Điều trị ung thư máu ở trẻ em nói riêng và người bệnh ung thư máu nói chung trong y học hiện đại thường có ba phương pháp chính. Đó là hóa trị, xạ trị và cấy ghép tế bào gốc. Tùy giai đoạn và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ lựa chọn cách chữa trị bệnh bạch cầu phù hợp, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Các phương pháp điều trị ung thư máu ở trẻ em
Điều trị ung thư máu ở trẻ em thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi theo thống kê, ung thư máu hay còn gọi là bệnh bạch cầu, bệnh máu trắng, ung thư bạch cầu là bệnh ung thư có tỷ lệ cao nhất trong các dòng ung thư ở trẻ em, khoảng 34%. Bệnh thường “tấn công” vào trẻ em nam dưới 5 tuổi với những dấu hiệu như đau khớp, sốt cao, bầm da kéo dài…
Hiện nay, có ba phương pháp thường được sử dụng để điều trị ung thư máu ở trẻ em nói riêng và bệnh nhân ung thư máu nói chung. Đó là:
- Hóa trị
- Xạ trị
- Cấy ghép tế bào gốc
Hóa trị ung thư bạch cầu
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Đây là cách điều trị ung thư máu ở trẻ em phổ biến nhất. Các loại thuốc được đưa vào cơ thể người bệnh bằng cách uống trực tiếp hoặc tiêm vào tĩnh mạch. Tùy theo loại bệnh ung thư máu mà bác sĩ sẽ chỉ định liệu trình điều trị khác nhau.
Ngoài phá hủy tế bào ung thư, hóa trị còn làm yếu các tế bào bình thường. Từ đó nó làm giảm sức đề kháng của người bệnh và gây ra các tác dụng phụ như rụng tóc, mất năng lượng, cơ thể dễ bầm tím và chảy máu. Do đó, sau mỗi đợt trị liệu, người bệnh sẽ có một giai đoạn để phục hồi trước khi tiếp tục đợt truyền mới. Trong thời gian này, các tác dụng phụ cũng sẽ dần biến mất. Thời gian giữa hai đợt truyền hóa chất phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh.
Xạ trị bệnh ung thư máu
Xạ trị ung thư máu là biện pháp ngăn chặn tế bào ung thư phát triển nhờ các tia phóng xạ mang năng lượng cao. Có hai loại xạ trị, đó là:
- Xạ trị tập trung
- Xạ trị tổng hợp
Với xạ trị tập trung, các tia phóng xạ sẽ chỉ được chiếu vào nơi tập trung nhiều tế bào ung thư máu nhất. Trong khi đó, với xạ trị tổng hợp, tia phóng xạ sẽ được chiếu lên toàn bộ cơ thể bệnh nhân. Phương pháp này thường được áp dụng trước khi cấy ghép tủy xương.
Xạ trị ung thư máu có thể gây ra tác dụng phụ như:
- Rụng tóc (nếu tia xạ được chiếu trực tiếp lên đầu)
- Buồn nôn
- Mất cảm giác ngon miệng
- Tiêu chảy
Đặc biệt, nếu tia xạ được chiếu trực tiếp lên đầu trẻ em có thể khiến làm cản trở sự phát triển về thể chất và trí tuệ sau này. Do vậy, khi điều trị ung thư máu ở trẻ em bằng xạ trị, bác sĩ luôn cố gắng điều chỉnh năng lượng phóng xạ với mức thấp nhất.
Ghép tế bào gốc chữa bệnh bạch cầu
Ghép tế bào gốc (ghép tủy xương) là một phương pháp điều trị ung thư máu ở trẻ em. Hóa chất và phóng xạ trong quá trình hóa – trị liệu sẽ phá hủy tủy xương sản xuất tế bào bạch cầu đột biến.
Do đó, người bệnh cần một tủy xương mới được lấy từ tế bào tủy khỏe mạnh của người có cùng huyết thống hoặc người có tủy tương thích. Trong một số trường hợp các bác sĩ có thể lấy chính tủy của bệnh nhân để thay. Khi đó, tủy của người bệnh sẽ được tách ra để tiêu diệt hết tế bào ung thư, sau đó cấy ghép trở lại vào cơ thể.
Ung thư máu sống được bao lâu?
Ung thư máu sống được bao lâu hay ung thư máu có chữa khỏi được không là trăn trở của mọi bệnh nhân và người nhà. Theo các bác sĩ, bệnh ung thư máu có thể chữa trị được nếu bệnh ở giai đoạn đầu. Đặc biệt, trẻ nhỏ thường có tiên lượng tốt hơn người lớn.
Ngoài ra, bệnh ung thư máu sống được bao lâu còn phụ thuộc vào từng loại bệnh.
Ung thư bạch cầu dòng tủy mãn tính
Người bị bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính nếu được phát hiện sớm có thể sống khoảng 8 năm. Những người ở giai đoạn giữa có thời gian sống ít hơn, khoảng 5,5 năm. Người được chẩn đoán ở giai đoạn cuối thì chỉ sống thêm khoảng gần 4 năm. Bệnh này hiếm gặp ở trẻ em.
Điều trị ung thư máu ở Việt Nam hiện nay bằng phương pháp nào?
Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính
Loại bệnh bạch cầu này rất phổ biến ở người lớn. Theo thống kê, nếu bệnh được phát hiện sớm thì có 20 – 40% người sống ít nhất khoảng 5 năm. Tuy nhiên, những người lớn tuổi thì tiên lượng khá xấu.
Bệnh máu trắng lympho mạn tính
Người bệnh có thể sống thêm 10 – 20 năm nếu bệnh chỉ ảnh hưởng đến tế bào B. Song nếu bệnh nhân sẽ có tuổi thọ rất thấp nếu mắc bạch cầu lympho mãn tính tế bào T.
Ung thư bạch cầu lympho cấp tính
Loại bệnh này phổ biến nhất ở trẻ em. Khoảng 80% trẻ bị bạch cầu lympho cấp tính có thể chữa khỏi hoàn toàn. Trong đó, trẻ từ 3 – 7 tuổi có cơ hội hồi phục hoàn toàn cao nhất. Tuy nhiên, con số này ở người lớn chỉ là 40% và còn phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh.
Ngoài 4 loại bệnh trên, còn có một số bệnh bạch cầu rất hiếm gặp như bệnh bạch cầu cấp tính promyelocytic, ung thư bạch cầu tế bào lông…
Xem thêm: Tìm ra loại thuốc mới có thể chữa khỏi bệnh ung thư máu
.