Giỏ hàng

Người phụ nữ mắc bệnh ung thư vú lan tỏa khát vọng sống trong cộng đồng

Người phụ nữ phải sống chung với căn bệnh ung thư vú suốt 4 năm, phải chịu nhiều đau đớn trong quá trình điều trị bệnh và khi tế bào ung thư di căn. Thế nhưng, người phụ nữ đó đã truyền cảm hứng cho rất nhiều bệnh nhân bởi một tinh thần thép và nghị lực vượt qua bệnh tật.

Câu chuyện người phụ nữ mắc bệnh ung thư vú lan tỏa khát vọng sống

Khi đến tham dự “bữa tiệc” sinh nhật nho nhỏ mà một bệnh nhân ung thư vú tổ chức cho các bệnh nhân cùng cảnh ngộ tại tầng 3 nhà C, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội mới thấy không khí ở đây thật lạ.

Bước vào buồng số 4, nếu chỉ đưa mắt nhìn qua không thể phân biệt được đâu là người nhà, đâu là bệnh nhân bởi cảnh tượng một vài bệnh nhân đang lúi húi chỉnh trang bộ tóc giả, một số khác lại ríu rít khoe thỏi son mới, ai cũng sắc diện hồng hào, tươi tắn.

Chị Trần Thị Cẩm Bào với chất giọng Huế ngọt ngào, dáng người đậm đà, làn da hơi rám nắng, mái đầu lơ thơ tóc nhưng nụ cười thì rạng rỡ xông xáo sắp xếp chỗ ngồi, bắt nhịp cho cả phòng vỗ tay hát.

Chị thường được gọi vui là “người phụ nữ thép” trong khoa Nội I bởi ở chị luôn luôn toát lên một tinh thần lạc quan hiếm có, hăng hái tổ chức các buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, lan tỏa tinh thần lạc quan cho bệnh nhân ung thư.

Chị Cẩm mắc bệnh ung thư vú nhưng chị vẫn lan tỏa khát vọng sống

Người phụ nữ mắc bệnh ung thư vú lan tỏa khát vọng sống

Chấp nhận sự thật một cách nhẹ nhàng

Chị Trần Thị Cẩm Bào là một nữ nhà báo với ngòi bút xuất sắc tại tạp chí Tri Thức & Công nghệ, giữ chức Phó Ban Thư ký tòa soạn nhưng tin dữ đã ập đến khi chị đang ở thời kỳ đỉnh cao, ngòi bút sắc bén, thăng hoa, nhận được sự yêu mến rất lớn từ đồng nghiệp và độc giả.

Chị Bào kể lại: “Vào cuối năm 2012, tôi phát hiện một vùng da ngực có màu hồng trong khi tắm, nghi ngờ có điều bất thường, tôi đến ngay bệnh viện K để khám. Các bác sĩ chẩn đoán tôi mắc bệnh ung thư vú giai đoạn 2, đã xuất hiện 20 hạch, trong đó có 10 hạch đã di căn.”

Chị kể, đầu óc lúc ấy trống rỗng nhưng rồi chị đã tự trấn an mình, bình thản đón nhận và coi như đó là một ngã rẽ trong cuộc đời. Chồng chị Bào – anh Phạm Trung Tâm cũng vì thế mà dành nhiều thời gian cho vợ hơn. Anh Tâm bật khóc kể lại: “Tôi sẽ cùng vợ chung tay chiến đấu với căn bệnh này. Cho dù cô ấy có phải cắt bỏ ngực hay bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, tôi cũng không vì thế mà thay đổi tình yêu của mình. Với tôi, việc cô ấy còn tồn tại quan trọng hơn tất cả”. Thế rồi cuộc chiến dài đằng đẵng của hai vợ chồng trẻ nay bệnh viện K, mai bệnh viện Ung bướu Hà Nội, bệnh viện TW Huế bắt đầu.

Tại bệnh viện K2, chị Cẩm Bào đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một bên vú phải rồi chuyển sang truyền 6 đợt hóa chất và 25 mũi xạ tại bệnh viện TW Huế khiến cơ thể suy kiệt. “Tôi không ăn uống gì được, khó thở, cơ thể đau nhức, cái đầu trọc lốc, căng thẳng và giảm cân trầm trọng”, chị Bào kể lại.

Tháng 7/2013, sức khỏe của chị Bào ổn định và được xuất viện nhưng đến tháng 3/2016 chị lại phải nhập viện điều trị ngay với 18 lần truyền hóa chất bởi nồng độ CA15-3 tăng lên quá mức, phát hiện di căn xương chậu. Lần điều trị này khiến cơ thể chị đau nhức, tê liệt, phải đi lại bằng xe lăn.

Chị kể lại: “Tôi đã nghĩ, lần điều trị thứ 2 này mình khó mà qua khỏi. Nhưng trong lúc tuyệt vọng đó, chồng và con gái đã nắm chặt tay tôi suốt đêm. Khi đó, tôi biết rằng, vì chồng con, mình phải chiến đấu đến cùng.”

Mắc ung thư vú có thể chữa khỏi bệnh

Chị Bào chia sẻ về bí quyết chiến thắng bệnh tật

Bí quyết “4 chữ T” để sống khỏe

Sức khỏe chị Cẩm Bào đã ổn định trở lại chỉ sau 5 tháng. Chị chia sẻ: “Tôi càng quyết tâm chia sẻ bí quyết của mình nhiều hơn nữa khi chứng kiến không ít bệnh nhân ra đi không phải vì ung thư mà do áp dụng những phương pháp thiếu căn cứ khoa học như uống lá đu đủ, xạ đen, xáo tam phân… gây viêm loét dạ dày nặng, hay phương pháp nhịn ăn mà họ gọi là “bỏ đói tế bào ung thư” khiến họ tử vong vì suy kiệt”.

Chị Bào đã chia sẻ về bí quyết “4 chữ T” của mình. Chữ T thứ nhất là tinh thần, cần giữ tinh thần lạc quan và không nghĩ nhiều về bệnh; chữ T thứ 2 là thể dục, thể thao; chữ T thứ 3 là thuốc, tuân theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ; chữ T thứ 4 là thảo dược, khi điều trị cơ thể người bệnh gặp rất nhiều tác dụng phụ nên việc lựa chọn một thảo dược giúp nâng cao thể trạng, giảm độc tính hóa trị, xạ trị là điều đặc biệt cần thiết. Chị cũng quan niệm việc lựa chọn các thực phẩm chức năng phải được nghiên cứu khoa học bài bản bởi các nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu lớn để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Tinh thần và bí quyết phục hồi sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất trong cuộc chiến với bệnh tật. Với mong muốn lan tỏa ý chí, nghị lực và bí quyết lấy lại sức khỏe, tinh thần sau hóa xạ trị, chị sẵn sàng chia sẻ cho tất cả bệnh nhân ung thư trong bệnh viện ung bướu Hà Nội. Chị Lâm Thị Nhu (Phú Xuyên, Hà Nội) tâm sự: “Câu chuyện chị Bào bước được từ chiếc xe lăn xuống là điều đáng kinh ngạc. Chị là tấm gương sáng về ý chí và niềm tin cho các chị em không may bị ung thư vú như chúng tôi. Bởi vậy mới nói, khi bạn còn niềm tin, bạn vẫn còn cơ hội sống”.

 

Theo Sức khỏe & đời sống

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button