Tiên Mao
Tên khác: Sâm cau, Ngải cau, Độc mao căn…
Tên khoa học: Curculigo orchioides Gaertn.
Tiên mao là loại cây cỏ cao chừng 40cm, thân ngầm hình trụ dài, lá hình mác hẹp, hai đầu nhọn, dài 15-40cm, rộng 12-35mm, cuống dài 10cm, trông gần giống như lá cau. Hoa màu vàng mọc thành từng cụm, không cuống nằm trong bẹ lá. Quả 5 nang thuôn dài 12-15cm, hạt phình ở đầu, phía dưới có một phần phụ hình liềm.
Địa lý: Cây mọc phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, còn thấy mọc ở Campuchia, Ấn Ðộ, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và Philippines.
Cây thuốc Tiên Mao
Bộ phận dùng:
Là thân rễ, có tên Dược liệu là Tiên mao. Rễ củ nên chọn loại củ già phơi khô bằng đầu đũa bên ngoài nâu trong hơi trắng ngà, hơi dẽo không mối mọt là tốt.
Thu hoạch, sơ chế:
Tháng 2 ~ 4 trước nẩy mầm hoăc tháng 7 ~ 9 lúc mầm khô héo, đào móc thân rễ, rửa sạch, bỏ đi rễ râu và đầu rễ, phơi khô. Hoặc sau khi hấp phơi khô.
Bào chế:
– Tửu tiên mao: Lấy Tiên mao sạch dùng rượu vàng trộn đều, sau khi thấm ướt, bỏ vào trong chảo sao qua đến khô, lấy ra, hong khô. (Mỗi 100 cân Tiên mao dùng rượu vàng 10 ~ 20 cân)
– Hải Nam bản thảo: Tiên mao, lúc dùng dao tre cắt, ngâm nước gạo nếp.
– Trung dược học: Cắt lát dùng sống, hoặc ngâm nước vo gạo cắt lát.
Tính vị:
– Trung dược học: Cay, nóng, có độc.
– Khai bảo bản thảo: Vị cay, ấm, có độc.
– Điền Nam bản thảo: Tính ấm, vị cay hơi mặn.
– Cương mục: Tính nhiệt.
Quy kinh:
– Trung dược học: Vào kinh Thận, Can.
– Điền Nam bản thảo: Vào 2 kinh Can, Thận.
– Bản thảo tái tân: Vào 2 kinh Phế, Thận.
– Bản thảo cầu chân: Chuyên vào mệnh môn.
Tác dụng của Tiên mao:
Ôn thận dương, mạnh gân xương. Trị chứng dương nuy tinh lãnh, tiểu tiện không cầm, băng lậu, tim bụng lạnh đau, eo lưng chân lãnh tý, ung nhọt, tràng nhạc, dương hư lãnh tả. Dương nuy tinh hàn, eo lưng gối phong lạnh, gân xương nuy tý v.v…
– Hải dươc bản thảo: Chủ phong, bổ ấm eo lưng cẳng chân, thanh an ngủ tạng, mạnh gân xương, tiêu thực. Tuyên mà bổ lại, chủ đàn ông thất thương, tỏ tai mắt, ích sức gân, lấp đầy tủy xương, ích dương.
– Nhật hoa tử bản thảo: Trị tất cả chứng phong khí, bổ ngũ lao thất thương, khai vị hạ khí.
– Khai bảo bản thảo: Chủ tâm phúc lãnh khí không thể ăn, eo lưng cẳng chân phong lạnh co rút tý không đi được, đàn ông hư lao, người già tiểu tiện không cầm.
– Điền Nam bản thảo: Trị đàn bà hồng băng hạ huyết, công ung nhọt, bài trừ mủ.
– Sinh thảo dược tính bị yếu: Bổ thận, ngừng đau, trị bạch trọc, trị đàm hỏa. Mười lần hấp chín lần phơi, dùng đường cát cất giữ, sáng sớm uống trà tống uống, có thể tráng tinh thần, đen râu tóc.
– Ngọc thu dược giải: Trị da phong chốc.
Liều dùng và cách dùng: Sắc uống 5 ~ 15g. Hoặc ngâm rượu uống. Cũng có thể cho vào hoàn, tán.
Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa vượng kỵ uống. Bổn phẩm táo liệt có độc, không nên uống lâu.