Giỏ hàng

Bệnh ung thư có lây không? Các trường hợp ung thư nào lây nhiễm?

Bệnh ung thư có lây không? Ngày nay tỉ lệ mắc ung thư ngày càng tăng. Với tốc độ đang tăng cao, dự đoán trong tương lai số người mắc bệnh sẽ tăng nhanh hơn nữa. Vì sao càng ngày càng có nhiều người mắc ung thư? Liệu bệnh ung thư có lây không? Một câu hỏi đơn giản nhưng đây lại là thắc mắc chung của nhiều người.

Bệnh ung thư có lây không? Xin được trả lời câu hỏi này rằng bệnh ung thư không lây nhiễm từ người này sang người khác. Bệnh ung thư có thể di truyền hoặc do thói quen lối sống không lành mạnh, không khoa học mà sinh ra.

Bệnh ung thư có lây không? là câu hỏi mà nhiều người đặt ra

Bệnh ung thư có lây không? là câu hỏi mà nhiều người đặt ra

Bệnh ung thư có lây không?

Hiện nay các nhà khoa học đã chứng minh Ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm. Đối với một người khỏe mạnh thì không thể lây ung thư từ người khác được.

Cũng không có bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc gần. Như quan hệ tình dục, ăn chung … có thể lây lan tế bào ung thư.

Tại sao ung thư không lây?

Các tế bào ung thư từ người bệnh lại là lạ ở cơ thể của người khác. Khi có vật thể lạ vào cơ thể thì hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt. Bởi vậy khi tế bào ung thư từ người bệnh sẽ không tồn tại được ở cơ thể khỏe mạnh.

Những trường hợp lây nhiễm hiếm hoi do bệnh ung thư

Như đã nói ở trên căn bệnh này tuy không phải là bệnh lây lan hay truyền nhiễm. Tuy nhiên vẫn có các trường hợp bị lây nhiễm. Trường hợp này rất hiếm chỉ chiếm một phần ngàn tỷ lệ lây truyền.

Cấy ghép nội tạng

Có một số trường hợp ghép nội tạng từ bệnh nhân ung thư dẫn đến bị ung thư sau đó. Tuy nhiên đó chỉ là một số trường hợp bị lây nhiễm, không phải là tất cả. Bệnh chỉ lây nhiễm khi người nhận tạng phải sử dụng các thuốc gây suy yếu hệ miễn dịch. Các loại thuốc này nhằm khiến cho tế bào không thể tấn công, tiêu diệt tạng được ghép. Nội tạng được ghép luôn luôn kiểm tra kĩ càng trước khi tiến hành ghép tạng. Bởi vậy rất hiếm khi xẩy ra, tỷ lệ rủi ro rất ít khoảng 0,015 %.

Tuy vậy, tỉ lệ mắc ung thư của người ghép tạng cao hơn so với người không ghép tạng. Ngay cả khi tạng để ghép hoàn toàn khỏe mạnh. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch bị ức chế để chấp nhận tạng ghép. Dẫn đến khả năng phát hiện,tiêu diệt các tế bào ung thư , virus gây ung thư cũng kém đi.

 

Lây truyền từ nguồn gen

Có một câu hỏi thường được nhắc tới. Đó là Tại sao người thân trong gia đình có người bệnh lại có khả năng mắc bệnh cao hơn?. Thực chất ung thư không lây lan từ người này sang người khác. Mà bởi người thân trong gia đình có chung nguồn gen. Bệnh ung thư chỉ lây lan với người thân khi họ cùng mang một loại gen liên kết. Loại gen này có liên kết với nguy cơ gây ung thư nào đó. Hoặc có thể do tiếp xúc bởi các yếu tố  giống nhau gây ung thư. Ngoài ra người trong gia đình thường có chung lối sống. Chung phơi nhiễm bởi những yếu tố có nguy cơ gây ung thư. Bởi vậy đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Một số loại Gen di truyền bởi cha mẹ, làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở con cái

Một số loại Gen di truyền bởi cha mẹ, làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở con cái

Lây truyền từ mẹ sang con

Đây cũng là trường hợp lây nhiễm ung thư hiếm hoi. Ở thời điểm người mẹ bị ung thư khi đang mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Được biết vào năm 2003 có 14 trường hợp lây nhiễm ung thư từ người mẹ sang con. Ở thời điểm hiện tại nghiên cứu lây nhiễm này chỉ có một cuộc nghiên cứu chứng minh được. Việc lây truyền này có thể xảy ra bởi hệ miễn dịch ở thai nhi chưa trưởng thành. Tuy vậy, những trường hợp này rất khó xảy ra. Với phụ nữ đang mang thai, ung thư ảnh hưởng trực tiếp tới bào thai là rất hiếm. Do tế bào ung thư muốn lây lan sang thai nhi thì phải đi qua nhau thai mới đến được.

Có một vài loại ung thư truyền từ mẹ sang con đi qua nhau thai. Tuy nhiên phần lớn đều không ảnh hưởng tới bào thai. Chỉ có rất ít trường hợp cực kỳ  hiếm gặp. Như ung thư tế bào hắc tố da được tìm thấy thông qua nhau thai vào tới bào thai.

Lây làn từ bệnh ung thư bởi tác nhân nhiễm trùng

Như đã trả lời câu hỏi bệnh ung thư có lây không? Bệnh ung thư không lây lan nhưng bệnh ung thư do bị nhiễm trùng thì việc nhiễm trùng sẽ lây lan. Nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị ung thư là do các vi khuẩn, kí sinh trùng, virus gây nên. Những loại vi khuẩn này thông qua tiếp xúc để lây lan. Như ăn chung hay thông qua quan hệ tình dục… Tham khảo một số  vi khuẩn, virus, kí sinh trùng làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
– HPV (Human Papilloma Virus) ;

– EBV (Epstein-Barr Virus) ;

– Virus viêm gan B và C ;

– Vi khuẩn Helicobacter pylori.

Virus viêm gan B và C có liên quan tới bệnh ung thư gan.

Virus viêm gan B và C có liên quan tới bệnh ung thư gan.

Ung thư là việc tương tác nội mô và các tác nhân nhiễm trùng, môi trường sống… Quá trình nhiễm những vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng gây đột biến ở gen. Và làm các tế bào trong cơ thể thay đổi. Nhưng đây chỉ là trường hợp có thể chứ không phải cứ nhiễm vi khuẩn, kí sinh trùng hay virus là mắc ung thư.

Xem thêm: http://dantri.com.vn/suc-khoe/ung-thu-lay-qua-duong-truyen-mau-1204026152.htm

Vậy ung thư là gì?

Ung thư hay còn gọi là u ác tính. Các tế bào xâm nhập, sau đó bộc phát bất ngờ. Là một căn bệnh nguy hiểm bởi tỷ lệ tử vong cao. khi những tế bào phân chia không thể kiểm soát được thì hiện tượng ung thư xảy ra. Các tế bào này xâm nhập vào những mô lân cận. Hoặc di chuyển tới những nơi xa (di căn). Chúng xâm nhập qua hệ thống bạch huyết, mạch máu. Di căn là nguyên nhân chính gây nên tử vong. Hiện nay có khoảng hơn 200 loại ung thư.

 

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button