Giỏ hàng

Thăng ma

MỤC LỤC NỘI DUNG:

Thăng Ma

 (Cimicifuga foetida)

Tên khác: Châu Thăng ma (Bản Kinh), Châu ma (Biệt Lục), Kê cốt thăng ma (Bản Thảo Kinh tập Chú), Quỷ kiếm thăng ma (Bản Thảo Cương Mục).

Tên khoa học: Cimicifuga foetida L. Thuộc  Họ Mao Lương (Ranunculacae).

Mô tả cây thuốc:

Thăng ma là cây thảo, sống lâu năm, cao độ 1-1,3m, lá kép hình lông chim, lá chét thuôn, có chỗ khía và có răng cưa, đầu nhọn. Hoa tự hình chùm. Trục hoa tự mang nhiều hoa màu trắng, có cuống.
Phân bố: Mọc ở miền núi thuộc các tỉnh Thiểm Tây, Tứ Xuyên và các vùng đông bắc Trung Quốc.
Cây thuốc Thăng ma

Thu hái: Vào mùa xuân, thu. Đào hái về, cắt bỏ thân mầm, phơi hoặc sấy khô.

Phần dùng làm thuốc: Thân rễ (Rhizoma Cimicifugae).

Mô tả Dược liệu:

Vị thuốc Thăng ma là phần thân rễ củ hình dài, phân nhiều nhánh thành đốt, dài 20-30cm, đường kính 1,6-3,3cm. Mặt ngoài mầu nâu đen, nhám, không phẳng, trên mặt có mấy vân hoa như màng võng, chung quanh còn để lại rễ nhỏ, chất cứng. Cạnh dưới lồi lõm, có vết của rễ tơ. Rễ nhẹ nhưng cứng chắc, khó bẻ, vết bẻ không thẳng, có tính chất sợi, mầu trắng vàng nhạt hoặc mầu xanh vàng. Không mùi, vị hơi đắng nhưng chát (Dược Tài Học).

Bào chế: Ngâm nước khoảng 1 giờ, bỏ vào nồi, đậy kín, ủ 1 đêm, thái thành phiến, phơi khô dùng hoặc tẩm mật sao qua rồi dùng (Lôi Công bào chế dược tính giải)).

Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát.


Tác dụng dược lý:

– Nước chiết xuất Thăng ma có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, chống co giật, giải độc (Trung Dược Học).

– Dịch chiết Thăng ma có tác dụng ức chế tim, làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, ức chế ruột và tử cung cô lập có thai nhưng lại gây hưng phấn bàng quang và tử cung không có thai (Trung Dược Học).

– Nước sắc Thăng ma có tác dụng ức chế vi khuẩn lao và một số nấm ngoài da (Trung Dược Học).

Tính vị:

+ Vị đắng, hơi hàn, không độc (Biệt Lục).

+ Khí bình, vị hơi đắng ( Y Học Khải Nguyên).

+ Vị hơi đắng, tính hơi hàn (Thang Dịch Bản Thảo).

+ Vị đắng, ngọt, kiêm cay, khí thăng (Dược Tính Luận).

Quy kinh:

+ Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ (Y học Khải Nguyên).

+ Vào kinh thủ Dương minh Đại trường, thủ Thái âm Phế (Thang Dịch Bản Thảo).

+ Vào kinh Phế, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

 
Tác dụng của Thăng ma:

+ Hành dương, vận kinh (Lan Thất Bí Tàng).

+ Năng giải Tỳ Vị cơ nhục gián nhiệt (Bản Thảo Bị Yếu).

+ Tiêu ban chẩn, hành ứ huyết (Bản Thảo Cương Mục).

+ Tuyên độc, thấu chẩn, thăng dương, cử hãm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Kiêng kỵ:

+ Phàm các chứng thổ huyết, chảy máu cam, ho nhiều đờm, âm hư hỏa vượng, thận kinh bất túc, khí nghịch, nôn mửa, điên cuồng: không nên dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Thương hàn mới phát ở thái dương, đậu chẩn mọc rồi, hạ nguyên bất túc, âm hư hỏa đờm : cấm dùng (Đắc Phối Bản Thảo).

+ Sởi đã mọc và suyễn đầy, khí nghịch: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Liều dùng: 4 – 8g.

Bài thuốc có Thăng ma:

+ Chữa sốt khi mới lên đậu: Thăng ma 8g, cát căn 5g, đại táo l0g, thược dược 2g, sinh khương 2g, cam thảo 1g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

+ Đau nhức răng, cổ họng lở loét: Thăng ma 4g, sắc với 200ml nước ngâm trong miệng lâu rồi nuốt. Ngày 2-3 lần.

+ Giải cơ, thấu chẩn: Thăng ma 6 – 10g, Thược dược 8 – 12g, Cát căn 8 – 16g, Chích thảo 2 – 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Theo cổ phương các vị thuốc lượng đều bằng nhau, tán bột, hoặc sắc uống.

 

Nguồn:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button