Giỏ hàng

Bác sĩ hướng dẫn cách phòng biến chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

70% bệnh nhân sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ, tuy nhiên, nếu không được chăm sóc và theo dõi cần thận, bệnh nhân có thể có những biến chứng sốt xuất huyết rất nguy hiểm đe doạ đến tính mạng.

Các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết ở thể nhẹ có thể điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, từ ngày thứ ba đến ngày thứ bảy của bệnh, cha mẹ cần theo dõi, quan sát bệnh của trẻ một cách cẩn thận, tỉ mỉ để phát hiện các dấu hiệu tiền sốc, bao gồm: Trẻ đang tỉnh táo bỗng chuyển sang lừ đừ hoặc vật vã, trẻ bị đau bụng dữ dội mà trước đó chưa từng bị hoặc ít, tay chân lạnh, da đổi màu bầm bầm, môi xám lại. Trẻ thường tiểu ít hẳn đi hoặc không buồn tiểu, nhưng lại rất khát nước. Đặc biệt là ngày thứ ba của bệnh, nếu có một số triệu chứng nói trên thì nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Biến chứng sốt xuất huyết

Nhận biết sớm dấu hiệu sốt xuất huyết để điều trị kịp thời là rất cần thiết

Suy đa tạng, xuất huyết não – biến chứng sốt xuất huyết đáng sợ

Tràn dịch màng phổi, máu đọng trong thận là những biến chứng sốt xuất huyết nặng nhất có thể xảy ra. Hai biến chứng này có thể gây ra nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ và thậm chí là đe doạ đến tính mạng. Ngoài ra, còn có biến chứng khác thường gặp là tổn thương nội tạng như suy gan, não, suy hô hấp, thận. Đặc biệt với những người bệnh có nền tảng bệnh suy thận, suy gan do rượu,… sẽ càng nguy hiểm hơn. Với người bị sốt xuất huyết ở thể nặng, biến chứng tiểu cầu giảm là rất nguy hiểm. Nếu trường hợp này xảy ra nhưng bệnh nhân không được truyền tiểu cầu kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết não, dễ tử vong.

Những điều cần làm khi chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà

Người bệnh cần được nằm ở phòng thoáng sạch, không được ra mưa, ra nắng và không được đi lại nhiều. Cần bổ sung nhiều nước cho người bệnh bởi bị sốt xuất thường bị cô đặc máu nên rất khó lưu thông. Việc uống ít nước chính là nguyên nhân chính gây ra biến chứng sốc. Để phóng biến chứng sốt xuất huyết, trẻ em cần được uống oresol (chất thường dùng để bù nước khi bị tiêu chảy) hoặc nước cam, nước chanh hoặc nước khoáng, nước đun sôi. Nên cho trẻ uống từ từ, chậm rãi vì nếu uống quá nhanh có thể làm trẻ bị buồn nôn hoặc đầy bụng. Đối với việc ăn, nên cho bé ăn các loại thức ăn dễ tiêu như cháp, súp và không được ăn quá no.

Biến chứng sốt xuất huyết

Sử dụng aspirin để hạ sốt có thể gây ra biến chứng sốt xuất huyết nguy hiểm

Với trẻ em bị sốt xuất huyết, bác sĩ thường cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol, efferalgan (liều dùng theo cân nặng của trẻ). Đặc biệt các bậc phụ huynh nên lưu ý không được cho trẻ uống thuốc nhóm aspirin, chúng có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết. Việc dùng thuốc kháng sinh phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ bị sốt cao, nên dùng khăn lau mát cho trẻ để tránh biến chứng co giật.

Những điều không nên làm

  • Cạo gió, cắt lề: Việc này không có tác dụng mà còn gây chảy máu, nhiễm khuẩn.
  • Uống thuốc aspirin: có thể gây xuất huyết dạ dày.
  • Truyền dịch tại phòng khám không đủ điều kiện: có nhiều trường hợp bệnh nhân truyền dịch không đúng cách khiến bệnh không khỏi, bị phù nề, suy tim, khi nhập viện cấp cứu thì đã biến chứng sốt xuất huyết đã quá nặng nên không thể cứu được.
  • Khi bệnh sốt xuất huyết trở nặng, trẻ cần được truyền dịch đúng theo chỉ định của bác sĩ và được theo dõi sát sao tại bệnh viện.
  • Cha mẹ nên theo dõi cẩn thận diễn biến của bệnh vì thời điểm nguy hiểm nhất lại chính là lúc trẻ hết sốt (Sau 3 đến 6 ngày khởi phát), bệnh có thể trở nặng và gây sốc, dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện kịp thời.

Bác sĩ Trần Kim Anh

Theo Sức khoẻ & Đời sống

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button