Cây thuốc quý ở Tiên Phước nổi tiếng nhất là nấm lim xanh, hoắc hương và mạch môn. Đây đều là những thảo mộc có giá trị dược liệu cao.
Nấm lim xanh, được biết đến như “thần dược” trong điều trị nhiều bệnh trong hơn 2000 năm, là một loại dược liệu quý có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh nguy hiểm, ngăn ngừa ung thư và bệnh gan.
Cây thuốc quý ở Tiên Phước – Nấm lim xanh
Cây thuốc quý ở Tiên Phước được nhiều người biết đến nhất là nấm lim xanh. Loại thảo dược này có tên khoa học là Ganoderma lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst, thuộc họ nấm linh chi. Nấm lim xanh chỉ mọc trên thân cây lim đã chết trong rừng nguyên sinh ở Quảng Nam, Nam Lào…
Tác dụng của nấm lim xanh là gì?
Từ lâu, nấm lim xanh đã được sử dụng làm thuốc. Theo Đông y, nấm lim xanh tự nhiên vị ngọt, tính bình, có tác dụng bồi bổ, kiện thể.
Ngày nay, các nhà khoa học Nhật Bản đã có nhiều công trình nghiên cứu về công dụng chữa bệnh của nấm lim xanh, đặc biệt là các bệnh ung thư. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong nấm có nhiều Beta-D-glucan, Polysaccharicdes… Những dược chất này có tác dụng kích thích sản sinh ra tế bào T, giúp cơ thể chống lại virus và tế bào gây ung thư.
Công dụng của nấm lim xanh: Hỗ trợ và điều trị ung thư (các dạng ung thư và u, bướu) Xơ gan, gan nhiễm mỡ, Phì đại tuyến tiền liệt, Phục hồi tai biến mạch máu não sau đột quỵ, Chữa bệnh gout (hay còn gọi là bệnh thống phong), Viêm khớp, đau nhức khớp, Đái tháo đường, Đau dạ dày, đại tràng…
Theo đó, nấm lim xanh có tác dụng ngăn chặn và hỗ trợ các loại bệnh ung thư dưới đây:
- Các bệnh ung thư trong hệ tiêu hóa: ung thư lưỡi, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng…
- Các bệnh ung thư trong hệ nội tiết: ung thư tụy, ung thư tuyến giáp..
- Nhóm bệnh ung thư nội tạng: ung thư gan, ung thư thận, ung thư phổi…
- Nhóm ung thư trong hệ sinh dục: ung thư cổ tử cung, ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng, ung thư dương vật…
Ngoài ra, nấm lim xanh còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật.
Tác dụng nấm lim xanh chữa bệnh gì?
Là một loại thảo dược quý được ưa chuộng, nấm lim xanh đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ, đặc biệt là khả năng phòng và hỗ trợ điều trị ung thư. Bên cạnh đó, nấm lim xanh còn được biết đến với những tác dụng như: hỗ trợ điều trị xơ gan, gan nhiễm mỡ, phì đại tiền liệt tuyến, tiểu đường, đau thắt dạ dày, đại tràng, gout, viêm khớp hay các tai biến mạch máu não sau đột quỵ.
Nấm lim xanh chữa được bệnh gì?
- Phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như: men gan, xơ gan, viêm gan do virus, gan nhiễm mỡ…
- Cân bằng hệ nội tiết của cơ thể.
- Cải thiện tình trạng cao huyết áp, ổn định huyết áp và đường huyết, thanh lọc đường huyết.
- Phòng ngừa các bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch vành.
- Ngăn ngừa các cơn đột quỵ, đau tim hay những biến chứng có thể xảy ra.
Nấm lim xanh là một loại thảo dược quý nên rất được ưa chuộng với nhiều tác dụng nổi bật, nhất là hỗ trợ và điều trị ung thư, xơ gan (kể cả gan nhiễm mỡ), phì đại tuyến tiền liệt, bệnh gout, viêm khớp, đái tháo đường, đau dạ dày (kể cả đại tràng), tai biến mạch máu não sau đột quỵ,…
Nấm lim xanh Quảng Nam có tác dụng gì?
Nhắc đến nấm lim xanh Quảng Nam là nhắc đến khả năng tuyệt vời của nó trong việc giúp phục hồi và tăng cường chức năng của một số cơ quan trong cơ thể như:
- Hỗ trợ giải độc gan trong trường hợp ngộ độc do rượu, bia hay một số độc tố khác hay trường hợp bị ngộ độc cồn etylic cấp tính hoặc trường diễn.
- Tăng cường khả năng sinh lý đặc biệt ở nam giới.
- Giảm mỡ máu, cải thiện tình trạng
Dùng nấm lim xanh thế nào?
Để nấm lim xanh phát huy được công dụng, người dùng cần biết cách chế biến và sử dụng thảo dược này.
Cách uống nấm lim xanh chữa bệnh
Nguyên liệu:
- Nấm lim xanh đã qua chế biến: 20g;
- Nước: 2 lít;
Cách thực hiện: Nấu 20g nấm lim xanh với 2 lít nước để lấy 1,5 lít.
Cách dùng: Thuốc chia 5 phần, uống trong ngày.
Lưu ý:
- Không sử dụng dụng cụ kim loại để nấu nấm lim xanh vì sẽ làm giảm chất lượng của nấm.
- Khi mới dùng nấm nên dùng với một lượng từ 5 – 10g, sau tăng dần lên theo đúng liều lượng quy định.
- Không được tự ý bỏ các liệu pháp Tây y để uống nấm. Nấm lim xanh có thể sử dụng song song với các loại thuốc Tây. Tuy nhiên, thời gian uống nấm và thuốc Tây nên cách nhau khoảng 30 phút.
Tuy nấm lim xanh đem lại rất nhiều công dụng nhưng cũng không nên lạm dụng quá nhiều, nên sử dụng theo liều lượng khuyến cáo cho từng bệnh. Đối với những người có cơ địa quá nhạy cảm trong thời gian đầu sử dụng nước nấm lim xanh có thể gặp một số vấn đề như: đau đầu, chóng mặt, khó tiêu, mẩn ngứa
Nấm lim xanh nấu bằng nồi gì?
Nấu nước nấm lim xanh để sử dụng hàng ngày rất đơn giản nhưng cần chú ý chỉ nên sử dụng nồi đất hoặc sứ để nấu. Việc nấu nước nấm lim xanh bằng nồi nhôm hay inox có thể khiến các dược chất ở trong nấm phản ứng với kim loại gây ra hiện tượng kết tủa hoặc biến đổi chất, từ đó làm giảm hiệu quả của dược liệu.
Những ai không nên dùng nấm lim xanh?
Cách sử dụng nấm lim xanh: Đun khoảng 20g nấm lim xanh khô cùng 2 lít nước. Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm 30 phút cho đến khi sắc còn khoảng 1.5 lít nước. Để nguội và bảo quản trong tủ lạnh.Dùng dần trong vòng 24 tiếng.
Không thể phủ nhận tác dụng tuyệt vời mà nấm lim xanh mang lại, tuy nhiên, đối với những người bị huyết áp thấp hay những người mắc bệnh lý về thận, thận yếu khi sử dụng nấm lim xanh có thể gây phản tác dụng. Đặc biệt, không nên sử dụng nấm lim xanh cho trẻ dưới 2 tuổi.
Nước nấm lim xanh để được bao lâu?
Nấm lim xanh khô đã được chế biến có thời hạn sử dụng lâu, chỉ cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp là được. Nhưng khi sử dụng nấm lim xanh để sắc nước uống thì cần được bảo quản nước sắc trong tủ lạnh và dùng trong 24h để đảm bảo tối đa tác dụng của sản phẩm.
Cách ngâm rượu nấm lim xanh
Nguyên liệu:
- Nấm lim xanh đã qua chế biến: 100g;
- Rượu trắng: 1 lít;
Cách thực hiện: Ngâm nấm lim xanh với rượu trong ít nhất 7 ngày.
Cách dùng: Uống rượu nấm lim xanh trong các bữa ăn, mỗi lần từ 1 – 2 chén.
Lưu ý:
- Người có bệnh không nên sử dụng rượu nấm lim xanh. Người khỏe mạnh chỉ nên dùng thuốc này không quá 30g mỗi ngày.
- Với cơ địa không phù hợp, rượu nấm lim xanh có thể gây đau bụng hoặc mất ngủ.
Nấm lim xanh ngâm rượu có tác dụng gì ?
Theo đông y, nấm lim xanh là một loại dược liệu có tác dụng ổn định lượng đường trong máu, cải thiện nâng cao sức đề kháng, thanh nhiệt, giải độc, thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa gãy rụng tóc, trị nám và hỗ trợ điều trị các bệnh như đái tháo đường, gout, bệnh về gan, viêm khớp hay các bệnh đau, viêm loét dạ dày.
Tên gọi | Nấm lim xanh rừng tự nhiên. |
Công dụng | Chữa bệnh, phục hồi sức khỏe, giảm cân, thanh lọc cơ thể, giải độc, làm mát gan. |
Liều lượng | Tùy thuộc vào từng bệnh |
Cách dùng | Sắc nước, ngâm rượu nấm lim xanh |
Lưu ý | Lưu ý khi nấu nước nấm lim xanh. |
Công ty | Công ty TNHH Nông lâm sản Tiên Phước. |
Cây thuốc quý ở Tiên Phước – Hoắc hương
Hoắc hương là một cây thuốc quý ở Tiên Phước, có tên khoa học là Pogostemon cablin Blanco, thuộc họ bạc hà (Lamiaceae). Trong dân gian, hoắc hương còn được gọi là quảng hoắc hương hay thổ hoắc hương. Ở Tiên Phước, hoắc hương là cây dược liệu phổ biến và cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
Hoắc hương thường được dùng làm thuốc chữa bệnh (thân và lá). Ngoài ra, người ta cũng có thể dùng tinh dầu hoắc hương để sử dụng trong ngành công nghiệp nước hoa.
Công dụng chữa bệnh của hoắc hương
Theo Đông y, hoắc hương có vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng: hóa thấp, tiêu thử, giải biểu, kiện vị, trị tiên, chỉ ẩu.
Còn theo y học hiện đại, hoắc hương có khả năng ức chế nhiều chủng vi khuẩn. Do đó, hoắc hương được dùng làm thuốc chữa trướng bụng, khó tiêu, đầy hơi.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây hoắc hương
Bài thuốc trị bệnh từ hoắc hương số 1
Nguyên liệu:
- Hoắc hương 10g;
- Ngải cứu 10g;
- Hương nhu 10g;
Cách thực hiện: Các vị thuốc đem sắc nước uống hàng ngày.
Công dụng: Điều trị cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu.
Bài thuốc trị bệnh từ hoắc hương số 2
Nguyên liệu:
- Hoắc hương 12g;
- Thạc xương bồ 12g;
- Hoa cây đại 12g;
- Vỏ bưởi đào mỗi 12g;
Cách thực hiện: Các vị thuốc đem sao cháy, tán thành bột rồi trộn đều.
Cách dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g và uống trước khi ăn.
Công dụng: Trị đầy hơi, khó tiêu.
Cây thuốc quý ở Tiên Phước – Mạch môn
Mạch môn có tên khoa học là Ophiopogon japonicus Wall, trong dân gian còn gọi là mạch đông, tóc tiên, cỏ lan, lan tiên… Cây này thường mọc hoang ở các vùng núi đá vôi hoặc được trồng ở một số nơi để làm cảnh và làm thuốc.
Ở Tiên Phước, cây mạch môn được di thực về trồng trong các khu dược liệu để phát triển kinh tế.
Cây mạch môn chữa được bệnh gì?
Theo y học cổ truyền, mạch môn vị ngọt hơi đắng, tính hơi hàn, có tác dụng nhuận phế, thanh tâm, hoá đờm, chỉ ho… Dưới đây là một số tác dụng chính của mạch môn:
- Trị ho, viêm phế quản mãn tính, ho do thay đổi thời tiết;
- Điều trị táo bón;
- Thanh nhiệt giải độc;
Một số bài thuốc chữa bệnh từ mạch môn
Bài thuốc chữa táo bón từ cây mạch môn
Nguyên liệu:
- Mạch môn:12g;
- Sinh địa:12g;
- Huyền sâm: 8g;
Cách thực hiện: Sắc các vị thuốc với 400ml nước, lấy 200ml.
Cách dùng: Thuốc chia làm 3 phần, uống trước bữa ăn từ 20 – 30 phút.
Bài thuốc chữa ho, khó thở từ cây mạch môn
Nguyên liệu:
- Mạch môn 16g;
- Bán hạ 8g;
- Đẳng sâm 4g;
- Cam thảo 4g;
- Gạo nếp sao vàng 4g;
- Đại táo 4g;
Cách thực hiện: Sắc các vị thuốc với 600ml nước, lấy 200ml.
Cách dùng: Chia thuốc làm 3 phần, uống trong ngày.
Trên đây là 3 cây thuốc quý ở Tiên Phước và một số bài thuốc trị bệnh từ chúng. Tuy nhiên, hiệu quả của các bài thuốc như thế nào còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa từng người. Nếu muốn áp dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý bỏ các liệu pháp Tây y.