Bệnh nhân ung thư nên ăn gì? Bệnh nhân ung thư nên ăn gì trước và trong quá trình điều trị? Những thực phẩm nào tốt cho sự phục hồi của người mắc bệnh ung thư? Thực phẩm nào giàu dinh dưỡng, giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, giảm khả năng nhiễm trùng.
Bệnh nhân ung thư nên ăn gì và không nên ăn gì? Việc ăn uống rất quan trọng với người thường và càng quan trọng hơn với người mắc bệnh ung thư.
Những bệnh nhân ung thư đảm bảo dinh dưỡng càng cần thiết hơn. Cơ thể cần đủ chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe. Đặc biệt, giúp tăng sức đề kháng và giúp chống lại bệnh tật. Bên cạnh đó, một số thực phẩm còn còn có tác dụng hỗ trợ điều trị, tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
Chế độ dinh dưỡng quan trọng thế nào với bệnh nhân ung thư
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng một chế độ ăn uống phù hợp sẽ hỗ trợ người bệnh. Một số thực phẩm bệnh nhân ung thư nên ăn. Ngược lại, nhiều thực phẩm không nên ăn. Đối với bệnh nhân ung thư, sử dụng những thực phẩm bổ dưỡng có nhiều tác dụng như:
- Hạn chế tác dụng phụ khi điều trị
- Tăng khả năng tái tạo tế bào, đẩy nhanh quá trình hồi phục giúp vết thương mau lành
- Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể
- Cải thiện khả năng chống nhiễm khuẩn
- Giảm nguy cơ tế bào ung thư quay trở lại.
- Một số loại thực phẩm có khả năng tiêu diệt ức chế sự hoạt động của tế bào ung thư.
Bệnh nhân ung thư nên ăn hoa quả gì? Nên kiêng các loại đồ gì?
Bệnh nhân ung thư nên ăn gì trước quá trình điều trị
Nguyên tắc khi sử dụng thực phẩm của bệnh nhân ung thư đó là sử dụng các thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng. Đặc biệt, trước quá trình điều trị nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm bổ dưỡng. Nhờ đó, cơ thể có một sức khỏe tốt nhất, sức đề kháng cao để có thể đối phó với quá trình điều trị lâu dài.
Các thực phẩm giàu năng lượng như protein giúp cơ thể khỏe mạnh. Các loại ngũ cốc cũng nhiều năng lượng. ngoài ra hạt dẻ, sữa chua bạn cũng có thể. Và rau, củ, quả là những thực phẩm bạn không thể bỏ qua.
Bệnh nhân ung thư nên ăn gì trong quá trình điều trị
Những ngày điều trị ung thư, bệnh nhân có thể không muốn ăn gì. Việc cố gắng gắng ăn chỉ giúp điều trị bệnh chứ hoàn toàn không còn cảm giác ngon miệng.
Ở giai đoạn này, hãy cố gắng tập trung các thực phẩm giàu protein. Lúc này cơ thể rất yếu và cần năng lượng. Điều đó sẽ giữ cho cơ thể có sức đề kháng, tránh tác động từ việc điều trị của bạn.
Đặc biệt chú ý tới các loại thực phẩm:
- Thịt nạc, thịt gà, cá
- Trứng
- Đậu và các loại hạt
- Phô mai, sữa và sữa chua
- Các loại rau có màu xanh đậm và vàng sẫm: cam, bưởi
- Uống nhiều nước: sử dụng thuốc và trị xạ bệnh nhân ung thư sẽ bị hụt nước rất nhiều. Cần tăng cường uống nước lọc và nước hoa quả. Ít nhất 8 cốc nước một ngày sẽ giúp bệnh nhân tránh mất nước.
Nên tránh ăn thịt, cá gia cầm sống hoặc không được nấu chín kĩ, các đồ ăn và thức uống không tiệt trùng. Vì giai đoạn này người bệnh rất dễ nhiễm trùng.
Bệnh nhân ung thư phổi nên ăn gì? Nấm lim xanh trị ung thư phổi?
Vì người bệnh sẽ thường cảm thấy chán ăn, nên cần ăn bất cứ khi nào cảm thấy đói. Một ngày có thể ăn thành 5-6 bữa.
Bệnh nhân ung thư nên ăn gì? Một số thực phẩm tốt cho người bị ung thư
Bệnh nhân ung thư ăn gì nói chung trong cả quá trình trước, trong và sau điều trị nên sử một số thực phẩm :
Cà chua
Hàm lượng vitamin C trong cà chua giúp giảm nguy cơ mắc ung thư. Với bệnh nhân ung thư cà chua ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Tuy nhiên, lưu ý nên nấu chín cà chua thay vì ăn sống.
Cá béo
Các loại cá béo đều tốt: cá hồi, cá ngừ và cá mòi. Đây không chỉ là nguồn giàu protein cung cấp năng lượng mà còn có những chức năng riêng biệt. Cá béo cung cấp axit béo omega-3, có thể giúp giữ cho cơ bắp khỏe mạnh; vitamin B12 tạo ra các tế bào hồng cầu và vitamin D, một thành phần quan trọng của sức khoẻ xương.
Các sản phẩm từ sữa
Canxi, vitamin D, và chất đạm tìm thấy trong thực phẩm từ sữa sẽ góp phần cho xương khỏe mạnh. Lở miệng là một trong những phản ứng phụ thường gặp nhất của việc hóa trị. Lúc này, bạn cần những thực phẩm mềm, dễ ăn như sữa, trứng, cháo và súp. Tránh các loại thực phẩm cứng, giòn và cay.
Đậu
Những cây họ đậu có chứa hàm lượng protein cao, giúp bảo vệ cơ bắp trong khi vẫn cung cấp năng lượng ổn định, chống mệt mỏi, kiệt sức.
Gừng
Gừng là loại gia vị quen thuộc, có tính giúp chống nôn, tác dụng phụ của hóa trị liệu và một số loại thuốc. Bạn có thể thêm gừng khi chế biến các món ăn hoặc trà có thể giúp giảm bớt buồn nôn mà không phải sử dụng thuốc.
Tỏi
Tỏi có chứa các thành phần chống nhiễm khuẩn rất hiệu quả. Đặc biệt, tỏi còn có chất chống ung thư. Những người thường xuyên ăn tỏi khả năng mắc bệnh thấp hơn. Nhất là với các loại ung thư đại tràng, ung thư da.
Xem thêm: Bệnh nhân ung thư kiêng ăn gì
.