Giỏ hàng

Chẩn đoán ung thư bàng quang và định hướng điều trị

Khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường trong cơ thể như: tiểu ra máu, cơ thể mệt mỏi, nhiễm trùng tiểu, sưng ở bàn chân,… cần phải tới bệnh viện ngay để tiến hành chẩn đoán ung thư bàng quang và có phương pháp điều trị kịp thời.

Ung thư bàng quang có 3 loại chính: ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp, ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào vảy. Trong đó, ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp là loại phổ biến nhất (chiếm 95%) của bệnh ung thư bàng quang.

Đa số các biểu hiện ung thư bàng quang đều liên quan đến đường tiết niệu. Do vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường như đi tiểu ra máu, màu sắc bất thường trong nước tiểu cần phải đi đến các cơ sở y tế và làm xét nghiệm chẩn đoán ung thư bàng quang càng sớm càng tốt.

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh

Khi đến các cơ sở y tế, người bệnh sẽ được làm các xét nghiệm:

– Xét nghiệm không xâm lấn như: xét nghiệm nước tiểu, siêu âm thận, bàng quang, chụp CT, MRI.

– Xét nghiệm xâm lấn như: siêu âm thận và bàng quang để kiểm tra bệnh ung thư bàng quang.

Chẩn đoán ung thư bàng quang giúp phát hiện bệnh sớm

Chẩn đoán ung thư bàng quang giúp phát hiện bệnh sớm

Nếu quá trình xét nghiệm này phát hiện thấy xuất hiện khối u trong bàng quang thì người bệnh phải tiếp tục nội soi bàng quang qua ống dẫn tiểu để quan sát trực tiếp khối u. Ngoài ra, cần phải tiến hành làm sinh thiết để xác định chính xác liệu có khả năng mắc bệnh ung thư bàng quang hay không. Làm sinh thiết còn có thể đánh giá được mức độ lành tính hay ác tính của khối u trong bàng quang. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng tia huỳnh quang màu nội soi để tăng độ chính xác trong việc chẩn đoán bệnh này. Cách này có thể chẩn đoán ung thư bàng quang sớm và chính xác, hơn nữa có thể áp dụng trực tiếp các cách này để loại bỏ khối u và giảm khả năng tái phát sau phẫu thuật.

Phương pháp điều trị ung thư bàng quang

Các bác sĩ sẽ nội soi vùng bụng để phân biệt ung thư bàng quang thuộc loại nào và chỉ định những phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất. Đối với ung thư bàng quang ở giai đoạn mới, các tế bào ung thư mới chỉ bám trên thành bàng quang còn phần gốc khá ngắn nên thường không lấn tới tầng thịt bàng quang. Vì vậy chỉ cần dùng phương pháp nội soi để loại bỏ tế bào ung thư. Đối với các ung thư bàng quang đã có dấu hiệu xâm lấn, do tế bào ung thư đã giống cây và có phần gốc khá dài nên sẽ lấn tới phần thịt và thậm chí có thể tới cả thành bàng quang nên rất dễ lây lan ra toàn cơ thể. Vì vậy cần phải cắt bỏ bàng quang và nạo hạch chậu rộng.

Theo ý kiến của bác sĩ, mổ ung thư bàng quang đã có dấu hiệu xâm lấn thường tỷ lệ thành công không được cao và có thể chảy máu. Để giảm nhẹ thương tổn, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật mới – cắt bỏ tế bào ung thư bàng quang tận gốc. Phương pháp này chỉ cần rạch một lỗ nhỏ ở thành bụng sau đó cắt nội soi bàng quang, phẫu thuật chảy máu ít, vết thương nhỏ mà khả năng hồi phục sau phẫu thuật lại nhanh.

 

Theo Kiến thức

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button