Có một số trường hợp người bệnh khi đi siêu âm phát hiện bị viêm họng hạt mãn tính và có tâm lý lo lắng không biết có nên sinh thiết viêm họng hạt mãn tính hay không và cần phải làm gì?
Sinh thiết là một thuật ngữ chuyên ngành để nói về những xét nghiệm hay được coi như một thủ thuật y tế, khi làm xét nghiệm các chuyên gia y tế sẽ lấy một mẫu nhỏ của mô cơ thể để kiểm tra dưới kính hiển vi. Mẫu mô này có thể được lấy ra từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể, có thể là da, nội tạng hay các cấu trúc khác trong cơ thể. Vậy có cần phải sinh thiết viêm họng hạt mãn tính không?
Hiện tượng có sự xuất hiện của các nốt hạch ở vùng cổ là một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, có thể chỉ là tình trạng viêm nhiễm vùng mũi, viêm xoang nhưng cũng có thể là hạch di căn đến từ khối ung thư nằm ở chỗ khác trong cơ thể. Chính vì vậy hạch nổi vùng cổ thường được chia làm hai nhóm, có thể từ các bệnh lành tính, hoặc là từ các bệnh ác tính. Hạch cổ nổi được cho là lành tính nếu nguyên nhân đến từ các bệnh viêm thông thường của đường hô hấp trên như viêm loét amidan, viêm họng, viêm tấy nướu (lợi) răng, viêm loét lớp lót của miệng, viêm tuyến nước bọt… hoặc viêm đặc hiệu do lao,hay giang mai.
Hạch cổ nổi lên cũng có thể là do ung thư hạch hoặc là hạch di căn của các khối ung thư từ các bộ phận kế cận như vòm mũi họng, hạ họng, thanh quản, phổi… nhưng cũng có thể của các khối u nguyên phát từ xa như dạ dày, buồng trứng, tinh hoàn… Việc xác định hạch chính xác cần được thăm khám kỹ qua sờ nắn bằng tay, tìm những ổ viêm nhiễm lân cận, cấy dịch, mủ, chất bã đậu từ hạch (nếu có).
Trong trường hợp nghi ngờ là bệnh ung thư mới cần sinh thiết hạch. Với những trường hợp nổi hạch thông thường, hạch nổi có thể do bệnh viêm họng mạn gây nên, bạn nên điều trị bệnh này tích cực hạch sẽ nhỏ lại chứ không cần sinh thiết họng hạt mãn tính.
Theo Sức khỏe & đời sống