Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1b2 là gì? Dấu hiệu nhận biết ung thư biểu mô tế bào cổ tử cung giai đoạn 1b2? Ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm có thể chữa khỏi được không và phương pháp điều trị bệnh là gì? Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 1b2. Bài viết dưới đây sẽ trả lời tất cả những thắc mắc trên của độc giả.
Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1b2 là một trong những giai đoạn sớm của bệnh ung thư cổ tử cung – căn bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở nữ giới và có tỷ lệ tử vong khá cao. Bệnh gây chảy máu bất thường ở âm đạo ngoài kỳ kinh và khi quan hệ.
Ung thư cổ tử cung phát triển qua 5 giai đoạn chính, từ 0 đến IV. Mỗi giai đoạn chính đều có những giai đoạn phụ khác. Thông thường, chỉ khi xét nghiệm, các bác sĩ mới biết chính xác ung thư cổ tử cung đã phát triển tới mức nào.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 0
Giai đoạn 0 là giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung, còn được biết đến với tên gọi ung thư biểu mô tại chỗ. Ở giai đoạn 0, các tế bào ung thư mới chỉ xuất hiện ở lớp bề mặt tử cung, chưa thâm nhập vào sâu trong các mô.
Giai đoạn I ung thư cổ tử cung
Qua giai đoạn 0, bệnh ung thư cổ tử cung sẽ bước sang giai đoạn I. Lúc này các tế bào ung thư không nằm bên ngoài nữa mà đi sâu vào các mô. Giai đoạn I gồm những giai đoạn phụ sau:
Ung thư cổ tử cung giai đoạn II
Giai đoạn III bệnh ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung giai đoạn IV
Giai đoạn IV là giai đoạn bệnh ung thư cổ tử cung đã rất nặng. Lúc này, không chỉ cổ tử cung mà nhiều khu vực khác của cơ thể cũng bị ảnh hưởng, tức ung thư đã di căn.
Cách điều trị bệnh ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1b2 nói riêng và ở giai đoạn sớm nói chung thì khả năng chữa trị thành công là rất cao. Tuy nhiên, nếu người bệnh đã ở giai đoạn muộn, các phương pháp điều trị chỉ giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Hiện nay, với bệnh ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng, 3 phương pháp chữa trị được áp dụng phổ biến là:
- Phẫu thuật cắt bỏ khối u
- Xạ trị: Dùng tia X năng lượng cao tiêu diệt khối u ở một vị trí nhất định.
- Hóa trị: Tiêm hoặc uống thuốc/hóa chất để tiêu diệt khối u trên toàn cơ thể.
Phẫu thuật ung thư cổ tử cung
Phẫu thuật ung thư cổ tử cung bao gồm 3 loại chính, đó là:
- Radical trachelectomy: Cắt bỏ cổ tử cung, giữ nguyên tử cung. Phương pháp này dùng khi bệnh ở giai đoạn rất sớm.
- Hysterectomy: Cắt bỏ tử cung, đôi khi có thể cắt cả buồng trứng hay ống dẫn trứng. Phương pháp điều trị này cũng được áp dụng cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm.
- Pelvic exenteration (phương pháp phẫu thuật vùng chậu): Cổ tử cung, tử cung, âm đạo, bàng quang, ống dẫn trứng, buồng trứng và trực tràng đều bị cắt bỏ. Phương pháp này thường áp dụng khi ung thư cổ tử cung tái phát.
Xạ trị ung thư cổ tử cung
Xạ trị có thể được áp dụng riêng hoặc kết hợp với cách phẫu thuật hay hóa trị để tăng hiệu quả trị bệnh, giảm đau đớn, chảy máu.
Khi xạ trị ung thư cổ tử cung, người bệnh có thể bị:
– Tiêu chảy
– Đau khi đi tiểu
– Mệt mỏi, buồn nôn
– Đau ở da khu vực xương chậu
– Âm đạo bị thu hẹp, làm cho quan hệ tình dục bị đau
– Âm đạo khô…
Hóa trị ung thư cổ tử cung
Khi được sử dụng riêng, hóa trị có thể là liệu pháp điều trị duy nhất cho bệnh ung thư giai đoạn muộn. Phương pháp này giúp bệnh chậm phát triển và giảm triệu chứng. Các tác dụng phụ của hóa trị ung thư cổ tử cung thường gặp là:
– Buồn nôn, nôn
– Tiêu chảy
– Mệt mỏi, thiếu máu, khó thở
– Dễ bị nhiễm trùng
– Loét miệng
– Ăn mất ngon
– Rụng tóc
Xem thêm: Ung thư cổ tử cung có thể sống được bao lâu?
.