Giỏ hàng

Một số lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết

Bạn nên biết những lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết theo chỉ định của bác sĩ để giúp bệnh mau chóng khỏi và đảm bảo cho sức khoẻ của mình hơn.

Thời gian đỉnh điểm của những đợt dịch sốt xuất huyết là vào tháng 7 – 10 hàng năm, khi mà thời tiết mưa nhiều, ẩm ướt. Đây là một bệnh lý có phác đồ điều trị rõ ràng, tuy nhiên vì chủ quan cũng như kém hiểu biết mà nhiều người đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, dẫn tới những trường hợp đáng tiếc xảy ra như tử vong.

Hiểu chính xác về bệnh

Virus Dengue là nguyên nhân gây nên bệnh sốt xuất huyết. Virus này được gây bệnh thông qua trung gian là muỗi vằn Aedes aegypti, trong đó 1 phần nhỏ là do muỗi Aedes albopictus. Tối đa 12 ngày sau khi bị muỗi mang virus đốt, bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng ban đầu như sốt cao, đau đầu, đau sau hố mắt, đau các cơ, khớp, có dấu hiệu buồn nôn và sưng hạch. Đây không phải những triệu chứng điển hình nên dẫn đến sự chủ quan của người bệnh.

Từ khi bắt đầu sốt cho tới 2 – 3 ngày sau, bệnh nhân gặp xuất huyết từ nhẹ đến nặng. Xuất huyết nhẹ bao gồm: chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất huyết ngoài da như nốt, chấm, mảng xuất huyết… Để phân biệt nốt xuất huyết với nốt muỗi đốt thông thường, có thể dùng ngón tay kéo căng chỗ da có nốt. Nếu là xuất huyết thì nốt đó không mất đi, nếu là nốt muỗi đốt thì sẽ biến mất, khi bỏ tay ra thì nó lại xuất hiện. Xuất huyết tạng cùng những biểu hiện của hội chứng sốc, trụy tim là dấu hiệu tăng nặng của bệnh như đau tức vùng gan, bụng, nôn liên tục, nôn ra máu, tiểu ra máu, đi ngoài phân đen, chân tay lạnh toát, người có tình trạng hoảng hốt… Khi không được cấp cứu kịp thời sẽ bị tử vong.

Một số lưu ý khi chữa trị sốt xuất huyết

Phát quang bụi rậm để tránh muỗi

Một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều hơn 1 lần trong đời. Nguyên nhân là do virus Dengue có 4 chủng den-1, den-2, den-3, den-4 không tạo miễn dịch chéo, nên người mắc bệnh có thể mắc phải den-1, không thể đề kháng được với 3 chủng còn lại.

Một số lưu ý khi điều trị bệnh sốt xuất huyết

Đây là bệnh chưa có thuốc đặc trị nên phương pháp chủ yếu là điều trị sốt xuất huyết theo triệu chứng, nâng cao thể trạng người bệnh. Bệnh nhân nên ăn các món ăn mềm và dễ tiêu hóa như cháo. Để bù nước, điện giải bằng đường nước nên uống nước đun sôi để nguội, nước oresol, sữa, nước ép hoa quả… Người bệnh cần được chú ý chăm sóc đặc biệt, cần được theo dõi sốt cao hay khi gặp phải các dấu hiệu của bệnh để được đưa tới cơ sở y tế một cách kịp thời.

Thuốc hạ sốt an toàn được khuyến cáo là paracetamol dạng đơn độc, liều dùng được quy định tùy theo lứa tuổi. Thông thường là 325-650mg, không quá 4g/ ngày, mỗi lần uống cách nhau khoảng 4 – 6 giờ. Liều dùng cụ thể:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi: 40mg;
  • Trẻ 4-11 tháng tuổi: 80mg;
  • Trẻ 1- 2 tuổi: 120mg;
  • Trẻ 2- 3 tuổi: 160mg;
  • Trẻ 4- 5 tuổi: 240mg;
  • Trẻ 6- 8 tuổi: 320mg;
  • Trẻ 9-10 tuổi: 400mg;
  • Trẻ 11 tuổi: 480mg.
Một số lưu ý khi chữa trị sốt xuất huyết

Không sử dụng thuốc Aspirin, Diclofenac… khi bị sốt xuất huyết

Nếu đang trong thời gian điều trị sốt xuất huyết, bạn nên lưu ý những thuốc giảm đau hạ sốt thuộc nhóm giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, naproxen, acid mefenamic, aspirin, diclofenac,… có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, gây nguy cơ xuất huyết tiêu hóa và xuất huyết tạng nặng hơn khi uống vào nên không được phép sử dụng.

Thêm vào đó, không nên dùng kháng sinh vì loại thuốc này không cần thiết vì nó không tiêu diệt được virus. Nếu dùng không đúng cách còn có thể bị tăng độc tính trên gan, thận và ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh theo chiều hướng xấu.  Chú ý không cạo gió cho người mắc bệnh vì nó sẽ làm tổn thương các cơ, gây giãn mạch dẫn đến những nguy hiểm cho tính mạng.

 

Theo Sức khỏe và Đời sống

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button