Ung thư dạ dày được cho là loại ung thư phổ biến thứ hai trên thế giới với khoảng 8 triệu ca mắc bệnh mỗi năm. Với loại bệnh quái ác này, tỷ lệ người mắc bệnh sống sót qua 5 năm chỉ là khoảng 23%.
Dấu hiệu nhận biết của ung thư dạ dày
Giai đoạn đầu, bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng vậy nên hầu hết bệnh nhân khi phát hiện ra bệnh đều đã ở giai đoạn muộn. Các triệu chứng thường gặp nhất bao gồm: hay có cảm giác khó tiêu, đau và khó chịu ở vùng bụng trên, thường xuyên ợ hơi, xuất hiện cảm giác chán ăn, sụt cân không rõ lý do, no nhanh và khó nuốt.
Ngoài ra, còn có những dấu hiệu khác như nôn ra máu, đi ngoài phân chuyển sang sậm màu hoặc có màu đen, tổng trạng yếu, tim đập nhanh hay hồi hộp và khó thở.
Các nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày
Có một số nguyên nhân được cho là có liên quan trực tiếp đến bệnh ung thư dạ dày. Bao gồm thức ăn hàng ngày chứa quá nhiều nhiều muối và chất bảo quản, thói quen hút thuốc, sử dụng chất có cồn và ăn đồ nướng thường xuyên.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khách quan khác như người bệnh bị nhiễm virus Helicobacter Pylori ở dạ dày, có tiền sử phẫu thuật dạ dày trước đó và thiếu máu ác tính. Những người thuộc nhóm máu A cũng được xếp vào nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao.
Các cách điều trị ung thư dạ dày
Cách đơn giản và nhanh nhất để chẩn đoán là nội soi dạ dày. Khi đã thực hiện các phương pháp xác định chẩn đoán, CT scan, PET,…thì phẫu thuật là phương pháp điều trị chính và nếu ở giai đoạn sớm thì bệnh có khả năng chữa khỏi rất cao.
Nhưng nếu bệnh đã phát triển đến những giai đoạn II và III thì bệnh nhân thường phải sử dụng biện pháp hóa trị hoặc kết hợp cả hóa trị và xạ trị sau phẫu thuật để gia tăng cơ hội khỏi bệnh.
Còn đối với những bệnh nhân đã bước sang giai đoạn IV, hóa trị sẽ là phương phap điều trị ung thư dạ dày chủ lực. Rất nhiều thuốc được sử dụng, như cũng chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân sẽ có kết quả điều trị tốt khi sử dụng kết hợp hóa trị với loại thuốc mới có tên là Herceptin.
Câu chuyện hy vọng
Ông THH 60 tuổi, là tài xế xe tải ở Johor Bahru cho hay vào tháng 3 năm 2008 ông bắt đầu bị đau dạ dày và đầy bụng. Sau đó việc sụt cân không rõ nguyên nhân khiến ông trở nên lo sợ.
Anh trai đã đưa ông đến gặp bác sĩ Ti T K của Bệnh viện Mount Elizabeth. Sau khi thực hiện xét nghiệm máu, nội soi dạ dày và chụp CT, kết quả cho thấy có một khối ung thư ở chỗ nối giữa thực quản và dạ dày, chúng cũng đã lan đến các hạch bạch huyết ở xa.
Bác sĩ Ti T K đã thông báo rằng rằng ung thư của ông đã ở giai đoạn cuối chỉ còn sống được từ 6 tháng đến 1 năm và không thể điều trị được. Tuy không thể thực hiện phẫu thuật nhưng bác sĩ vẫn tiến thành hóa trị để kiểm soát căn bệnh.
Anh của ông dẫn ông đến gặp bác sĩ ở Trung tâm Ung thư Parkway (PCC), đây chính là nơi mà chị dâu của ông đã điều trị ung thư máu.
Gặp ông THH vào đầu tháng 6 năm 2008, một lần nữa tôi khẳng định bệnh ung thư dạ dày của ông đã bước sang giai đoạn IV và đề nghị hóa trị. Tôi đã sử dụng máy bơm để tập trung để đưa 3 loại thuốc vào cơ thể của ông, thời gian đầu ông bọ nôn và lở miệng, nhưng những triệu chứng này mất đi sau vài tuần.
Sau đó ông quyết định ăn chay với rau và gạo lứt, đôi khi ông cũng ăn một ít cá. Ông kết hợp luyện tập khí công sử dụng các loại thảo dược Đông y của Trung Quốc để hạn chế tác dụng phụ của hóa trị.
Sau ba vòng hóa trị, hai tháng sau, hình chụp CT đã cho thấy các hạch bạch huyết và chỉ số CEA đã trở lại bình thường.
Do tác dụng phụ, ông chỉ thực hiện 5 vòng hóa trị thay vì 6 vòng theo sự tính ban đầu, bên cạnh đó ông vẫn áp dụng ăn chay, luyện khí công và dùng thảo dược.
Tháng 1 năm 2009, kết quả chụp CT co thấy ung thư và các hạch bạch huyết đã biến mất, một năm sau kết quả nội soi cho thấy không còn dấu hiệu ung thư dạ dày
Hiện tại, ông THH rất khỏe và chỉ dấu ung thư của ông vẫn nằm trong mức an toàn. Ông vẫn tiếp tục chế độ ăn kiêng và tập thể dục. Ông THH đã trở lại với công việc và mở một cửa hàng rau sạch gần nhà.
Theo Doanh nhân Sài Gòn
&