Giỏ hàng

Bá bệnh và tác dụng của cây bá bệnh với cách dùng bá bệnh hiệu quả

Bá bệnh là gì? Tác dụng của bá bệnh chữa bệnh gì: Tăng cường sinh lý, tốt cho tiêu hóa,…Cách dùng bá bệnh tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của bá bệnh. Cách sử dụng bá bệnh sắc uống, ngâm rượu, bảo quản. Giá bá bệnh bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh bá bệnh và cách phân biệt bá bệnh thật giả.

Bá bệnh là gì cùng hình ảnh và tác dụng chữa bệnh của cây bá bệnh

Bá bệnh là gì cùng hình ảnh và tác dụng chữa bệnh của cây bá bệnh

Bá bệnh là gì?

Cây bá bệnh thuộc họ Thanh thất Simaroubaceae, chi Eurycoma. Tên khoa học của chúng là Eurycoma longifolia Jack.

Cây bá bệnh còn được gọi với nhiều tên khác như: Cây bách bệnh, mật nhân, hậu phác nam,…

Đặc điểm của cây bá bệnh

Cây bách bệnh thường mọc hoang dưới gốc của những cây tán lớn. Trên các bộ phận của cây đều được bao phủ bởi một lớp lông mỏng. Cây thường cao khoảng 15m.

Lá cây bách bệnh không có cuống, dạng khép, gồm từ 13 – 42 lá nhỏ sánh đôi và đối xứng với nhau. Mặt trên của lá có màu xanh, mặt dưới màu trắng ngà.

Bách bệnh là loại cây đơn tính khác gốc nên hoa ở mỗi cây chỉ xuất hiện hoa đực hoặc hoa cái. Hoa có màu nâu đỏ, kết thành chùm mọc ở ngọn, nở khoảng tháng 3 – 4 hàng năm. Cánh hoa rất nhỏ và mỏng, mỗi bông có 5 – 6 cánh chụm lại.

Quả bách bệnh hình trứng dẹt, có rãnh ở giữa, dài khoảng 1 – 2cm, chứa 1 hạt và bề mặt hạt có nhiều lông ngắn, mịn. Quả non có màu xanh đậm, khi chín chuyển sang màu vàng hoặc đỏ thẫm.

Cây bách bệnh mọc hoang ở các tỉnh miền núi và trung du. Bộ phận dùng làm thuốc của cây là: hân, vỏ, lá và rễ.

Thành phần dược chất của cây bá bệnh

  • Vỏ cây chứa một chất đắng là quasin, chất này giúp cải thiện chức năng của nam giới.
  • Hoạt chất hydroxyxeton, camopesterol, bsitorol có trong vỏ và rễ cây.
  • Urycomalacton, dimetoxybenzoquinon có tác dụng điều trị cường dương và rối loạn sinh dục ở nam giới.
Đặc điểm của cây bá bệnh và thành phần dược chất của cây bá bệnh

 Đặc điểm của cây bá bệnh và thành phần dược chất của cây bá bệnh

Tác dụng của cây bá bệnh

Theo y học cổ truyền, cây bách bệnh có vị đắng, tính mát, quy vào kinh thân và can. Bách bệnh có tác dụng giảm căng thẳng mệt mỏi, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực và chữa trị một số bệnh lý khác.

Tác dụng của bá bệnh trong tăng cường sinh lực cho phái mạnh

  • Bách bệnh có tác dụng giúp cho cơ thể nam giới đẩy nhanh quá trình tăng tiết hooc môn nam. Đồng thời, các hoạt chất trong phần rễ và vỏ cây có khả năng kích thích hưng phấn, tăng cường sinh lý.
  • Sử dụng cây bách bệnh lâu dài sẽ có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng hệ miễn dịch, giúp cơ thể luôn dẻo dai, bền bỉ.
  • Các chất tritecpenoit, quasinoide trong cây bách bệnh giúp ngăn chặn sự suy giảm sinh lực khi nam giới bước vào độ tuổi trung niên.
  • Bách bệnh hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh loãng tinh dịch, giúp tăng số lượng tinh dịch, mật độ tinh binh được lưu thông.
  • Bách bệnh còn có khả năng chữa bệnh rối loạn cương dương.

Tác dụng của cây bá bệnh bảo vệ gan, giảm stress

  • Sử dụng cây bách bệnh kết hợp với cây cà gai leo sẽ hình thành được những hợp chất bảo vệ gan, ngăn ngừa quá trình viêm gan, xơ gan.
  • Những người thường xuyên uống rượu, bia, nên dùng cây bách bệnh uống nhằm phục hồi sức khỏe và thải độc gan.
  • Hoạt chất anxiolytic có trong cây giúp tăng cường hoạt động của trí não, giảm thiểu lo âu căng thẳng.

Tác dụng của cây bá bệnh trong chữa trị cách bệnh tiêu hóa, khí huyết

  • Bách bệnh điều trị những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như ăn uống không tiêu, đầy bụng, tả lỵ, nôn mửa,…
  • Dược chất trong bách bệch giúp khí huyết lưu thông, tăng cường tuần hoàn máu.
  • Điều hòa kinh nguyệt, giảm thiểu chứng đau bụng kinh.
  • Làm cứng gân cốt, giải rượu và dùng làm thuốc tẩy giun.
Tác dụng của cây bá bệnh trong việc điều trị yếu sinh lý, cải thiện tiêu hóa, bảo vệ gan

Tác dụng của cây bá bệnh trong việc điều trị yếu sinh lý, cải thiện tiêu hóa, bảo vệ gan

Cách dùng cây bá bệnh

Bách bệnh được sử dụng chủ yếu là phần thân và phần rễ. Có rất nhiều cách để dùng như: Tán thành bột, ngâm rượu, sắc thuốc,… Ở mỗi cách dùng lại cho những hiệu quả đối với cơ thể khác nhau.

Cách dùng cây bá bệnh tán thành bột

Đem bách bệnh tán thành bột mịn. Sau đó trộn vào bột bách bệnh vài giọt mật ong hoặc nước sôi, sau đó vo thành viên và dùng 6g/ngày. Tăng liều lượng lên mỗi ngày 1g và dừng lại ở mức 10g/ngày.

Cách dùng cây bá bệnh nấu nước uống

Đem phần vỏ và rễ cây phơi khô, sau đó tẩm rượu và sao vàng rồi sắc lấy nước uống hàng ngày.

Bên cạnh đó, có thể đem chẻ nhỏ phần thân hoặc rễ của bách bệnh đem hãm với nước sôi, uống thay trà hàng ngày.

Cách dùng cây bách bệnh trong các bài thuốc

Tăng cường sinh lực

Dùng 400g bách bệnh, 50mg tinh chất nhân sâm, 50mg linh chi đem bào chế thành dạng viên. Dùng thuốc theo sự chỉ định của thầy thuốc.

Kích thích tiêu hóa

Dùng 20g rễ bách bệnh, 10 quả chuối sứ nướng đem ngâm với rượu trắng khoảng 1 tuần. Ngày dùng 3 lần vào bữa ăn, mỗi lần 1 chén nhỏ.

Chữa đầy bụng, khó tiêu

Lấy 12g vỏ cây bách bệnh, 8g trần bì, 4g can khương, 6g đậu khấu, 12g xích phục linh, 4g cam thảo sắc lấy nước uống. Uống trong vòng 1 tuần sẽ khỏi bệnh.

Chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều

Dùng 15g rễ bách bệnh sắc uống mỗi ngày. Dùng trong khoảng từ 7 – 10 ngày.

Cây bá bệnh ngâm rượu

Rượu ngâm từ cây bá bệnh có rất nhiều công dụng tuyệt vời, đặc biệt là đối với nam giới. Không chỉ tăng cường khả năng sinh lý, chữa bệnh yếu sinh lí mà rượu bách bệnh còn điều trị được cả những bệnh về xương khớp.

Dưới đây là công thức ngâm rượu rễ cây bá bệnh đơn giản, hiệu quả:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Rễ cây bá bệnh
  • Nho khô
  • Táo mèo khô
  • Chuối hột rừng khô
  • Sáp ong rừng
  • Rượu nếp (40 độ)
  • Bình thủy tinh ngâm rượu

Các bước tiến hành:

  • Sơ chế rễ cây bách bệnh: Rửa sạch phần rễ rồi đem thái thành lát mỏng. Đem phần rễ cây phơi qua 1 nắng trước khi đem ngâm.
  • Cho phần rễ bách bệnh, nho khô, táo mèo, chuối hột và mật ong vào trong bình thủy tinh sạch. Sau đó, đổ rượu nếp ngập hỗn hợp và đậy nắp thật kín.
  • Rượu ngâm bách bệnh sau 1 tháng là có thể sử dụng được.

Liều dùng và cách bảo quản rượu bách bệnh

  • Uống 2 lần/ngày, mỗi lần chỉ uống 1 chén nhỏ.
  • Bảo quản rượu ở nơi khô ráo, nhiệt độ < 25 độ C và không có ánh nắng trực tiếp.

Xem thêm: Mặt trái của thần dược chữa bách bệnh – Báo 24h

Hình ảnh cây bá bệnh

Cùng xem thêm một vài hình ảnh của cây bá bệnh để hiểu rõ hơn về loại thảo dược quý giá này:

Cách phân biệt cây bá bệnh chất lượng tốt

Cách phân biệt cây bá bệnh chất lượng tốt

Hình ảnh thân cây bá bệnh dùng làm thuốc

Hình ảnh thân cây bá bệnh dùng làm thuốc

Hình ảnh lá cây bá bệnh

Hình ảnh lá cây bá bệnh

Cây bá bệnh được sử dụng dưới dạng khô, thái mỏng hoặc nghiền thành dạng bột

Cây bá bệnh được sử dụng dưới dạng khô, thái mỏng hoặc nghiền thành dạng bột

Cách nhận biết cây bá bệnh

Khi chọn mua cây bá bệnh, người mua có thể dễ dàng nhận biết được loại bá bệnh nào đạt chất lượng tốt, loại nào là hàng giả, kém chất lượng.

Thông qua màu sắc

  • Rễ cây bách bệnh khi thái ra có màu vàng tươi, rễ không có lõi. Sau khi thái thì lớp vỏ vẫn còn bám trên bề mặt rễ.
  • Cây có các thớ đều nhau, không có đoạn đứt gãy do mắt, nhánh tạo ra.

Thông qua mùi vị

  • Rễ cây bách bệnh có mùi thơm ngậy rất đặc trưng. Mùi thơm của bách bệnh là mùi tinh dầu và thảo dược tự nhiên.
  • Nếm thử phần rễ, nếu có vị đắng rất mạnh, gắt, hơi tê ở đầu lưỡi thì đó là bách bệnh thật. Cây giả sẽ đắng nhẹ hoặc không đắng.

Tác dụng phụ của cây bá bệnh

Bá bệnh được dân gian đồn thổi là cây chữa được bách bệnh. Tuy nhiên khả năng này của cây vẫn đưa được kiểm chứng. Cây bá bệnh không có độc, nhưng khi sử dụng bá bệnh không đúng cách sẽ có tác hại đến cơ thể:

  • Sử dụng quá nhiều cây bách bệnh.
  • Tùy tiện kết hợp cây bách bệnh với các loại thuốc khác.
  • Uống bách bệnh sai chỉ định và liều lượng khuyên dùng.

Sử dụng bách bệnh bừa bãi sẽ có những tác dụng phụ như: Đau đầu, buồn nôn, đau bụng, hạ huyết áp, ngộ độc,… Khi xuất hiện các hiện tượng này cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở khám chữa.

Xem thêm video về cây bá bệnh:

Những đối tượng không nên dùng cây bá bệnh

Những đối tượng thuộc nhóm sau không nên dùng cây bách bệnh:

  • Người bị bệnh ung thư, u xơ, phì đại tuyến tiền liệt.
  • Đái tháo đường, viêm gan, viêm thật.
  • Bệnh tim mạch, mất ngủ.
  • Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.

Giá của cây bá bệnh

Giá bán hiện nay của cây bách bệnh dao động từ 120.000đ – 150.000đ/kg. Giá của bách bệnh tương đối cao bởi cây bách bệnh muốn đạt dược tính tuyệt đối phải ít nhất là 3 – 5 tuổi.

Do lợi nhuận thu được từ bách bệnh khá cao nên hiện tượng chà trộn hàng giả hàng nhái rất nhiều. Nên tìm hiểu kĩ thông tin và mua bách bệnh ở những cơ sở uy tín, chất lượng để đảm bảo sức khỏe cho người thân và gia đình.

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button