Giỏ hàng

Hà Nội: Phát hiện ca thứ bảy tử vong do sốt xuất huyết

Tại Hà Nội, người thứ bảy tử vong do sốt xuất huyết là một phụ nữ 56 tuổi. Chiều ngày 10/8, Bộ Y tế đã phải họp khẩn cấp để xử lý tình hình dịch.

Bệnh nhân sau 5 ngày điều trị tại Bệnh viện Bưu điện đã được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sức khỏe rất yếu, có dấu hiệu ngừng tim, không đo được huyết áp và không đáp ứng được các thuốc vận mạch, suy đa tạng và xuất huyết nhiều. Người bệnh bị sốt xuất huyết trên nền bệnh bazedow bướu cổ, dù đã được tiến hành điều trị tích cực nhưng đến đêm ngày 9/8, bệnh nhân đã tử vong.

Nhiều bệnh nhân phải nhập viện do sốt xuất huyết

Chiều ngày 10/8, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp nhằm ứng phó với các diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết trên cả nước. Ông Trần Đắc Phu (Cục trưởng Y tế dự phòng) cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn cả nước đã ghi nhận 80.555 ca bệnh sốt xuất huyết, trong đó đã có 24 người tử vong, gần 70.000 bệnh nhân phải nhập viện điều trị. Số ca bệnh năm nay đã tăng 33,5% và số ca tử vong tăng 5 trường hợp so với cùng kì năm 2016. Riêng tại địa bàn Hà Nội, trong 7 tháng đầu năm đã có gần 14.000 bệnh nhân được phát hiện sốt xuất huyết, chỉ đứng sau TP.HCM.

Ông Hoàng Đức Hạnh (Phó Giám Đốc sở y tế Hà Nội) cho biết, các trường hợp mắc sốt xuất huyết năm trước chỉ thuộc 2 type virus là D1 và D2. Tuy nhiên năm nay xuất hiện thêm cả trường hợp mắc type D3 và D4. Trong điều kiện nắng mưa thất thường như hiện nay, ông Hạnh lo ngại những ca sốt xuất huyết sẽ tiếp tục tăng cao trong vài tuần tới, đặc biệt khi sinh viên nhập học.

Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, thành phố Hà Nội đã có chiến dịch phòng chống dịch quyết liệt, tuy nhiên chưa triệt để và hiệu quả. Bộ trưởng cho biết: “Việc quan trọng là phải tuyên truyền cho người dân cách tránh muỗi đốt, bôi thuốc, dùng bình xịt muỗi và phải diệt loăng quăng; hướng dẫn người bệnh uống nhiều nước oresol, nước cam và chườm ấm,…”

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng phát biểu: “Hà Nội mới có 2 xe phun thuốc công suất lớn thì như muối bỏ bể, cần phải có 20 xe”. Vì vậy, Bộ trưởng đề nghị thành phố Hà Nội nên nhờ các tỉnh lân cận hỗ trợ huy động nhiều máy phun công suất lớn và nguồn nhân lực để phòng chống dịch bệnh hiệu quả hơn. Cần tập trung phun thuốc tại nhà ở, trường học, bệnh viện hay các công trình xây dựng.

 

Theo VnExpress

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button