Giỏ hàng

Dân văn phòng dễ mắc bệnh trĩ, phòng tránh bằng cách nào?

Đặc thù công việc khiến dân văn phòng dễ mắc bệnh trĩ. Vậy làm thế nào để phòng ngừa điều này, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mắc bệnh do ngồi lâu

Trĩ là căn bệnh có thể xảy ra với bất kì ai. Ở nước ta, năm 2012, tỷ lệ mắc bệnh trĩ lên tới 35-50% trong đó nhóm đối tượng thường bị bệnh trĩ tấn công nhất là người làm văn phòng. Chính thói quen ngồi nhiều, vận động ít khiến áp lực tĩnh mạch phần dưới trực tràng tăng. Không những thế, áp lực công việc, mệt mỏi căng thẳng tăng lực ép lên tĩnh mạch ở đầu cuối trực tràng cũng dẫn đến sự hình thành trĩ. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu khiến dân văn phòng dễ bị mắc bệnh trĩ.

Những cấp độ của bệnh trĩ

Nguyên nhân gây bệnh trĩ là do các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn dãn quá mức. Trĩ gồm trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh trĩ nội chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa. Người mắc bệnh trĩ ngoại có thể có huyết khối phát triển rất đau.

Dân văn phòng dễ mắc bệnh trĩ do ngồi lâu

Dân văn phòng dễ mắc bệnh trĩ do ngồi lâu

Dân văn phòng dễ mắc bệnh trĩ cấp độ 1 và 2 với các triệu chứng đau và chảy máu khi đại tiện, hậu môn ngứa và tiết dịch gây viêm da, ướt viêm quanh hậu môn. Những người bị bệnh nặng sang cấp độ 3, 4 sẽ sa búi trĩ quá mức làm nghẹt, tắc mạch hoặc gây áp xe hậu môn, nứt hậu môn. Mắc bệnh trĩ ngoại ở cấp độ 3, 4 cũng sẽ dễ bị tổn thương nhiễm trùng gây lở loét, chảy máu trầm trọng hoặc tạo thành những cục máu đông nằm trong búi trĩ, thậm chí còn có thể biến chứng nguy hiểm và sinh ra các bệnh khác.

Bác sĩ tư vấn cách phòng bệnh trĩ cho người làm văn phòng

Bác sĩ tư vấn cách phòng bệnh trĩ cho người làm văn phòng

Cũng có những trường hợp mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại, muốn giảm đau đớn, khó chịu, chảy máu… người bệnh cần chữa trị càng sớm càng tốt.

Phòng tránh tình trạng mắc bệnh trĩ bằng ở dân văn phòng bằng cách nào?

Muốn phòng ngừa bệnh trĩ, người làm việc văn phòng cần:

– Hạn chế đứng hoặc ngồi lâu. Nếu công việc đòi hỏi phải ngồi trong thời gian dài thì sau khoảng một tiếng ngồi làm việc nên đứng lên 5 đến 10 phút.

– Uống nhiều nước để tiêu hóa tốt hơn đồng thời cần ăn nhiều trái cây, rau xanh để giúp cho phân mềm, gián tiếp tránh được bệnh trĩ.

– Tránh dùng đồ ăn cay, nóng bởi chúng khó tiêu hóa và gây táo bón.

– Nên ăn những đồ ăn thức uống có tính thanh nhiệt nhuận tràng và tăng cường luyện tập thể dục thể thao.

Với những trường hợp đã mắc trĩ, cần có chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, tránh rặn khi đại tiện. Người bị trĩ nặng và đã bị sa, trĩ ngoại có huyết khối nên giải quyết bằng phẫu thuật. Thuốc bôi trơn, chất làm mềm và dịu da kết hợp cùng với một loại thuốc tê để giảm đau cũng là một phương pháp được khuyên dùng nhưng cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Biện pháp điều trị bệnh trĩ bằng y học cổ truyền

Dân văn phòng dễ bị mắc bệnh trĩ nên có thể sử dụng một số biện pháp y học cổ truyền để điều trị. Các vị thuốc trị trĩ tốt trong y học cổ truyền như Địa Du có tác dụng cầm máu, rất tốt để trị kiết lỵ ra máu, trĩ ra máu. Ngoài ra còn có thể kể đến: Chỉ Xác giúp nhuận tràng, trị táo bón, hạn chế chảy máu khi đi đại tiện, giúp co búi trĩ hiệu quả; Phòng phong giúp giảm đau nhanh.

Muốn ngăn ngừa trĩ tái phát cần chữa trị tận gốc căn nguyên. Hòe giác được xem là vị thuốc đem lại hiệu quả tốt nhất với mục đích chữa trị này. Tác dụng của Hòe giác là tăng trương lực của mạch máu, bền thành mạch nhờ đó mà giảm sự căng giãn tĩnh mạch trực tràng – hậu môn có thể khắc chế tận gốc căn nguyên bệnh.

Với những trường hợp trĩ nặng cần sớm gặp bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp, giảm thiểu những biến chứng do trĩ gây ra.

 

Theo Dân trí

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button