Ung thư bạch cầu hay còn biết đến với cái tên phổ biến là bệnh ung thư máu. Bệnh này thuộc vào nhóm ung thư ác tính, khi đó bạch cầu trong cơ thể sẽ tăng đột biến.
Ung thư bạch cầu (bệnh ung thư máu) có nhiều biểu hiện có thể nhận biết được. Dưới đây là những triệu chứng và nguyên nhân ung thư bạch cầu. Nắm rõ những điều này, bạn sẽ có cách phòng chống hiệu quả cho bản thân và những người trong gia đình.
Triệu chứng bệnh ung thư máu
Do tủy bị công phá: Người bệnh sẽ xuất hiện những cơn sốt kèm theo cảm lạnh, đau đầu, thậm chí đau khớp.
Cơ thể bị thiếu hồng cầu: Thiếu hồng cầu, cơ thể người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, đuối sức, da dần dần chuyển sang màu trắng nhạt.
Bạch cầu bất thường: Biểu hiện rõ nhất là người bệnh hay bị nhiễm trùng.
Máu khó đông: Người bệnh sẽ thường xuyên bị chảy máu nướu răng, dễ bị bầm tím.
Cảm giác lười ăn, giảm cân nhanh.
Ra mồ hồi về đêm (đối với bệnh nhân nữ).
Nguyên nhân ung thư máu
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến ung thư bạch cầu hay còn gọi là bệnh ung thư máu. Tuy nhiên, vẫn có thể nhắc đến một số nguyên nhân sau:
Do người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các nguồn phóng xạ, ví dụ như những nạn nhân trong trận bom nguyên tử ở Nhật diễn ra vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, nổ lò nguyên tử Chernobyl ở Ukraine vào năm 1986 hoặc hệ quả khi các bệnh nhân chữa bệnh bằng phương pháp xạ trị.
Bệnh nhân mắc ung thư điều trị bằng dược phẩm.
Những người làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất độc hại như benzene, formaldehyde.
Mắc một số bệnh do biến đổi gene như hội chứng Down, do virus hoặc một vài bệnh về máu khác.
Phòng chống ung thư máu
Nên hạn chế đến mức tối đa việc tiếp xúc với môi trường nhiễm phóng xạ hoặc những nơi bị ô nhiễm.
Cần tạo thói quen ăn uống điều độ, bổ sung rau xanh, trái cây tươi và hải sản vào trong bữa ăn hàng ngày.
Hạn chế ăn đồ chiên, nướng, đồ ăn đóng hộp,…
Tránh sử dụng dầu mỡ đã chiên lại nhiều lần để rán hoặc nướng thức ăn ở nhiệt độ cao.
Không nên ăn những thực phẩm mà trên bao bì có in thời gian bảo quản lâu.
Không nên tiếp tục sử dụng đồ ăn có hiện tượng ôi, thiu hoặc nấm mốc.
Hạn chế uống rượu nồng độ cao, đặc biệt không nên vừa uống rượu vừa hút thuốc lá.
Không chế biến thức ăn và dự trữ trong nhiều ngày.
Không nên ăn những thức ăn đã để lâu trong tủ lạnh.
Không ăn những thức ăn và thức uống quá nóng.
Chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao để tăng cường sức để kháng của cơ thể.
Theo Sức khỏe đời sống