Khi nói đến nấm, thường người ta chỉ nghĩ đến những loại thường dùng hàng ngày trong bữa ăn như nấm rơm, nấm hương,… những loại dùng làm thuốc rất tốt cho sức khỏe như nấm linh chi, nấm lim xanh,… Nhưng không phải ai cũng biết trong thế giới tự nhiên có vô vàn các loài, chỉ ít trong số đó là có thể dùng được.
Ngộ độc nấm – những câu chuyện thường gặp
Ngộ độc nấm là những câu chuyện thường gặp ở đời sống. Sinh ra ở vùng đất nghèo ở Thái Nguyên, cô bé H (12 tuổi) từ nhỏ đã phải vào rừng hái nấm, hái thuốc đi bán kiếm tiền. Vốn dĩ đã quen hết các loài nấm trong rừng nhưng H cũng đã không tránh khỏi sự chủ quan với một loài nấm lạ. Em đã phải nhập viện để điều trị những dấu hiệu được chẩn đoán là do ngộ độc. Rất may mắn loại nấm em ăn phải có độc tố không mạnh đến mức nguy hại đến tính mạng.
Biểu hiện do ngộ độc nấm
Biểu hiện do ngộ độc nấm như thế nào? Tùy theo từng loài và từng độc tố mà có những biểu hiện khác nhau:
- Có loài chỉ gây ngộ độc nhẹ:
- Nôn mửa, đau đầu, rối loạn tiêu hóa.
- Mất khả năng kiểm soát hay gây ra ảo giác,…
- Có loài nặng hơn thì có những biểu hiện khôn lường đến sức khỏe và chức năng các bộ phận trong cơ thể:
- Rối loạn hệ tuần hoàn, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
- Có khả năng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
- Có cả những loài độc tố rất mạnh dẫn đến tử vong.
Dấu hiệu do ngộ độc nấm rất đa dạng. Các loài có độc tố mạnh, ăn với nồng độ cao, triệu chứng nặng có thể nguy hiểm chết người. Một số loài khác với độc tố cực mạnh có thể khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng sau khi trúng độc.
Ngộ độc nấm lim xanh
Ngộ độc nấm lim xanh là trường hợp có thể xảy ra. Nguyên nhân không phải nấm lim rừng chứa độc tố mà có nhiều lý do tác động. Đó có thể là do nấm lim tự nhiên chưa được xử lý, làm sạch trước khi chế biến; các tạp chất, độc tố từ vỏ cây lim xanh bám bên ngoài sẽ gây hại cho sức khỏe.
Có nhiều trường hợp khác, người dùng sử dụng nấm lim xanh Tiên Phước sai cách, quá liều lượng; hoặc uống nấm lim xanh tự nhiên quá hạn, đã bị mốc mọt, thậm chí là nấm lim giả. Đây chính là tác nhân chính khiến bạn gặp phải tác dụng phụ của nấm lim xanh. Cụ thể:
- Rối loạn hệ tiêu hóa, đau bụng, đi ngoài.
- Thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy ngoài da.
- Nôn hoặc buồn nôn, cơ thể khó chịu, chóng mặt, mệt mỏi.
- Phát ban, nổi mẩn đỏ, dị ứng nhẹ.
Ngộ độc nấm gỗ lim xanh không quá nguy hiểm, bởi đây không phải do bản chất của nấm lim. Chính vì thế, người dùng nên chú ý lựa chọn đúng loại nấm lim xanh; tìm hiểu kỹ hướng dẫn cách sử dụng nấm lim xanh chuẩn xác. Để yên tâm cho quá trình sử dụng, nên mua nấm lim xanh gia truyền Thanh-Thiết-Bảo-Sinh. Đây là dòng sản phẩm đã được chế biến, loại sạch độc tố, tác dụng tốt cho trị bệnh. Ngoài ra, chú ý cách nhận biệt nấm lim xanh thật với các loại nấm rừng có độc khác.
Cách nhận biết nấm độc
Cách nhận biết nấm độc không hề khó. Thông thường chỉ có một cách nhận biết nấm đơn giản dễ sử dụng nhất đó là nhận dạng hình thái. Trong thế giới tự nhiên đa dạng, các loài có độc thường tìm cách gây sự chú ý từ bên ngoài. Chúng ta đã từng nghe đến các loài hoa có hình thù và màu sắc đặc biệt, nghe đến chuyện con công đực xòe đuôi với màu sắc rực rỡ để thu hút con cái. Các loại nấm cũng không nằm ngoài quy luật.
Về màu sắc:
- Các loài nấm độc thường có hình thù đặc biệt có những đốm nổi.
- Có những vết nứt, các vòng bao quanh,… với màu sắc sặc sỡ.
Về mùi:
- Khi ngửi nấm thường, sẽ có những loài có thoảng mùi thơm nhẹ.
- Hầu hết các loài khác đều không hề có mùi vị gì.
- Các loài nấm độc thường bốc lên mùi hắc, có loài bốc mùi thôi thối hoặc mùi đắng đặc trưng.
Nhận biết các biến đổi hóa học:
- Chất độc trong các loài nấm sẽ dễ dàng phản ứng nhẹ với chất có trong hành lá.
- Khi chà xát phần gốc trắng của hành lên mũ nấm mà có sự biến đổi màu sắc hành thì chứng tỏ khả năng có độc tố là rất cao.
Cách phân biệt nấm độc có thể dựa trên các yếu tố trên. Thực tế việc phân biệt trên cũng không hề đơn giản như lý thuyết. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của bản thân, người tiêu dùng nên lựa chọn mua những loài nấm đã quen thuộc ở những cơ sở bán uy tín đảm bảo chất lượng, nhất là đối với các loại nấm có tác dụng trong y dược như: nấm lim xanh, nấm linh chi,… Còn đối với các loại nấm ăn hàng ngày bạn cũng nên lưu ý chế biến chín kỹ trước khi ăn.