Hẹp bao quy đầu là một trong những nguyên nhân dễn đến ung thư dương vật rất thường gặp. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ tác nhân này bằng cách cắt bao quy đầu ngay từ khi còn nhỏ.
Hẹp bao quy đầu là gì?
Chắc hẳn bạn đã biết, bao quy đầu là phần da bọc đầu “cậu nhỏ” của nam giới. Bao quy đầu có từ ngay khi nam giới còn nhỏ tuổi. Thông thường, nó sẽ tự trượt xuống và để lộ phần đầu ra ngoài khi các bé trai khoảng 7 tuổi. Có tới 95% trẻ em sinh ra có bao quy đầu hẹp, nhưng càng lớn số này sẽ càng giảm. Đây là bệnh bẩm sinh, khá phổ biến ở các bé trai mà nhiều khi bố mẹ không phát hiện ra.
Năm 2016, quận Hoàn Kiếm thực hiện “Chương trình sàng lọc các chỉ số phát triển, sàng lọc khiếm thính, sàng lọc phát hiện các bất thường bộ phận sinh dục ở trẻ trai tuổi đầu đời tại các trường mẫu giáo, mầm non, nhóm trẻ tư thục trên địa bàn quận năm 2016”.
Tham gia chương trình, các bác sĩ nam khoa của Bệnh viện Thận Hà Nội đã khám cho trẻ em ở 35 trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ tư thục thuộc quận Hoàn Kiếm.
Trong số 2.675 trẻ được khám, có 38,24% (1.023 bé) số trẻ có bao quy đầu bình thường; số còn lại đều có bao quy đầu hẹp hoặc có hiện tượng dính, bán dính bao quy đầu, viêm nhiễm. Đặc biệt, có 1.187 trẻ cần can thiệp chuyên khoa ở các dạng khác nhau.
Bao quy đầu hẹp có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và nhiều tác nhân xấu khác phát triển trong dương vật. Do bao quy đầu không tuột ra được nên rất khó vệ sinh sạch sẽ, các vi khuẩn tồn đọng lại thường gây ra viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu và thậm chí là nguyên nhân dẫn đến ung thư dương vật.
Theo một thống kê trên 400 người bị bệnh ung thư dương vật, 80% người bệnh là do bao quy đầu hẹp gây ra.
Hầu hết người bị ung thư dương vật phải phẫu thuật cắt bỏ “của quý”, do vậy người bệnh không chỉ mất đi “bản lĩnh đàn ông”, không thể có con mà còn đe doạ đến tính mạng.
Đừng chủ quan khi trẻ bị hẹp bao quy đầu
Bác sĩ Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội cho biết, “Có những trường hợp trẻ em bố mẹ không sớm phát hiện, bên trong đã thành “bựa”, đóng cục trắng, mùi thối khẳm rất khó chịu. Hẹp bao quy đầu không gây nguy cơ lập tức mà về lâu dài. Để lâu không điều trị thì đa số khi lớn lên sẽ có nguy cơ ung thư dương vật. Hơn nữa, để lâu không vệ sinh hợp lý sẽ gây nguy cơ nhiễm trùng ngược dòng lên bàng quang hay thận”.
Đặc biệt, các bậc cha mẹ nên chú ý tới việc vệ bộ phận sinh dục cho trẻ và thường xuyên quan sát các bất thường ở vùng này. Có thể, chỉ cần massage dương vật cho con theo kiểu “thò ra thụt vào” có thể giúp da quy đầu của bé được nở dần ra. Nếu sau thời gian dài thấy tình trạng chưa được cải thiện, bố mẹ có thể cho con đi nong để mở rộng bao quy đầu, sau đó tiếp tục tập luyện như trên, kết hợp với vệ sinh đúng cách. Nếu cả hai cách trên không hiệu quả thì phải nghĩ đến việc cắt da quy đầu để tránh những biến chứng về sau.
“Lúc nhỏ khoảng 6-7 tuổi, 8, 12 tuổi vẫn có thể nong hoặc gỡ dính bao quy đầu. Nhưng ở lứa tuổi lớn hơn, khi bao quy đầu dày hơn, thì không thể gỡ dính hay nong được. Lúc đó phải can thiệp cắt bao quy đầu. Đây là tiểu phẫu thường không để lại tai biến hoặc di chứng gì. Trường hợp nong bao quy đầu ở trẻ gặp rất nhiều. Tại bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội ngày nào cũng ít nhất có vài ca”, bác sĩ Lợi cho biết.
Theo bác sĩ Lợi, nếu trẻ bị nong bao quy đầu, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ cách tự lột bao quy đầu hàng ngày. Nếu phải cắt bao quy đầu, gia đình cần chú ý tới chế độ chăm sóc vết mổ, thay băng hàng ngày. 7-10 ngày cần cắt chỉ (kể cả chỉ tiêu vẫn nên cắt để tránh nhiễm trùng trở lại). Với thanh niên cần kiêng quan hệ tình dục khoảng 1 tháng.
Trích nguồn: VietN