Giỏ hàng

Hẹ là gì với tác dụng của cây hẹ và cách dùng cây hẹ trị bệnh hiệu quả

Hẹ là gì? Tác dụng của cây hẹ chữa bệnh gì: Cảm mạo, nhức răng, tiểu đường, táo bón,… Cách dùng cây hẹ tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của cây hẹ. Cách sử dụng cây hẹ chế biến ăn hàng ngày có tốt không, kiêng gì. Giá hẹ bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây hẹ.

Tác dụng của cây hẹ là gì và cách dùng cây hẹ tốt cho sức khỏe

Tác dụng của cây hẹ là gì và cách dùng cây hẹ tốt cho sức khỏe

Hẹ là gì?

Hẹ là loại thực phẩm phổ biến đối với nhiều người, thuộc họ Hành, có tên khoa học là Allium ramosum L. Loại cây này có một số tên gọi khác như cửu thái tử, cửu thái hay khởi dương thảo.

Đặc điểm của cây hẹ

  • Hẹ là loại cây thân thảo nhỏ, thường cao khoảng 20 – 50cm, mọc thẳng đứng.
  • Hoa màu trắng, mọc thành tán khoảng 20 – 40 bông, cuống dài 20 – 30cm hoặc hơn.
  • Quả nang, hình trái xoan ngược, bên trong có 6 hạt nhỏ màu đen.
  • Lá là phần được dùng nhiều nhất ở cây khởi dương thảo. Lá thường mọc ở gốc thành một dải hẹp, dài từ 15 – 60cm, rộng khoảng 1,5 – 4mm.
  • Loại cây này có nguồn gốc từ vùng Trung và Bắc Á, sau đó phát triển sang khu vực Đông và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, khởi dương tử được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước để làm thực phẩm hoặc chữa bệnh
Đặc điểm của cây hẹ và thành phần dược chất của cây hẹ

Đặc điểm của cây hẹ và thành phần dược chất của cây hẹ

Thành phần dược chất của cây hẹ

Thành phần hóa học trong cây hẹ bao gồm:

  • Một số loại vitamin (vitamin A, C, K), phốt pho, đường đạm và đặc biệt nhiều chất xơ. Chất xơ có trong loại cây này giúp làm giảm đường và mỡ trong trong máu, bảo vệ tuyến tụy, ngừa xơ vữa động mạch.
  • Odorin: Đóng vai trò như một loại kháng sinh, giúp chống lại một số loại khuẩn như: Staphylococcus, shigella, salmonella,…
  • Saponin: Có tác dụng giảm cholesterol trong máu, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn ung thư, đóng vai trò là chất chống oxy hóa.
  • Sunfua, chất đắng, flavonoid.

Cây hẹ 

Tác dụng của cây hẹ

Tác dụng của cây hẹ chữa bệnh gì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số tác dụng của loại cây này mà người dùng có thể tham khảo.

Tác dụng của cây hẹ trong hỗ trợ giảm cân

Hẹ chứa rất ít calo nhưng lại có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: Vitamin, canxi, chất xơ,… Những chất này đặc biệt có lợi với những người đang trong quá trình hoặc có ý định giảm cân, có tác dụng tạo cảm giác no nhanh, từ đó làm giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

Tác dụng của cây hẹ giúp giảm huyết áp và lượng cholesterol

Loại cây này chứa nhiều allicin, có tác dụng ngăn chặn sự sinh sản cholesterol trong máu, giảm huyết áp. Ngoài ra, chất này còn có tác dụng chống vi khuẩn, nấm; tốt cho hệ tiêu hóa do có khả năng tẩy nấm và vi khuẩn trong đường ruột.

Tác dụng của cây hẹ giúp ngăn ngừa ung thư

Trong loại cây này chứa lượng lớn chất flavonoid và lưu huỳnh tự nhiên. Những chất này có tác dụng chống lại các gốc tự do và ngăn chúng phát triển, từ đó giúp phòng ngừa một số loại bệnh ung thư hiệu quả như ung thư vú, dạ dày, tuyến tiền liệt,…

Tác dụng của cây hẹ trị các vấn đề về da

Loại thực phẩm này có khả năng chống khuẩn và nấm tốt nên đặc biệt có lợi với những bệnh liên quan đến da. Các chất trong loại cây này có tác dụng diệt nấm, khuẩn, giúp vết thương mau lành hơn. Không chỉ vậy, loại cây này còn rất tốt cho những người bị da khô.

Tác dụng của cây hẹ đối với xương

Loại cây này chứa nhiều vitamin K – một loại vitamin đóng vai trò quan trọng với sức khỏe của xương. Sử dụng loại thực phẩm này thường xuyên sẽ giúp tăng mật độ xương, chống loãng xương.

Tác dụng của cây hẹ giúp ngăn ngừa đông máu

Vitamin C có trong loại cây này giúp tăng tính đàn hồi của các mao mạch máu, thúc đẩy quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể, từ đó chống đông máu.

Một số tác dụng khác:

  • Ngăn ngừa mụn, làm sáng da.
  • Giúp tóc chắc khỏe, ngăn ngừa rụng tóc và khiến tóc mọc nhanh hơn.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa do có lượng chất xơ lớn, loại bỏ nguy cơ bị táo bón.
Tác dụng của cây hẹ chữa bệnh được nhiều người quan tâm

Tác dụng của cây hẹ chữa bệnh được nhiều người quan tâm

Cách dùng cây hẹ hiệu quả

Cách dùng cây hẹ làm thực phẩm hàng ngày đã quá phổ biến với nhiều người. Tuy nhiên, cách dùng cây khởi dương thảo chữa bệnh không phải ai cũng biết. Trong Đông y, loại cây này có vị cay, tính ôn, thường được dùng nhiều trong các bài thuốc. Dưới đây là một số bài thuốc có sử dụng loại cây này để trị bệnh mà bạn có thể tham khảo.

Cách dùng cây hẹ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Cách 1:

  • Chuẩn bị: 100 – 200g khởi dương thảo.
  • Cách thực hiện: Đem rau trên nấu cùng cháo hoặc chế biến thành canh để ăn. Lưu ý, khi chế biến người nấu không dùng muối cho một lượng rất nhỏ.
  • Cách dùng: Sử dụng canh hoặc cháo với loại cây trên trong ít nhất 10 ngày.

Cách 2: Có tác dụng với những người mắc bệnh tiểu đường lâu ngày, có thể suy nhược

  • Chuẩn bị: 150g rễ khởi dương thảo, 100g thịt sò.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên đem nấu thành canh để ăn, sử dụng thường xuyên sẽ rất tốt.

Cách dùng cây hẹ chữa ho, đái dầm ở trẻ

Bài thuốc 1: Chữa chứng đái dầm ở trẻ nhỏ

  • Chuẩn bị: 50g gạo, 25g rễ cây khởi dương tử.
  • Cách thực hiện: Gạo đem nấu cháo, khi gần được thì vắt nước từ rễ đổ vào nồi cháo đang sôi.
  • Cách dùng: Người dùng có thể cho thêm ít đường, ăn khi nóng, sử dụng phương pháp này trong ít nhất 10 ngày liên tục.

Bài thuốc 2: Trị ho do cảm lạnh ở trẻ

  • Chuẩn bị một lượng lá cây khởi dương thảo vừa đủ, sau đó đem xắt nhỏ, trộn cùng mật ong hoặc đường phèn rồi hấp chín trong nồi cơm.
  • Cách dùng: Cho trẻ uống 2 – 3 lần trong ngày, mỗi lần 1 thìa cà phê, dùng ít nhất 5 ngày liên tiếp.

Cách dùng cây hẹ giúp nhuận tràng, trị táo bón

  • Chuẩn bị một lượng vừa đủ hạt của cây khởi dương thảo đem rang vàng.
  • Cách dùng: Hòa nước uống ngày 3 lần, mỗi lần 5g. Người bệnh sử dụng ít nhất 10 ngày mới có hiệu quả.

Cách dùng cây hẹ giúp bổ mắt

  • Chuẩn bị: 150 khởi dương thảo, 50g gan dê.
  • Cách làm: Gan đem thái mỏng rồi ướp gia vị và xào với rau đã chuẩn bị. Lưu , cần dùng lửa lớn để xào, nêm gia vị vừa ăn.
  • Cách dùng: Ăn cùng cơm, cách ngày ăn 1 lần, sử dụng ít nhất 10 ngày.

Một số cách dùng khác của khởi dương thảo:

Chữa nhức răng:

  • Chuẩn bị một nắm cây khởi dương thảo (cả rễ), đem rửa sạch rồi giã nhuyễn đễ đắp vào vùng răng bị đau.
  • Người bệnh cần dùng liên tục cho đến khi khỏi hẳn.

Chữa đau lưng, mỏi gối, ăn uống kém:

  • Chuẩn bị: Hạt dương khởi thảo 20g, gạo 100g, tất cả đem nấu thành cháo.
  • Cách dùng: Ngày ăn 2 lần, sử dụng phương pháp này ít nhất 10 ngày.

Xem thêm: https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/tu-van/12-ly-do-nen-an-he-2955552.html

Hình ảnh cây hẹ

Hình ảnh cây hẹ

Hình ảnh cây hẹ

Tác dụng của cây hẹ giúp giảm huyết áp và lượng cholesterol trong máu

Tác dụng của cây hẹ giúp giảm huyết áp và lượng cholesterol trong máu

Cách dùng cây hẹ hỗ trợ điều trị ung thư, giúp nhuận tràng hiệu quả

Cách dùng cây hẹ hỗ trợ điều trị ung thư, giúp nhuận tràng hiệu quả

Cách dùng cây hẹ giúp bổ mắt, trị ho do cảm ở trẻ em không phải ai cũng biết

Cách dùng cây hẹ giúp bổ mắt, trị ho do cảm ở trẻ em không phải ai cũng biết

Đối tượng sử dụng hẹ

Khởi dương thảo vừa là một loại thực phẩm, vừa là vị thuốc có tác dụng chữa bệnh nên được nhiều người dùng. Tuy nhiên, những người âm suy, bốc hỏa không nên dùng loại cây này.

Ngoài ra, dương khởi thảo còn rất kỵ với thị trâu, mật ong nên khi chế biến không nên nấu chung các loại thực phẩm này với loại cây trên. Đồng thời, không nên sử dụng loại cây trên vào mùa hè, khi có thời tiết nắng nóng.

Giá hẹ trên thị trường

Giá cây hẹ trên thị trường hiện nay khoảng 25.000 – 30.000 VND/1kg. Một loại thảo dược dễ tìm mua và có bán nhiều trên thị trường.

Loại thực phẩm này được bán rất nhiều trên thị trường hiện nay, người dùng có thể tìm mua ở bất cứ chợ hoặc siêu thị nào. Tuy nhiên, cần phải chọn rau thật kỹ để tránh mua phải những cây đã hỏng, bị dập nát gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về hình ảnh, tác dụng, cách dùng khởi dương thảo. Hy vọng bài viết trên đã đem lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích và giúp bạn hiểu hơn về loại cây này.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button