Việc triển khai tầm soát ung thư trực tràng mà Hà Nội đang thí điểm tại 2 quận Nam Từ Liêm và Ba Đình trong gần một tháng được người dân hưởng ứng tích cực. Kết quả tỉ lệ dương tính với con số giật mình.
Gần 5% người dương tính trong lần tầm soát ung thư trực tràng
Người dân sống tại phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm), phường Nguyễn Trung Trực và phường Điện Biên (quận Ba Đình) đã được lấy mẫu phân làm xét nghiệm sàng lọc phát hiện sớm ung thư trực tràng miễn phí. Mỗi hộ gia đình đều được tổ trưởng tổ dân phố đến tận nhà phát mẫu, hướng dẫn và thu mẫu.
Tầm soát ung thư ung thư trực tràng để phát hiện và điều trị sớm
Thông qua đợt tầm soát ung thư trực tràng, điều khiến người dân phải giật mình khi 2.287 mẫu đã được lấy tại phường Tây Mỗ thì có đến 102 mẫu dương tính, tức là khoảng gần 5%. Những trường hợp này đã được khuyến cáo đến bệnh viện để làm các xét nghiệm chuyên sâu.
Qua tầm soát ung thư trực tràng lồng ghép khám lập hồ sơ sức khỏe
Trao đổi với phóng viên, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, toàn bộ mẫu lấy trong dân được đem về Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội (Bệnh viện Xanh Pôn) để làm xét nghiệm nên độ chính xác cao, giúp người dân kịp thời nắm bắt bệnh tình để điều trị ung thư trực tràng. “Đây được coi như một cách đầu tư vào y tế dự phòng để giảm chi phí điều trị của người dân, nên các địa bàn thí điểm đều được người dân hưởng ứng tích cực”. Cũng theo bà Hà, ung thư trực tràng là một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ mắc tương đối cao, nhưng lại là căn bệnh có thể điều trị được nếu được phát hiện sớm.
Bà Trần Thị Nhị Hà cho biết thêm, qua giai đoạn thí điểm này, chương trình tầm soát ung thư trực tràng phát hiện sớm ung thư sẽ được xin ý kiến Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung để nhân rộng trên toàn thành phố, lồng ghép với chương trình khám lập hồ sơ sức khỏe cho người dân.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư trực tràng hay polyp trong trực tràng dù đã được cắt bỏ, tiền sử gia đình có hội chứng đa polyp, hoặc có các biểu hiện như đi ngoài ra nhầy máu hay phân sẫm màu, đau chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, rối loạn phân, thiếu máu, sụt cân, đặc biệt ở những người từ 40 tuổi trở lên… nên tầm soát ung thư trực tràng sớm và thường xuyên hơn.
Theo Kinh tế và Đô thị