Giỏ hàng

Giá trị dinh dưỡng của nấm và công dụng chữa bệnh hiệu quả

Giá trị dinh dưỡng của nấm đóng vai trò quan trọng trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Nấm vừa bổ dưỡng vừa có công dụng chữa được nhiều bệnh lý.

Giá trị dinh dưỡng của nấm trong bữa ăn hàng ngày và chữa bệnh

Giá trị dinh dưỡng của nấm trong bữa ăn hàng ngày và chữa bệnh

Giá trị dinh dưỡng của nấm

Giá trị dinh dưỡng của nấm rất phong phú và đa dạng. Nấm có chứa nhiều đạm, khoáng chất, vitamin cùng các acid amin thiết yếu cho cơ thể.

Khoáng chất và sinh tố – thành phần dinh dưỡng quan trọng trong nấm

Vitamin có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Chúng không chỉ duy trì cuộc sống mà còn ngừa bệnh tật hiệu quả. Đặc biệt là vitamin B –  chất làm giảm nguy cơ tim mạch, stress và tăng cường trí nhớ. Vitamin B thường có trong thịt, cá, trứng sữa…. Vitamin này còn có nhiều trong nấm, bao gồm:

  • Riboflavin (B2).
  • Niacin (B3).
  • Pantothenic Acid.

Hơn thế, nấm là nguồn thực phẩm duy nhất cung cấp vitamin D cho cơ thể. Thành phần dinh dưỡng của nấm còn gồm nhiều khoáng chất quan trọng khác như: Sắt, Kali, Natri, Selen, Magie,  Đồng, Photpho và Beta-Glucans…

Chất chống oxy hóa trong nấm

Nấm rất giàu Ergothioneine – chất chống oxy hóa mạnh. Chất Ergothioneine trong nấm có hàm lượng cao tương đương với thực phẩm có nguồn gốc động vật. Cơ thể con người không thể tự tạo ra ergothioneine. Bởi vậy, nó chỉ có thể bổ sung từ thức ăn có nguồn gốc thực vật. thực phẩm.

Theo kết quả phân tích, chất ergothioneine có nhiều trong nấm, lòng đỏ trứng, thịt, cám yến mạch, mầm lúa mì và có trong một số loại đậu đỗ, hành tây, không có trong các loại rau và trái cây khác.

Chất đạm trong nấm

Hàm lượng đạm trong nấm chỉ đứng sau thịt và sữa. Nấm còn chứa nhiều acid amin thiết yếu: Isoleucine, methionine, leucine, phenylalanine, valine, threonine, tryptophan, histidine, đặc biệt là lysine và leucine, ít tryptophan và methionin.

Nấm chứa nhiều chất xơ cần thiết cho cơ thể 

Giá trị dinh dưỡng của nấm phải kể đến chất xơ. Nấm tươi có lượng Carbohydrat và sợi chiếm từ 51 – 88% , 4 – 20% trên trọng lượng nấm tươi.

Nấm và công dụng của nấm trong chữa bệnh

Với những giá trị dinh dưỡng của nấm, thực phẩm này rất tốt sức khỏe con người. Không chỉ là món ăn bổ dưỡng, một số loại nấm còn là vị thuốc Đông y.

Nấm giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể

Nấm có chứa nhiều polysaccharid – chất có khả năng kích hoạt tế bào miễn dịch, tế bào lympho T và lympho B. Theo đó giúp nâng cao năng lực hoạt động của đại thực bào. Chất này được tìm thấy nhiều trong nấm linh chi, nấm vân chi mộc nhĩ đen nấm đầu khỉ.

Khả năng kháng ung thư và kháng virus của nấm

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, nấm có tác dụng hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Kết quả nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh công dụng này của nấm lim xanh, nấm hương, nấm linh chi. Nhiều loại nấm ăn còn có  khả năng kích  thích cơ thể hình thành interferon, ức chế quá trình sinh trưởng và di chuyển của virus.

Nấm giúp dự phòng và trị liệu các bệnh tim mạch

Điều hòa chức năng tim mạch và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim là công dụng đáng chú ý của nấm. Một số loại nấm có vai trò điều chỉnh rối loạn lipid máu như:

  • Ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng).
  • Mộc nhĩ đen.
  • Nấm đầu khỉ.
  • Nấm hương.
  • Đông trùng hạ thảo…
  • Nấm lim xanh.

Các loại nấm này còn có tác dụng hạ lượng cholesterol, triglycerid và beta-lipoprotein trong huyết thanh, điều hòa huyết áp hiệu quả.

Công dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan của nấm

Từ những giá trị dinh dưỡng của nấm , các nhà khoa học chỉ ra rằng, nấm có tác dụng tốt trong giải độc và bảo vệ tế bào gan. Đặc biệt, nấm hương và nấm lim xanh có khả năng giảm tác hại của carbon tetrachlorid, thioacetamide và prednisone lên tế bào gan. Đồng thời, nó còn làm tăng lượng glucogen, hạ thấp men gan. Bạch linh và trư linh là 2 loại nấm được dùng làm vị thuốc Đông Y trong chữa trị viêm gan cấp tính.

Một số công dụng đáng chú ý khác của nấm

Tác dụng kiện tỳ dưỡng vị của nấm

Nấm đầu khỉ được biết đến với công dụng lợi tạng phủ và hỗ trợ tiêu hóa. Bởi vậy, nó được dùng trong điều trị các chứng bệnh như:

  • Chán ăn.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Viêm loét dạ dày tá tràng.

Ngoài ra, nấm bình có tác dụng ích khí, sát trùng đồng thời phòng chống viêm gan, sỏi mật, loét hành tá tràng. Nấm kim châm và kim phúc chống viêm gan và loét dạ dày nhờ chứa nhiều Arginine.

Hạ huyết áp là công dụng tuyệt vời của nấm 

Người ta thường sử dụng ngân nhĩ, đông trùng hạ thảo, nấm lim xanh để hạ huyết áp. Cơ chế giúp giảm huyết áp của đông trùng hạ thảo là kích thích tuyến tụy sản xuất Insulin. Còn trong nấm lim xanh chứa nhiều dược chất quý như Garnodermic acids – triterpenes, Ling zhi-8 protein, Germanium…. Các chất này có tác dụng tăng lưu thông máu, từ đó giảm áp lực máu lên thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa và các nguy cơ tai biến.

Nấm lim xanh hạ huyết áp hiệu quả

Nấm lim xanh hạ huyết áp hiệu quả

Nấm giúp thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa

Quá trình chuyển hóa sinh ra các gốc tự do có hại. Một số loại nấm (nấm lim xanh, mộc nhĩ đen, ngân nhĩ…) có công dụng thải bỏ các gốc có hại này đồng thời làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Ngoài những công dụng tuyệt vời trên, ăn nấm còn có tác dụng an thần và trấn tĩnh, điều hòa hoạt động hệ thần kinh.

Tham khảo thêm: https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/nam-an-vua-bo-duong-vua-chua-duoc-nhieu-benh-2258831.html

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button