Giỏ hàng

Cây bưởi có nhiều tác dụng chữa bệnh không ngờ

Cây bưởi cho vỏ quả dùng trị đờm kết đọng ở cổ họng và cuống phổi, đau bụng do lách to; còn dùng trị đau dạ dày, đầy bụng, ăn uống không tiêu…

Tên khoa học: Citrus grandis.

Cây bưởi cho vỏ quả dùng trị đờm kết đọng ở cổ họng và cuống phổi, đau bụng do lách to; còn dùng trị đau dạ dày, đầy bụng, ăn uống không tiêu, ho nhiều, hen, đau thoát vị.

Lá dùng chữa sốt, ho, nhức đầu, hắt hơi, kém ăn; còn dùng chữa viêm vú, viêm amygdal.

Ở Ấn Độ, người ta dùng cây bưởi chữa bệnh động kinh, múa giật và ho có co giật.

Nước ép quả dùng trong trường hợp chán ăn, mệt mỏi khó tiêu, ngộ độc, da huyết, tạng khớp, ít nước tiểu, suy mật, giòn mao mạch, chứng sốt và bệnh phổi.

Vỏ hạt có pectin dùng làm thuốc cầm máu.

Hoa bưởi được dùng để cất tinh dầu thơm, giúp an thần thư giãn, dùng trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo.

Cây bưởi

Thành phần hoá học:

Vỏ quả ngoài rất giàu chất narin-gosid, do đó có vị đắng.

Trong vỏ, lá có chứa tinh dầu. Tinh dầu vỏ bưởi chứa d-limonen, a- pinen, linalol, geraniol, citral.

Trong vỏ quả bưởi còn có các alcol, pectin, acid citric.

Dịch quả chín (nước ép bưởi) có nhiều chất bổ dưỡng: nước 89%, glucid 9%, protid 0,6%, lipid 0,1% và các khoáng Ca 20mg%, P 20mg%, K 190mg%, Mg 12mg%, S 7mg% và Na, Cl, Fe, Cu, Mn… Có các vitamin (tính theo mg%) C 40, B 0,07, B2 0,05 PP 0,3 và tiền sinh tố A 0,1. 100 mg dịch quả cung cấp cho cơ thể 43 calo.

Theo đông y:

Theo thiền sư  Tuệ Tĩnh, vỏ quả bưởi gọi là cam phao, vị đắng cay, tính không độc, thông lợi, trừ đờm táo thấp, hoà huyết, giảm đau; trị tràng phong, tiêu phù thũng. Bỏ cùi trắng, lấy lớp vỏ vàng sau dùng.

Ngày nay, ta dùng vỏ quả, xem như có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng trừ phong, hoá đàm, tiêu báng (lách to), tán khí thũng (phù thũng thuộc khí).

Ở Trung Quốc, người ta cho là nó  tác dụng kích thích  tiêu hoá, làm long đờm, chống ho.

Lá có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoạt huyết, tiêu sưng, tiêu viêm.

Thiền sư  Tuệ Tĩnh đã cho biết quả bưởi vị chua, tính lạnh, hay làm cho thư thái, trị được chứng có thai nôn nghén, nhác ăn, đau bụng, hay người bị tích trệ ăn không tiêu. Nay ta dùng nước ép quả có tính chất khai vị và bổ, lợi tiêu hoá, khử lọc, dẫn lưu mật và thận, chống xuất huyết, làm mát.

Vỏ quả và lá được dùng uống trong dưới dạng thuốc sắc, mỗi ngày dùng 10-15g.

Nước ép quả dùng uống trong, ngày uống 3 lần trước các bữa ăn.

Lá dùng ngoài không kể liều lượng. Người ta dùng nướng chín để nắn, xoa bóp hay nấu nước xông và ngâm để chữa sưng chân do hàn thấp, chướng khí, giảm đau do trúng phong tê bại.

Lá non dùng chữa sưng trên khớp, bong gân, gãy xương do ngã, chấn thương; còn dùng chữa đau bụng, đầy bụng do lạnh.

Hạt bưởi bỏ vỏ ngoài, nướng chín đen rồi nghiền thành bột dùng bôi chốc lở da đầu, ngày 2 lần, trong 2-3 ngày.

Dược liệu từ cây bưởi

Một số bài thuốc từ cây bưởi:

  1. Chữa phù thũng: Vỏ bưởi đào, Mộc thông, Bồ hóng mỗi vị 20-30g, Diêm tiêu 12g, Cỏ bấc 8g, sắc uống mỗi ngày 2 lần vào lúc đói và ăn một khẩu mía trước và sau khi uống thuốc. Kiêng muối và chất mặn.
  2. Chữa sản giật phù thũng, cùng các trường hợp phù thũng: Vỏ Bưởi khô và ích mẫu bằng nhau tán nhỏ uống mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói. Hoặc dùng mỗi vị 20-30g sắc uống.
  3. Chữa ho có nhiều đờm: Vỏ Bưởi 10g, thêm đường kính, pha uống dần dần. 2.
  4. Chữa hen: Vỏ Bưởi (lấy ở quả bưởi từ 0,5 đến 1 kg), một miếng Bách hợp, 120g vẩy Hành khô, đường trắng 120 tới 250g, nấu nước uống, chia làm 3 lần uống trong ngày, liên tục trong 9 ngày.

Mua bán dược liệu:

Giá bán tham khảo: Đang cập nhật.

Địa chỉ tham khảo: Bạn có thể mua ở các chợ hoặc siêu thị gần nhà.

Nguồn:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button