Cách phòng bệnh ung thư phổi như thế nào là một câu hỏi chung của rất nhiều người hiện nay. Bởi đây là một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm hàng đầu và có tỷ lệ tử vong rất cao. Mặc dù ung thư phổi thường mắc ở nam giới, song tỷ lệ người trẻ không hút thuốc lá cũng đang có xu hướng ra tăng rất cao.
Những cách phòng bệnh ung thư phổi cần biết
Cách phòng bệnh ung thư phổi có rất nhiều và rất đơn giản. Ví dụ như không hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với thuốc lá, tránh xa không khí ô nhiễm,….. Mặc dù tưởng chừng như không quan trọng nhưng chúng lại có thể bảo vệ lá phổi của bạn luôn khỏe mạnh.
Không hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc lá
Cách phòng bệnh ung thư phổi đầu tiên phải nói đến là không hút thuốc lá. Bởi thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư phổi. Bên trong khói thuốc có chứa đến 69 chất gây ung thư, 7000 chất độc. Khi hút, khói thuốc lá xâm lấn vào bên trong tế bào và làm tổn hại tế bào. Theo tổ chức ung thư thế giới, có đến 85% số người mắc bệnh ung thư do hút thuốc.
Ngoài ra, những người không hút thuốc lá nhưng tiếp xúc với thuốc lá cũng có nguy cơ bị ung thư phổi 20 – 30%. Đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi chức năng phổi còn chưa hoàn thiện, càng dễ có nguy cơ mắc bệnh. Do đó, hãy chia sẻ thông tin với các thành viên trong gia đình để từ bỏ thói quen hút thuốc lá và tránh xa những nơi có khói thuốc lá.
Tránh xa không khí ô nhiễm
Bầu không khí nặng nề và ô nhiễm cũng tiềm ảnh những chất độc làm hại cơ thể và gây nên ung thư. Do đó, cách phòng bệnh ung thư phổi là tránh xa những không khí này. Ngoài ra, bạn nên chú ý thường xuyên khử trùng nơi ở. Khi tham gia giao thông nên đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc với khói độc từ các loại xe.
Giảm phơi nhiễm hóa chất
Tuân thủ chỉ dẫn an toàn và bảo hộ lao động là một trong những cách phòng bệnh ung thư phổi. Bởi một số nghiên cứu cho thấy có đến hơn 40 chất gây ung thư trong amiang, crom, thạch tín và niken. Ngoài ra, còn một chất khác cũng rất nguy hiểm có thể gây ung thư đó là radom. Chất này được hình thành do uranium phân hủy tự nhiên, xuất hiện nhiều trong đất, nước đá xung quanh nhà bạn. Do đó, bạn hãy thường xuyên kiểm tra mức radon để biết được mức độ độc hại để có những biện pháp phòng tránh.
Giảm thiểu khói nhà bếp
Ngoài khói thuốc lá thì khói dầu nhà bếp cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư phổi. Bởi trong dầu thực vật có một số thành phần khi ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra các chất gây ung thư.
Tập thể dục đều đặn
Giữ gìn cho cơ thể luôn khỏe mạnh cũng là một trong những cách phòng tránh bệnh ung thư phổi. Vì thế, hãy thường xuyên tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Bạn cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Nên ăn những loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như trái cây, rau xanh. Không nên ăn những thức ăn chiên đi chiên lại nhiều lần, thức ăn để qua ngày. Khi đó, hệ miễn dịch của bạn sẽ hoạt động tốt, giúp cơ thể phòng chống căn bệnh ung thư.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kì
Bạn hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kì để biết được sức khỏe của mình đang diễn biến như thế nào. Bạn nên cố gắng đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe 6 tháng một lần. Hiện nay với công nghệ y học tiên tiến, các bác sĩ có thể sử dụng nhiều phương pháp như chụp CT liều thấp, X quang, xét nghiệm máu để có thể phát hiện ung thư phổi giai đoạn sớm. Khi đó, bệnh ung thư phổi được điều trị có hiệu quả cao hơn và cơ hội sống cho bệnh nhân cũng cao hơn. Ngoài ra, luôn giữ một tinh thần lạc quan, vui cũng là một trong những yếu tố giúp bạn bảo vệ cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa các loại bệnh ung thư.
Nhận biết những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư phổi
Bệnh ung thư phổi có những triệu trứng rất hay nhầm lẫn với các bệnh khác. Do đó, bên cạnh những cách phòng bệnh ung thư phổi, bạn nên nắm được những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư phổi.
Một số dấu hiệu của bệnh ung thư phổi cần biết:
- Ho dai dẳng và liên tục.
- Cảm thấy đau lưng, ngực và vai. Bạn có thể cảm nhận trong những lúc ho
- Khó thở
- Thay đổi màu sắc của đờm.
- Đờm nhiều trong họng
- Giọng nói thay đổi, trở nên khàn tiếng
- Mất cảm giác ngon miệng
- Giảm cân liên tục, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi
- Nói khó khăn qua từng hơi thở
- Ho ra máu
- Đau xương, khớp, sưng ở cổ và mặt
- Dễ bị chảy máu
Trên đây là một số chia sẻ về cách phòng bệnh ung thư phổi. Hãy cố gắng thực hiện để bảo vệ mình và gia đình luôn khỏe mạnh các bạn nhé!
.