Giỏ hàng

Đậu đen

Đậu Đen

(Vigna unguiculata)

Tên khác: Ðậu đen, Ðậu trắng, Ðậu tía

Tên khoa học: Vigna unguiculata (L., ) Walp subsp, cylindrica (L.) Verdc, thuộc họ Ðậu – Fabaceae.

Mô tả cây thuốc:

Đậu đen là cây thảo mọc hàng năm, thường đứng, có khi leo, toàn thân không có lông. Lá kép gồm 3 lá chét, mọc so le, có lá kèm nhỏ; lá chét giữa to và dài hơn các lá chét bên. Chùm hoa dài 20-30cm; hoa màu tím nhạt. Quả đậu mọc thẳng đứng hay nghiêng, dài 7- 13cm, chứa 8-10 hạt xếp dọc trong quả, to hơn hạt Ðậu xanh, thường dài 5-6mm.

Bộ phận dùng: Hạt của loại có vỏ đen, nhân trắng hoặc xanh (Ðậu đen xanh lòng) – Semen Vignae Unguiculatae.

Nơi sống và thu hái:

Phân loài này được xem như một nhóm giống trồng (cv. group biflora) chỉ được trồng nhiều ở châu Phi và châu Á. Ðậu đen cùng với nhiều loại đậu khác được trồng, có màu sắc hoa, vỏ quả và hạt khác nhau nhưng đều cùng thuộc phân loài trên. Thuộc nhóm cây Ðậu đen, có các loại Ðậu khác có quả mọc đứng, chứ không thõng xuống như đậu dải. Có một số giống trồng sau đây:

– Ðậu cả, Ðậu trắng có hạt xoan, màu trắng kem, trồng nhiều ở miền Bắc Việt Nam, dùng làm miến “Song thân”.

– Ðậu đen có hoa tím, quả hình dải, có hạt nhỏ hình trụ, màu đen, trồng ở Bắc Việt Nam, ở Campuchia, dùng nấu chè và nấu xôi Ðậu đen.

– Ðậu đỏ, Ðậu tía có cây thấp lùn, với hoa tím và hạt hình thận, màu đo đỏ, ít được trồng hơn.

– Ðậu đen được trồng phổ biến như Ðậu xanh. Trồng vào mùa hè, thời gian sinh trưởng 80-90 ngày.

Thành phần hoá học:

Hạt chứa 24,2% protid, 1,7% lipid; 53,3% glucid; 2,8% tro; calcium 56mg%, phosphor 354mg%, sắt 6,1mg% caroten 0,06mg%, vitamin B1 0,51mg%, vitamin B2 0,21mg%, vitamin PP 3mg%. Hàm lượng các acid amin cần thiết trong đậu đen rất cao, tính theo g%: lysin 0,97% metionin 0,31%, tryptophan 0,31; phenylalanin 1,1%; alanin 1,09, valin 0,97, leucin 1,26, isoleucin 1,11, arginin 1,72; histidin 0,75. Hạt cũng chứa stigmasterol nên có thể dùng thay được đậu tương.

Tính vị: Vị ngọt nhạt, tính mát

Công dụng của Đậu đen:

+ Thường dùng trị phong nhiệt (phát sốt, sợ gió, nhức đầu hoặc trong ngực nóng khó chịu).

+ Làm thuốc bổ khí, chữa can thận hư yếu, suy nhược, thiếu máu. Liều dùng hàng ngày 20-40g hay hơn, luộc ăn, nấu chè hay đồ. 

+ Là thuốc giải độc Ban miêu, Ba đậu. Dùng trong Ðông y để chế thuốc như nấu với Hà thủ ô, làm giảm độc, lại có tác dụng bổ thận thuỷ.

+ Dùng chế Hàm đậu xị (Ðậu xị muối) và Ðạm đậu xị (Ðậu xị nhạt), chữa bệnh nhiệt đối với người ở xứ nóng trong mùa viêm nhiệt, nắng nóng, nên nhân dân ta thích dùng đậu này nấu chè ăn thường trong mùa nóng.

+ Có công dụng lợi sữa cho phụ nữ cho con bú.

Tác dụng của Đậu đen:

+ Duy trì bộ xương vững chắc.

+ Quản lý bệnh tiểu đường, giàu Polyphenol, chống lão hóa, phòng chống ung thư.

+ Giàu chất chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng cường năng lượng cho cơ thể và ổn định lượng đường huyết, tăng cường sắt và mangan cho cơ thể, nguồn bổ sung protein cho cơ thể.

+ Giúp thanh lọc cơ thểGiúp chữa suy nhược cơ thểGiúp giải rượu, chữa nhức xương.

+ Chữa tiểu dắt, táo bónhỗ trợ chữa di tinh, liệt dương.

+ Chữa ngộ độc rau, chữa trĩ, chữa bệnh đau đầu, mất ngủ.

Một số phương thuốc trị bệnh bằng Đậu đen:

– Chữa đau bụng dữ dội: Dùng đậu đen 50g sao cháy sắc với rượu uống hoặc sắc với nước rồi chế thêm rượu vào uống.

– Chữa bỗng dưng lưng sườn đau nhức: Dùng Ðậu đen 200g ngâm rượu uống.

– Chữa liệt dương: Dùng Ðậu đen sao già, đổ rượu vào ngâm uống.

– Chữa sau khi đẻ bị trúng gió nguy cấp, hoặc tay chân tê cứng, chóng mặt sây sẩm: Dùng Ðậu đen 300g sao cháy đến bốc khói, đổ vào 500ml rượu, ngâm qua 1 ngày, đem uống và đắp chăn cho ra mồ hôi.

– Chữa can hư, mắt mờ, ra gió thì chảy nước mắt: Dùng Ðậu đen đồ lên, chứa vào mật con bò đực, phơi gió cho khô, uống mỗi lần 27 hạt.

– Chữa tiêu khát (đái đường) do thận hư: Dùng Ðậu đen, Thiên hoa phấn, hai vị bằng nhau, tán nhỏ làm viên uống với nước sắc Ðậu đen làm thang.

Nguồn:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button