Thành phần dinh dưỡng của nấm với đa dạng hàm lượng đạm, chất béo, chất xơ, calo… giúp cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Thành phần dinh dưỡng của nấm
Thành phần dinh dưỡng của nấm rất tốt cho sức khỏe mọi người, mọi nhà. Vì thế, PGS.TS Trần Đình Ngạn (Nguyên trưởng khoa Tim – Thận – Khớp, Nguyên giám đốc BV Quân Y 103) khuyên mọi người nên đưa nấm vào bữa ăn hàng ngày để phòng bệnh.
Thành phần dinh dưỡng của nấm gồm những chất nào?
Trong nấm chứa nhiều vitamin và khoáng chất
Vitamin là dưỡng chất thiết yếu với cơ thể. Chúng không chỉ có chức năng duy trì cuộc sống mà còn có thể phòng bệnh. Các loại vitamin B có thể làm giảm nguy cơ tim mạch, giảm stress, tăng cường trí nhớ. Chúng có nhiều trong các loại thực phẩm như: thịt, trứng, sữa, các loại nấm….
Thành phần dinh dưỡng của nấm chủ yếu là các loại vitamin B như: B2, B3 và Pantothenic Acid. Tổ hợp này cung cấp năng lượng để cơ thể thoải mái hoạt động trong suốt ngày dài. Ngoài ra, chúng cũng là thành phần rất tốt cho hệ thần kinh.
- Riboflavin (B2) có chức năng duy trì sức khỏe.
- Niacin (B3) có vai trò thúc đẩy làn da khỏe mạnh, đảm bảo tiêu hóa và hệ thống thần kinh.
- Pantothenic Acid giúp sản xuất hormone, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thần kinh.
Ngoài ra, trong các loại nấm còn chứa nhiều vitamin D. Vì thế, đây được xem là loại thực vật duy nhất giúp cung cấp vitamin cho cơ thể. Không chỉ vậy, nấm còn chứa nhiều khoáng chất quan trọng như: Natri, Kali, Magie, Photpho, Sắt, Selen, Beta-Glucans…
Sắt là chất dinh dưỡng có nhiều trong các loại nấm
Thành phần dinh dưỡng của nấm chủ yếu là chất sắt. Vì thế, nếu cơ thể thiếu sắt sẽ dẫn tới tình trạng mệt mỏi, thiếu máu và suy nhược cơ thể. Sắt cũng là nguyên liệu để tổng hợp hemoglobin trong máu. Nhờ đó, tế bào hồng cầu có màu đỏ. Đồng thời, đây cũng là dưỡng chất có vai trò vận chuyển oxy hóa đến các mô.
Sắt là thành phần cấu tạo nên protein và enzym nhằm giải phóng năng lượng khi oxy hóa các chất dinh dưỡng thành ATP. Ngoài ra, sắt cũng tham gia vào quá trình tổng hợp hormone tuyến tiền liệt. Nhờ đó, khả năng miễn dịch của cơ thể tăng lên, chống lại sự xâm nhập của các virus gây hại.
Salen – Chất bổ dưỡng có trong nấm
Salen là một khoáng chất để chống oxy hóa, nhờ đó bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương. Đây cũng là chất phòng ngừa bệnh tim và một số bệnh ug thư. Không chỉ vậy, salen còn có khả năng ổn định hệ miễn dịch. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, mọi người nên bổ sung salen từ thực phẩm như nấm để phòng tránh bệnh tật.
Đồng là một thành phần dinh dưỡng của nấm
Đồng có vai trò giữ xương chắc khỏe. Hơn nữa, đây cũng là chất mang oxy đi khắp cơ thể. Nhờ có sự xuất hiện của đồng mà thúc đẩy quá trình hấp thu và sử dụng sắt để tạo thành hemoglobin của hồng cầu. Trường hợp thiếu đồng, quá trình trao đổi chất cũng sẽ bị thiếu máu và sinh trưởng chậm. Hơn nữa, nó cũng khiến làn da bị nhợt nhạt.
Beta-Glucans – Chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể
Trong nấm có nhiều Beta-Glucans. Đây là chất tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo, đường. Chúng có tác dụng kích thích hệ miễn dịch và chống dị ứng.
Thành phần dinh dưỡng của nấm chủ yếu là kali, photpho, natri, calci và magnesium và các nguyên tố khoáng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những chất dinh dưỡng này trong nấm có nhiều hơn gấp 2 lần trái cây và rau cải.
Bảng thống kê giá trị dinh dưỡng của nấm
Trong nấm có hàm có đa dạng các chất dinh dưỡng. Dưới đây là bảng phân tích giá trị dinh dưỡng của nấm.
STT | Loại nấm | Chất đạm | Chất béo | Chất xơ | Calo |
1 | Nấm mèo | 4 – 8% | 40,39%, | 7,5 – 17,5% | 347 – 384 Kcal |
2 | Nấm rơm | 43% | 69 -70% |
8 -14%
|
254 – 374 Kcal |
3 | Nấm mỡ | 23,9 – 34,8% | 69 -70% | 7,3 – 8% | 328 – 381Kcal |
4 | Nấm đông cô | 13,4 – 17,5% | 62,94% | 7,5 – 17,5% | 387 – 392 Kcal |
5 | Nấm bào ngư | 10,5 -30,4% | 62,94% |
8 -14%
|
345 – 367 Kcal |
6 | Nấm kim châm | 17,6% | 27,98%. | 7,3 – 8% | 378 Kcal |
7 | Nâm hầm thủ từ | 23,8 -31,7% | 27,98%. | 7,3 – 8% | 233 kcal. |
8 | Nấm lim xanh | 13% | 40% | 20,5% | 350 – 387% |
Ăn nấm có tốt không?
Trong nấm có nhiều chất dinh dưỡng nên còn được xem là thực phẩm đa chức năng. Chúng có thể vừa được xem là rau cũng lại vừa là thịt. Nấm có thể tăng sức đề kháng, chống lão hóa, giúp cơ thể sản sinh ta các hoạt chất interferon. Chất này có thể ức chế sự sinh trường và phát triển của virus gây hại. Nhờ đó, quá trình hình thành và phát triển của tế bào ung thư bị chững lại. Hơn nữa, ăn nấm còn giúp lưu thông khí huyết, thải độc tố ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng những loại nấm nào trong gần 7 vạn loại nấm ngoài tự nhiên?
Các loại nấm tốt cho sức khỏe
Nấm lim xanh – thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Nấm lim xanh có chứa nhiều dược chất như: Triterpenes, Germanium, Adenosine, Ling zhi-8 protein, vitamin và khoáng chất. Chúng có tác dụng ngăn chặn sự tấn công của tế bào ung thư, kích thích hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Không chỉ thế, nấm lim xanh còn có thể ứng dụng để làm thuốc trị bệnh tiểu đường. Với phụ nữ, nấm lim xanh có thể cung cấp những dưỡng chất thiết yếu để ngăn chặn sự lão hóa và có tác dụng làm đẹp.
Nấm hương – thành phần dinh dưỡng thiết yếu
Trong nấm hương có chứa adenine. Đây là chất tạo mùi thơm đặc biệt. Hơn nữa, nấm hương có thành phần dinh dưỡng với hàm lượng protein phong phú. Với 9 loại acid amin, sắt, vitamin B, Egosterol có thể chuyển hóa thành vitamin D. Từ đó, nấm hương có thể ngăn ngừa bệnh thiếu máu và cao huyết áp.
Không chỉ thế, nấm hương còn có chứa nhiều loại đường có chức năng nâng cao khả năng miễn dịch. Ngoài ra, chất ARN có thể can thiệp và ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư.
Chất bổ dưỡng cho cơ thể có trong nấm kim châm
Nấm kim châm chứa đại lượng protein và chất xơ. Nó không chỉ có mùi vị thơm ngon mà chất xơ trong nấm còn có khả năng thúc đẩy dạ dày và đường ruột nhu động. Nhờ đó, mọi ngươi sẽ không mắc bệnh táo bón, béo phì.
Ngoài ra, trong nấm kim châm còn có kẽm và kali. Đây là những chất rất tốt cho người giá và bệnh nhân cao huyết áp. Ngoài ra, nấm kim châm cũng có tác dụng chống ung thư hiệu quả.
Nấm bào ngư, nấm rơm – 2 loại nấm bổ dưỡng
Trong 2 loại nấm này có chứa nhiều vitamin C. Hàm lượng trong nấm rơm và nấm bào ngư gấp 6 lần so với một số loại trái cây như cam, quýt. Vì thế, thường xuyên ăn nấm rơm có tác dụng nâng cao sức đề kháng. Hơn nữa, hàm lượng protein, chất béo, canxi, đường, phopho, vitamin B… trong 2 loại nấm này rất cao. Chúng còn chứa 8 loại acid amin, protid có chức năng ngăn chặn tế bào ung thư phát triển.
Nấm mèo cũng là thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Nấm mèo là một loại thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho người bị khí huyết kém. Những người ăn nấm mèo sẽ phòng tránh được nguy cơ bệnh tắc, vỡ mạch máu và hạn chế nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, nấm mèo có tác dụng giảm cholesterone trong máu. Nhờ đó, mọi người có thể kiểm soát được cân nặng và chống lại bệnh thừa cân, béo phì.
.