Giỏ hàng

Mẹ tôi bị bệnh ung thư hạch, làm sao để không lây bệnh cho người thân?

Mẹ tôi năm nay 60 tuổi bị bệnh ung thư hạch và đã điều trị được 8 tháng tại Bệnh viện Chợ Rẫy Tp.HCM. Nhưng bây giờ bà lại được phát hiện mắc bệnh lao phổi nặng co lủng phổi. Sau 2 lần mổ lủng hồi tràng cách đây 14 tháng mẹ tôi ngày càng bị suy kiệt và ốm yếu không đi lại được. Việc sinh hoạt thường ngày rất khó khăn. Vậy bác sĩ có thể cho tôi hỏi làm cách nào để bồi bổ cho mẹ tôi mau lấy lại sức khỏe? Hiện tại tôi đang có 2 đứa con nhỏ, vậy làm cách nào để tôi có thể vừa chăm sóc mẹ mình và chăm sóc các con, mà không lây bệnh cho chúng. Sau mỗi lần tiếp xúc với mẹ mình tôi đều rửa tay thật kỹ bằng xà bông, như vậy có được không? Xin bác sĩ tư vấn cho tôi!

Mẹ tôi bị bệnh ung thư hạch, làm sao để không lây bệnh cho người thân?

Mẹ tôi bị bệnh ung thư hạch, làm sao để không lây bệnh cho người thân?

Trả lời: BS. Nguyễn Thị Hòa-Bệnh viện Đa khoa Đống Đa

Trong trường hợp của mẹ bạn, sau khi bị bệnh ung thư hạch, bác đã được đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy Tp.HCM điều trị bệnh ung thư hạch trong vòng 8 tháng. Trong quá trình điều trị ung thư hạch, bác được chẩn đoán thêm là mắc bệnh lao phổi, trường hợp của bác cũng không phải hiếm gặp và bạn không cần quá lo lắng. Lao phổi là bệnh do các loại trực khuẩn có tên là Mycobacterium tuberculosis gây nên. Phổi chính là cơ quan mà trực khuẩn này hay tấn công nhất, tuy nhiên nó cũng có thể tấn công bất cứ cơ quan nào của cơ thể như tinh hoàn, cột sống, não… Đây cũng là bệnh có thể lây từ người sang người qua đường hô hấp. Bệnh lao không lây nhiễm trong những trường hợp như bắt tay, sử dụng chung thức ăn và đồ uống, sử dụng chung nhà vệ sinh hay chạm vào ga trải giường của người bệnh…

Để phòng bệnh cho người xung quanh, người bệnh không nên tiếp xúc gần với những người khác và không nên tiếp xúc quá lâu. Khi tiếp xúc với người thường, bệnh nhân cần đeo khẩu trang, và người tiếp xúc cũng cần đeo khẩu trang để tự bảo vệ mình. Người bị bệnh lao cần tuân thủ chế độ điều trị, dùng thuốc đúng liều, đủ thời gian. Sau khi được điều trị lao bằng phối hợp các thuốc sau giai đoạn điều trị 2 tháng tấn công, xét nghiệm đờm không thấy trực khuẩn lao thì khi đó nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh sẽ giảm đi.

 

Theo Sức khỏe & đời sống

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button