Can khương

Can Khương

(Zingiber offcinale Roscoe)

Dược Liệu Can Khương có tên Việt Nam: Khinh (Tày-Nùng), Roya, ya (Giarai), Gừng khô.

Tên khoa học: Zingiber offcinale Roscoe

Tên Hán Việt khácCan Khương:

Bạch khương, Quân khương (Bản Thảo Cương Mục), Bào khương, Hắc khương, Thánh khương, Đạm can khương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)

Mô tả dược liệu sạch Can Khương:

Vị thuốc Can khương là thân rễ gừng khô, là loại Gừng lây năm càng tốt có dạng ngón tay phẳng dẹt phân nhánh, có đốt rõ ràng vỏ ngoài màu xám trắng hoặc xám vàng nhăn teo. Đỉnh có vết rễ và vết mầm chất cứng giòn mặt cắt có chất xơ. Loại to, gìa, khô, củ chắc, vỏ sắc màu vàng nhợt ít nhăn, sạch rễ con, thịt trong vàng đậm là tốt. Thứ mốc vụn nát, ruột đen thối là xấu.

Địa lý: Gừng có khắp nơi trong nước ta, thường được trồng làm thuốc, mứt, xuất khẩu.

Thu hái, sơ chế: Mùa đông đào lấy củ rễ những thân cây gìa, khi cây bắt đầu lụi, cắt bỏ lá và rễ con, rửa sạch phơi khô gọi là Can khương (Gừng khô).

Phần dùng làm thuốc: Thân rễ (thường gọi là củ) đã phơi khô. 

Tác dụng của Can khương: Ôn trung khử hàn, hồi dương thông mạch, đồng thời có tác dụng cầm máu, chỉ ho.

Tính vị: Vị cay, mùi thơm hắc, tính ấm nóng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Quy kinh: Vào kinh Tâm, Tỳ, Phế, Vị (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Chủ trị: Tỳ vị hư hàn,ho do phế hàn

Công dụng:

Có tác dụng giúp tiêu hóa, chống nôn, chống viêm, giảm đau, chống lạnh, kích thích các cơ quan trong cơ thể. Dùng chữa các chứng bệnh: đau bụng do lạnh, bụng đầy trướng, ăn không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, mạch yếu, hen suyễn, cảm lạnh… và dùng làm gia vị.

Liều dùng: Dùng từ 2-4g. Hồi dương dùng 9-12g. Cầm máu nên sao đen thành than (gọi là Khương thán hoặc Hắc hương), mỗi lần dùng 2-4g.

Kiêng kỵ:

Can khương vị đại cay, người âm hư có nhiệt, có thai không nên dùng. Vì cay nên tán khi tẩu huyết, uống lâu tổn hại tới phần âm, thương tổn mắt. Ngoài ra những chứng âm hư nội nhiệt, ho do âm hư, mửa ra máu kèm biểu hư có nhiệt, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, ỉa ra máu, mửa do nhiệt, đau bụng do hỏa nhiệt, đều cấm dùng. Vị này ghét Hoàng cầm, Hoàng liên, Dạ minh sa, Tần tiêu làm sứ cho nó (Bản Thảo Kinh Sơ).

Nội dung tương tự

Ăn gì để trẻ lâu? 5 thực phẩm vàng giúp bạn lão hóa ngược Công dụng chữa bệnh của rau sam Bệnh do côn trùng gây ra Infographic Kiểm soát triệu chứng đau trong bệnh viêm khớp dạng thấp Bài thuốc bạch khổ thang Hình ảnh nấm lim xanh tự nhiên cách phân biệt nấm lim xanh thật giả

5/5
Nhận ngay tư vấn sức khoẻ miễn phí, thông tin về nấm lim xanh từ Dược sĩ của Công ty TNHH Nấm lim xanh Việt Nam.
Tổng đài tư vấn 0904.522.869 0904.534.869
Hoặc nhấn vào dưới đây để đăng ký tư vấn
Công ty TNHH Nấm lim xanh Việt Nam là tổng đại lý phân phối chính hãng của Công ty Nông lâm sản Tiên Phước
[ X ]

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Tư vấn trực tiếp 24/7:
    0904 522 869 - 0904 534 869

    Nấm lim xanh Việt Nam trong nghiên cứu điều trị ung thư