Thuốc ngừa ung thư cổ tử cung HPV là gì? Hầu hết các loại ung thư cổ tử cung đều do virus HPV gây ra. Hiện nay, chích thuốc ngừa ung thư cổ tử cung HPV là phương pháp hữu hiệu để phòng tránh ung thư cổ tử cung. Chích thuốc ngừa ung thư cổ tử cung HPV ở độ tuổi nào phù hợp? Chủng ngừa phòng chống ung thư cổ tử cung.
Thuốc ngừa ung thư cổ tử cung HPV sử dụng vacxin HPV (Human Papilloma Virus). Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm và khá phổ biến đối với phụ nữ trên toàn thế giới. Ung thư cổ tử cung có tỉ lệ tử vong cao ở giai đoạn muộn. Từ đó khiến cho ung thư cổ tử cung trở thành nỗi ám ảnh của nhiều phụ nữ. Việc tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung đang được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn.
Thuốc ngừa ung thư cổ tử cung HPV là gì?
Thuốc ngừa ung thư cổ tử cung HPV là một trong hai loại thuốc chích ngừa ung thư cổ tử cung. Nó có thể ngăn ngừa virus HPV. Vắc xin chủng HPV này sẽ có hiệu quả 100% đối với những nhóm phụ nữ chưa từng bị nhiễm virus HPV và chưa qua quan hệ tình dục. Ngoài ra, loại vắc xin này có thể ngăn ngừa được cả bệnh ung thư âm đạo, âm hộ ở phụ nữ, mụn cơm sinh dục và ung thư hậu môn ở cả nam và nữ.
Chích thuốc ngừa ung thư cổ tử cung HPV khi nào?
Chị em phụ nữ thường thắc mắc có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung không. Nguyên nhân vì lo lắng loại vắc xin này có thể gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe.
Quy trình chích ngừa ung thư cổ tử cung HPV: Tiêm 3 mũi, mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên 2 tháng, mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 là 6 tháng. Giá một mũi tiêm vắc xin HPV tại các trung tâm y tế vào khoảng 1.800.000 đồng.
Bạn nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung tại: Bệnh viện phụ sản, trung tâm y tế dự phòng. Ngoài ra, nên tham khảo việc chích ngừa ung thư cổ tử cung từ bác sĩ chuyên khoa. Đảm bảo bạn thuộc tuổi chích ngừa ung thư cổ tử cung trước khi tiêm. Điều kiện để chích ngừa ung thư cổ tử cung là:
- Nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26.
- Đối với nhóm bé gái từ 9 đến 15 tuổi, 99% trường hợp tạo được kháng thể với nồng độ cao hơn và kéo dài lâu hơn so với kháng thể tự nhiên.
Lưu ý khi chích thuốc ngừa ung thư cổ tử cung HPV
Hiện nay chưa có phát hiện nào cho thấy việc tiêm vắc xin HPV có tác dụng phụ hay gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy vậy, chị em vẫn cần biết đến các lưu ý và điều kiện chích ngừa ung thư cổ tử cung:
- Tiêm thuốc chích ngừa ung thư cổ tử cung có hiệu quả nhất khi bạn gái chưa qua quan hệ tình dục.
- Phụ nữ đã lập gia đình hoặc có quan hệ tình dục vẫn hoàn toàn có đủ điều kiện chích ngừa ung thư cổ tử cung. Vì các nghiên cứu cho thấy vắc xin vẫn có hiệu quả tốt với các đối tượng này.
- Điều kiện chích ngừa ung thư cổ tử cung quan trọng là bạn chưa bị mắc bệnh.
- Không tiêm vắc xin HPV trong thời gian mang thai và cho con bú. Sau mũi tiêm cuối cùng, 3 tháng tới chị em mang thai là tốt nhất, tối thiểu cũng là một tháng.
- Trước khi tiêm, bạn nên khám phụ khoa. Sau đó làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung để tầm soát ung thư cổ tử cung. Bởi vì có nhiều nguyên nhân khác gây bệnh ngoài vi rút HPV.
Thuốc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung
Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung
Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung sớm và tiền ung thư thường không có triệu chứng. Triệu chứng sẽ xuất hiện trong giai đoạn muộn, khi đó ung thư đã xâm lấn. Khi điều này xảy ra, các triệu chứng phổ biến nhất là:
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Đau lưng.
- Đi tiểu bị đau hoặc tiểu khó khăn và nước tiểu đục.
- Rò rỉ nước tiểu hoặc chất cặn hôi từ âm đạo.
Khi phát hiện các triệu chứng trên, bạn nên đi khám chẩn đoán bệnh và chích thuốc phòng ngừa ung thư cổ tử cung kịp thời.
Tầm soát phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Nếu được phát hiện sớm, ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư có thể điều trị thành công nhất. Nếu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm, khu trú tại chỗ tỷ lệ điều trị thành công 93%. Tuy nhiên, khi ung thư phát hiện ở giai đoạn trễ thì tỷ lệ trị khỏi chỉ 15%.
Tầm soát phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm PAP. Xét nghiệm PAP (phết tế bào cổ tử cung) là một xét nghiệm tế bào học để tìm những tế bào bất thường trong lớp biểu mô cổ tử cung. Nếu xét nghiệm PAP có kết quả bất thường thì bác sĩ sẽ khám kỹ hơn:
- Soi cổ tử cung: Giúp xác định vị trí, mức độ lan tỏa của tổn thương. Đồng thời hướng dẫn cho sinh thiết cổ tử cung.
- Sinh thiết cổ tử cung: Cắt mẫu mô của cổ tử cung để quan sát dưới kính hiển vi. Từ đó cho kết quả rất chính xác.
Phụ nữ đã có quan hệ tình dục nên được phết tế bào cổ tử cung và khám phụ khoa mỗi năm một lần. Sau 3 lần liên tiếp với kết quả bình thường. Lời khuyên là khoảng thời gian có thể thưa ra khoảng 2 – 3 năm một lần. Cứ liên tục theo dõi cho đến lúc 60 tuổi.
Xem thêm: Vacxin HPV phòng ngừa hiệu quả ung thư cổ tử cung – Báo Dân Trí
Chủng ngừa phòng chống ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung do nhiều tuýp HPV gây ra. Trong đó 70% trường hợp là HPV 16 và 18. Văcxin chủng ngừa ung thư cổ tử cung chỉ có hiệu quả với HPV 16 và 18. Tức là phòng ngừa được 70% trường hợp.
Còn 30% trường hợp ung thư cổ tử cung còn lại do các tuýp HPV khác. Hiện tại thì chưa có văcxin phòng ngừa. Do đó, dù cho được tiêm văcxin cũng phải khám phụ khoa và làm xét nghiệm PAP định kỳ.
Các loại văcxin chỉ có tác dụng ngăn ngừa nhiễm HPV chứ không điều trị tình trạng đã nhiễm HPV. Nên tiêm trước khi một người phụ nữ bị nhiễm với HPV.
.