ được tìm thấy ở lớp niêm mạc tận trong cùng của phổi. Khối bướu không phát triển qua lớp niêm mạc này. Khối bướu ở giai đoạn 0 còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Khối bướu lúc này chưa phải là ung thư xâm lấn.
Giai đoạn I của ung thư phổi
Các tế bào ung thư nằm giới hạn trong phổi. Các mô xung quanh phổi vẫn bình thường.
Giai đoạn II của ung thư phổi
Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết, thành ngực, cơ hoành, màng phổi, hoặc lớp màng ngoài bao quanh tim.
Giai đoạn III của ung thư phổi
Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết trong khu vực lồng ngực giữa tim và phổi. Các mạch máu trong khu vực này cũng có thể bị xâm lấn. Ung thư cũng có thể lây lan sang cổ thấp.
Giai đoạn IV của ung thư phổi
Ung thư đã lan đến lá phổi khác hoặc các khu vực khác trong cơ thể và không thể được loại bỏ bằng phẫu thuật.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi
Thông thường, bác sĩ khó có thể giải thích được nguyên nhân tại sao một người có thể mắc bệnh ung thư phổi còn người khác thì không. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng một người có một số yếu tố nguy cơ nhất định có thể dễ phát triển thành ung thư phổi so với người khác.
Khói thuốc lá được xem là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến ung thư phổi
Trong số hơn 80% các ca ung thư phổi trên thế giới điều liên quan đến khói thuốc lá. Các chất độc hại trong khói thuốc gây ảnh hưởng trực tiếp và hủy hoại các tế bào phổi. Theo thời gian, các tế bào bị hủy hoạt có thể trở thành ung thư. Đây là lý do tại sao những người hút thuốc lá, dùng tẩu thuốc, hoặc xì gà đều có nguy cơ ung thư phổi.
Người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc lá cũng có thể bị ung thư phổi
Một người tiếp xúc với khói thuốc lá càng nhiều có nguy cơ cao bị ung thư phổi càng cao.
Tham khảo thêm: Giai đoạn ung thư phổi có thể chữa như nào? – Báo Mới
Yếu tố khác gây ung thư phổi
Các yếu tố nguy cơ khác có thể gây bệnh bao gồm radon (một khí phóng xạ hoạt tính), a-mi-ăng, thạch tín, crôm, ni-ken và ô nhiễm không khí. Những người có các thành viên gia đình bị ung thư phổi cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người không có tiền sử gia đình mắc bệnh. Những người đã bị ung thư phổi là có nguy cơ lớn với phát triển khối u phổi thứ hai. Ngoài ra, rất nhiều trường hợp được chẩn đoán ung thư phổi đều trên 65 tuổi.
.