Giỏ hàng

Ung thư buồng trứng có di truyền không? Cách tầm soát

Ung thư buồng trứng có di truyền không là quan tâm thắc mắc của nhiều người. Ung thư buồng trứng là bệnh ung thư phổ biến thứ 5 ở phụ nữ. Nhiều trường hợp mẹ bị ung thư buồng trứng và con gái cũng mắc bệnh tương tự. Tiêu biểu có trường hợp vợ con tài tử Pierce Brosnan đều mất vì căn bệnh quái ác này. 

Ung thư buồng trứng có di truyền không?

Ung thư buồng trứng có di truyền không? Ung thư buồng trứng là tình trạng có khối u ác tính ở 1 hoặc cả 2 bên buồng trứng. Ung thư buồng trứng có 2 loại là ung thư biểu mô và ngoài biểu mô, trong đó ung thư biểu mô phổ biến hơn. Bệnh thường gặp ở những phụ nữ trên 50 tuổi (mãn kinh), chưa sinh đẻ, kinh nguyệt thưa… Tại nước ta, mỗi năm có khoảng 1200 phụ nữ bị ung thư buồng trứng. Đây là căn bệnh gây có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh ung thư đường sinh dục.

Ung thư buồng trứng có di truyền không?

Ung thư buồng trứng có di truyền không?

Ung thư buồng trứng có di truyền không?

Trên cơ sở sử dụng các bộ gen (khoảng 3000 trường hợp) trong Dự án Bản đồ gen ung thư của Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ, các nhà nghiên cứu Đại học Washington (Mỹ) đã chỉ ra rằng có ít nhất 12 loại bệnh ung thư có thể di truyền. Trong đó, ung thư buồng trứng có nguy cơ di truyền cao nhất là 19%, sau đó đến ung thư dạ dày (11%).

Theo thống kê, phụ nữ có đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư buồng trứng. Và loại gen đột biến này có thể di truyền. Đó là lý do vì sao thường xảy ra trường hợp 2 mẹ con cùng mắc bệnh.

Tác hại của ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng được coi là “sát thủ” thầm lặng, dễ gây tử vong. Thông thường một buồng trứng của phụ nữ trưởng thành có kích thước là 4cm. Khi có khối u, buồng trứng tăng kích thước khiến bụng to phình lên nhưng chưa gây đau đớn.

Chỉ khi khối u đã lớn, chèn ép thành ruột, bàng quang… gây ra các triệu chứng như: chướng bụng, đau bụng, buồn nôn, đái rắt… Đây cũng là triệu chứng của những bệnh về đường tiêu hóa như: dạ dày, bàng quang kích thích, ruột kích thích…

Thông thường, khi phát hiện mắc bệnh thì ung thư đã ở giai đoạn cuối, khối u lớn, di căn. Khối u buồng trứng rất dễ vỡ và di căn sang các khu vực trong ổ bụng như: bàng quang, gan, ruột non,… Chỉ có khoảng 45% bệnh nhân ung thư buồng trứng sống sót trong 5 năm sau khi phát hiện. Có thể nói, tiên lượng sống của người bệnh là không cao, dễ gây tử vong.

Hơn nữa ung thư buồng trứng có di truyền, nên mẹ mắc bệnh thì con gái cần được tầm soát ung thư sớm để ngăn ngừa bệnh phát triển.

Cách tầm soát ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng có di truyền, nguy hiểm là thế nhưng không dễ gì phát hiện vì triệu chứng ban đầu không rõ ràng. Hơn nữa, buồng trứng là cơ quan sinh dục trong nên khi mắc bệnh càng khó phát hiện. Tuy nhiên, hiện nay, sự phát triển của Y học đã cho phép phát hiện những bất thường trong buồng trứng dễ dàng hơn.

Siêu âm ổ bụng

Siêu âm ổ bụng cho biết những biểu hiện bất thường ở vùng chậu, đặc biệt là buồng trứng. Vì vậy, chị em phụ nữ nên thăm khám phụ khoa định kỳ để kiểm tra vùng chậu thường xuyên. Nếu buồng trứng có dấu hiệu không bình thường, cần kết hợp xét nghiệm máu để có kết quả chẩn đoán chính xác.

Hãy tầm soát ung thư buồng trứng để bảo vệ bản thân

Hãy tầm soát ung thư buồng trứng để bảo vệ bản thân

Xét nghiệm máu

Đây là phương pháp mới trong tầm soát ung thư buồng trứng. Khoảng 80% các trường hợp ung thư buồng trứng có hàm lượng protein CA 125, HE4 tăng cao. Vì vậy, khi xét nghiệm máu, nếu 2 loại protein này có lượng nhiều thì có thể chị em đang mắc ung thư buồng trứng. Ung thư đại tràng, lạc nội mạc tử cung cũng khiến hàm lượng protein này tăng. Để có kết quả chắc chắn, cần làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác.

Xét nghiệm PAP

Xét nghiệm PAP còn gọi là xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung (UTCTC). Tuy nhiên, PAP cũng có thể phát hiện 10-30% các trường hợp mắc bệnh ung thư buồng trứng.

Biện pháp khác

Ngoài những phương pháp phát hiện sớm ung thư buồng trứng, để có kết quả chính xác chị em cần thực hiện thêm một số chẩn đoán chuyên sâu như: Chụp MRT hoặc CT, X quang, giải phẫu sinh thiết…

Chụp MRT hoặc CT cho phép quan sát buồng trứng toàn diện, đa chiều. Từ đó có thể chẩn đoán chính xác kết quả ung thư buồng trứng. Đồng thời, có thể biết vị trí, kích thước, mức độ ảnh hưởng của khối u.

Chụp X quang để xác định mức độ ảnh hưởng của khối u buồng trứng. Nếu u đã di căn sang các vị trí khác của cơ thể thì tiên lượng sống không cao, rất khó điều trị.

Ung thư buồng trứng có di truyền, rất nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm có thể điều trị, kiểm soát. Tùy theo mức độ có thể tiến hành cắt bỏ khối u hoặc xạ trị, hóa trị… Cách tốt nhất để phòng ngừa là đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần. Nếu không may mắc bệnh và có con gái, chị em nên cho con tầm soát sớm. Việc này vừa để ngăn ngừa nguy cơ ung thư buồng trứng vừa kiểm soát sự phát triển của bệnh.

Xem thêm: 

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button