Ung thư vòm họng không nên ăn gì, thực phẩm người bệnh ung thư vòm họng cần phải tránh để bệnh tình không tiến triển theo chiều hướng xấu? Thức ăn tốt cho bệnh nhân ung thư vòm họng giúp cải thiện bệnh tình và nâng cao hiệu quả điều trị gồm những loại nào? Chế độ ăn uống cho người bị ung thư vòm họng?
Ung thư vòm họng không nên ăn gì và nên ăn gì để điều trị bệnh hiệu quả là vấn đề mọi người bệnh cần đặc biệt quan tâm. Bởi ngoài phác đồ điều trị, chế độ ăn uống cũng đóng góp một phần không nhỏ vào hiệu quả chữa bệnh, đồng thời nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.
Bệnh nhân ung thư vòm họng không nên ăn gì?
Những tổn thương ở họng khiến bệnh nhân mắc ung thư vòm họng sẽ thấy khó ăn, khó nuốt, sức khỏe suy giảm. Bên cạnh đó, họ cũng cần một lượng dinh dưỡng phù hợp nên phải có chế độ ăn đặc biệt. Vậy người bị ung thư vòm họng không nên ăn gì, uống gì?
Người ung thư vòm họng nên ăn ít thịt đỏ
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất béo no, chất heme iron và vài chất hữu cơ có nhiều trong thịt đỏ là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư đại tràng, ung thư phổi… Bên cạnh đó, tiêu thụ một lượng lớn thịt đỏ cũng không tốt với người bệnh ung thư bởi chúng khiến bệnh tình thêm trầm trọng.
Theo các chuyên gia, để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng, người bệnh ung thư vòm họng chỉ nên ăn thịt đỏ ở mức dưới 500g/tuần.
Thực phẩm nhiều muối không tốt cho người ung thư vòm họng
Sử dụng thực phẩm nhiều muối như dưa cà, kim chi, cá ướp… là nguyên nhân khiến nhiều nước châu Á có tỷ lệ ung thư vòm họng cao. Bên cạnh đó, tiêu thụ nhiều thức ăn đóng hộp cũng làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư vòm họng.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân ung thư vòm họng cần hạn chế thực phẩm chế biến sẵn cũng như có hàm lượng muối cao.
Bệnh nhân ung thư vòm họng nên tránh đồ ăn nhiều đường
Đáp án cho câu hỏi ung thư vòm họng không nên ăn gì chính là đường. Chế độ ăn nhiều đường có thể làm nồng độ insulin và các hormone sinh dục trong cơ thể tăng. Từ đó, các tế bào ung thư có điều kiện phát tán ra toàn cơ thể. Do vậy, người bệnh ung thư vòm họng cần tránh đồ ăn chứa nhiều đường để không làm khối u phát triển nhanh và di căn.
Một số thức ăn nhiều đường là:
- Trái cây khô
- Bánh quy, kẹo, kem
- Trái cây như mía, xoài chín, nho…
Một số thực phẩm khác người bệnh ung thư vòm họng cần hạn chế
Dưới đây là một số loại đồ uống không tốt cho người bệnh ung thư vòm họng:
- Bia rượu và đồ uống có cồn
- Đồ uống nóng
- Nước hoa quả có chứa hàm lượng acid cao như nước chanh và nước cam, nước ép cà chua. Bởi chúng sẽ làm kích ứng, tổn thương vòm họng
Ngoài ra, theo các bác sĩ, người bệnh ung thư vòm họng cũng cần tránh những thức ăn sau:
- Thực phẩm sinh hơi: Dưa hấu, mít, đồ uống có gas…
- 4 loại rau, quả: Rau diếp, cà chua, bơ, chuối
- Thức ăn cứng, khó nuốt, khó tiêu
- Thực phẩm nhiều gia vị, đặc biệt là gia vị cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ… Bởi những loại đồ ăn này có thể khiến khối u ở vòm họng bị tổn thương, gây viêm nhiễm
Thực phẩm tốt cho người ung thư vòm họng?
Bên cạnh việc tìm hiểu ung thư vòm họng không nên ăn gì, người nhà bệnh nhân cũng cần biết những thực phẩm tốt cho người ung thư vòm họng. Dưới đây là một số loại thức ăn giúp cải thiện vị giác của người bệnh cũng như hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị:
- Thức ăn giàu dinh dưỡng, đủ protein, vitamin, đặc biệt là vitamin A trong rau củ có màu vàng, màu cam. Ví dụ như cá, gia cầm không da, thịt bò nạc, trứng và bơ đậu phộng…
- Thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt giải độc, phòng tránh viêm loét. Đó là quả la hán, mã thầy, rau chân vịt, mướp đắng…
- Người bệnh ung thư vòm họng bị khan giọng thì nên ăn củ cải, lê, ngân hạnh, mơ…
- Bệnh nhân ung thư vòm họng nếu khó nuốt thì nên ăn hạnh nhân, nhân quả hồ đào… Trong trường hợp bị khạc ra máu, người bệnh nên ăn bổ sung củ sen, cây kim châm.
- Thức ăn giúp ngăn ngừa khối u vòm họng: Lá xa tiền thảo, hoa mã lan, mướp…
- Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 1 – 2 lít) để giảm đau nhức trong miệng, cổ họng
Chế độ ăn uống cho người ung thư vòm họng
Người bệnh ung thư vòm họng nên tuân thủ chế độ ăn uống như sau:
- Chia nhỏ bữa chính thành 5 – 6 bữa/ngày để giúp bệnh nhân dễ ăn, dễ hấp thụ hơn
- Ưu tiên món lỏng, mềm, ít gia vị, dầu mỡ như cháo, súp…
- Hạn chế cho gia vị vào món ăn, đặc biệt là gia vị cay, nóng
- Không được ăn đồ tái, sống như gỏi, nộm… Bệnh nhân chỉ được ăn thức ăn chín.
Xem thêm: Bị ung thư vòm họng cần ăn kiêng gì?
.