Viêm gan C có nguy hiểm không là câu hỏi của rất nhiều người về căn bệnh này. Khoảng 30% số người mắc bệnh viêm gan C mãn tính có thể chuyển biến thành các căn bệnh khác như ung thư gan, xơ gan thậm chí dẫn tới tử vong. Bởi vậy, viêm gan C là một căn bệnh cực kì nguy hiểm.
1. Viêm gan C có nguy hiểm không?
Viêm gan C là một căn bệnh cực kì nguy hiểm bởi chúng có thể dẫn tới ung thư gan, xơ gan; đặc biệt, khi căn bệnh này kết hợp với virus viêm gan B, chúng càng trở nên nguy hiểm hơn. Viêm gan C không có biểu hiện bệnh rõ ràng, chỉ khi bệnh tiến triển nặng người bệnh mới phát hiện ra. Không chỉ có vậy, ngoài việc khả năng lây nhiễm cao, hiện nay, chưa có vacxin phòng ngừa bệnh viêm gan C nên việc chủ động phòng bệnh vô cùng cần thiết.
2. Bệnh viêm gan C lây nhiễm qua con đường nào?
Bệnh viêm gan C do virus Hepatitis gây nên, virus này lây nhiễm qua 3 đường: đường máu, đường quan hệ tình dục và từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, bệnh chủ yếu lây qua đường máu khi dùng chung bơm kim tiêm, người nhận máu và chế phẩm máu bị nhiễm virus viêm gan C và một số nguyên nhân khác như bấm lỗ tai, xăm hình tại các cơ sở không đảm bảo chất lượng y tế.
3. Cơ chế hoạt động của virus viêm gan C
Virus viêm gan C đi từ máu người bệnh đến gan và sinh sôi tại đó. Đồng thời, khi xảy ra quá trình nhiễm bệnh, cơ thể bắt đầu chống lại sự nhiễm trùng. Bệnh viêm gan C được xem là kẻ giết người thầm lặng bởi chỉ khoảng 30% người bệnh có biểu hiện nhưng các biểu hiện này thường rất nhẹ. Chính bởi vậy, khi phát hiện bệnh thì người bệnh đã chuyển sang mắc viêm gan C mạn tính cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
4. Viêm gan C cấp tính
6 tháng đầu khi mắc bệnh thườn g được gọi là giai đoạn cấp của bệnh. Bệnh nhân mắc viêm gan C cấp tính thường không có biểu hiện rõ ràng, rất ít người có các biểu hiện nhẹ như đau đầu, mệt mỏi, đau bụng, chán ăn, đau tức vùng gan. Bên cạnh các triệu chứng đau là hiện tượng vàng da, vàng mắt nhưng rất ít người để ý đến dấu hiệu này. Khoảng 15-30% người bệnh có thể tự đào thải sạch virus gây bệnh trong thời gian này nhưng điều ấy rất hiếm khi xảy ra.
5. Viêm gan C mạn tính
Sau 6 tháng mắc bệnh, người bệnh đã bị viêm gan C mạn tính và rất khó khỏi bệnh nếu không tích cực điều trị. Trong thời gian này, các biểu hiện của bệnh trở nên rõ ràng hơn, người bệnh thấy mệt mỏi, chán nản, đau cơ, đau khớp. Tuy nhiên, rất nhiều người chủ quan, để bệnh kéo dài và phát triển trong nhiều năm sau đó.
Virus viêm gan C gây viêm gan và tăng nồng độ men gan (ALT và ATS) gây tổn thương gan và sau đó là xơ gan. Bệnh nhân mắc viêm gan C có thời gian ủ và phát bệnh khác nhau, khoảng từ 10 đến 20 năm.
6. Viêm gan C nguy hiểm hơn viêm gan B
Tỉ lệ người mắc bệnh viêm gan C có thể tự đào thải virus là khoảng 15-30%, trong khi 90% người mắc bệnh viêm gan B có thể tự khỏi bệnh. Không chỉ có vậy, tỉ lệ người mắc bệnh viêm gan C mạn tính khoảng 30-60% với thời gian ủ bệnh dài, biến chứng nguy hiểm trong khi tỉ lệ người mắc bệnh viêm gan B mãn tính chỉ 10%.
7. Làm thế nào để điều trị bệnh viêm gan C?
Viêm gan C có nguy hiểm không? Có, viêm gan C cực kì nguy hiểm! Tuy nhiên, vẫn có thể điều trị viêm gan C nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm, uống thuốc đầy đủ, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lí, hạn chế rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
Hiện nay, chưa có vacxin phòng bệnh viêm gan C nên xét nghiệm máu là phương pháp tối ưu để sớm phát hiện bệnh. Bên cạnh đó, cần duy trì thói quen sinh hoạt điều độ, không sinh hoạt tình dục bừa bãi, tiêm chích ma túy, truyền và nhận máu an toàn. Nên kiểm tra anpha FT trong máu đối với người mắc bệnh viêm gan C mãn tính để sớm phát hiện ung thư gan.
Theo Sức khoẻ & Đời sống