Ung thư buồng trứng có thai không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Ung thư buồng trứng là “sát thủ” với phái nữ, bệnh phát triển nhanh chóng. Đây là nỗi trăn trở của những phụ nữ mong muốn được làm mẹ. Phụ nữ mắc bệnh sẽ khó mang thai hơn những phụ nữ bình thường. Cách điều trị ung thư buồng trứng hiệu quả là gì?
Ung thư buồng trứng có thai không? Để trả lời câu hỏi trên, trước hết người bệnh cần có những thông tin nhất định về ung thư buồng trứng. Dưới đây là những thông tin về khái niệm, mức độ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và cách điều trị phù hợp với người bệnh mong muốn có thai.
Ung thư buồng trứng có thai không?
Ung thư buồng trứng là một trong những ung thư ở đường sinh dục thường gặp nhất ở phụ nữ. Theo đánh giá, đây là bệnh có mức độ uy hiếp lớn nhất trong các bệnh ác tính thuộc phụ khoa.
Nguyên nhân ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng có thai hay không do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Phụ nữ cần lưu ý những nguyên nhân này để phòng ngừa bệnh kịp thời.
Các yếu tố nguy cơ gây nên ung thư
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư buồng trứng bao gồm:
- Mang thai muộn.
- Bắt đầu sớm kinh nguyệt.
- Mãn kinh muộn.
- Chưa bao giờ có con.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư buồng trứng, và lạc nội mạc tử cung.
Ung thư buồng trứng di truyền
Nếu bạn có tiền sử gia đình bị ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư đại tràng hãy đi khám bác sĩ phụ khoa mỗi năm một lần để được kiểm tra và có kết quả chẩn đoán sớm nhất.
Nếu gia đình có tiền sử những bệnh trên, hãy đi khám phụ khoa mỗi năm 1 lần. Điều này sẽ giúp người bệnh có chẩn đoán sớm và chính xác ung thư buồng trứng có thai không.
Ung thư buồng trứng rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Thông thường, triệu chứng rất mờ nhạt nên dễ bị bỏ qua hoặc nhầm với các vấn đề sức khỏe. Một số vấn đề sức khỏe dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng như mãn kinh, rối loạn tiêu hóa…Trên thực tế, hầu hết bệnh nhân được phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Triệu chứng của bệnh ung thư buồng trứng
Phụ nữ nên để ý đến những triệu chứng điển hình của bệnh. Một số triệu chứng của ung thư buồng trứng gồm:
- Bụng chướng và khó chịu.
- Đầy bụng kéo dài.
- Khó tiêu kéo dài, xì hơi hay buồn nôn.
- Thay đổi thói quen đại tiện, chẳng hạn như táo bón.
- Ăn không ngon.
- Sụt cân.
- Đau lưng.
Ung thư buồng trứng vẫn có khả năng sinh con
Trả lời thắc mắc ung thư buồng trứng có thai không, các bác sĩ khẳng định người bị ung thư buồng trứng hoàn toàn có thể mang thai. Tuy nhiên người bệnh chỉ có thể mang thai khi:
- Người bệnh phát hiện ung thư sớm và bệnh ở giai đoạn đầu.
- Trong trường hợp chỉ bị ung thư một bên buồng trứng.
Nếu bệnh được phát hiện muộn và vào giai đoạn nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ không thể sinh con. Trong trường hợp bị ung thư cả hai bên buồng trứng, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ và tiến hành hóa trị hai bên buồng trứng.
Thậm chí khi bệnh trạng nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ không thể thực hiện được phẫu thuật. Biện pháp duy nhất lúc này là sử dụng hóa chất điều trị. Mục đích của việc này là kéo dài sự sống và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.
Các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ban đầu thường được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân được chẩn đoán ung thư buồng trứng. Nếu muốn giữ khả năng có con và nếu khối u của được phát hiện sớm, phẫu thuật có thể chỉ cắt bỏ buồng trứng và vòi trứng bên có u.
Tuy nhiên, tình huống này hiếm gặp và điều trị hoá chất sau đó có thể gây ra vô sinh. Nhưng nhiều phụ nữ vẫn tiếp tục mang thai thành công sau điều trị.
Hóa trị liệu
Đây là dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể áp dụng hóa trị liệu để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể sau khi phẫu thuật, để kiểm soát sự tăng trưởng của khối u hoặc làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh.
Tia xạ trị liệu
Là phương pháp sử dụng tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia xạ trị liệu chỉ ảnh hưởng tới tế bào ở vùng chiếu xạ. Tia phóng xạ có thể xuất phát từ một máy (phóng xạ ngoài). Một số bệnh nhân được điều trị bằng tia phóng xạ trong màng bụng trong đó dung dịch phóng xạ được đưa trực tiếp vào ổ bụng qua một ống thông.
Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng sớm cho mọi lứa tuổi – Báo Mới
Liệu pháp miễn dịch mới
Liệu pháp mới “Gia tốc kìm hãm” của Nhật Bản là một trong những liệu pháp được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Việc sử dụng thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch (kháng thể kháng CTLA-4, PD-1) trong liệu pháp mới sẽ tấn công trực tiếp vào tế bào ung thư, thực hiện kìm hãm tế bào ung thư giúp hệ miễn dịch có thể tiêu diệt chúng.
Tác dụng phụ do điều trị
Điều trị ung thư buồng trứng khiến cho bệnh nhân dễ gặp phải các dấu hiệu sau:
- Buồn nôn và nôn, ăn không ngon, ỉa chảy.
- Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, tê và cảm giác kim châm ở bàn tay bàn chân.
- Đau đầu, rụng tóc, xạm da và móng.
- Một số thuốc dùng trong ung thư buồng trứng có thể làm giảm khả năng nghe và gây tổn thương thận.
.