Cây Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, ra mồ hôi, hỗ trợ tiêu hóa, chống say tàu xe, trị cảm mạo phong hàn, ho mất tiếng.
Tên khoa học: Zingiber officinale.
Cây gừng cho củ được biết đến như một loại gia vị không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, dân gian ta đã biết dùng củ gừng làm ấm cơ thể, ra mồ hôi, hỗ trợ tiêu hóa, chống say tàu xe, trị cảm mạo phong hàn, ho mất tiếng.
Trong củ gừng có chứa tinh bột, tinh dầu, nhựa dầu, chất béo và các chất cay.
Tinh dầu gừng có thành phần chủ yếu là hydrocarbonsesquiterpenic như: Zingiberen, ar-curcumen, famesen….Ngoài ra còn chứa 1 lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như: geraniol, linalool, borneol…
Các chất cay trong gừng chủ yếu là zingerol, zingeron, shagaol….
Nhựa dầu có thành phần chủ yếu là tinh dầu và chất cay.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại:
- Dịch chiết cồn của gừng có tác dụng gây hưng phấn trung khu vận động, trung khu hô hấp, mạch máu, tim.
- Nước ép từ gừng tươi có tác dụng tăng tiết dịch tiêu hóa, tăng huyết áp, kháng khuẩn, bảo vệ niêm mạc dạ dày, bảo vệ gan mật, chống viêm, giảm đau, chống loét, chống nôn, giải nhiệt, tiêu đờm.
Theo đông y:
Củ gừng tươi là sinh khương.
Sinh khương có tính cay ấm, có tác dụng tăng cường tuần hoàn, kích thích tiêu hóa, chữa cảm lạnh, buồn nôn, ho do lạnh.
Củ gừng đem hấp chín rồi phơi khô gọi là can khương.
Can khương cũng có tính cay ấm, có tác dụng làm ấm dạ dày, trị tỳ vị hư hàn, trướng bụng, đau bụng, thổ tả, ho do lạnh.
Củ gừng khô sao hơi cháy đen gọi là hắc khương (tán khương).
Hắc khương có tác dụng cầm máu đường ruột.
Vỏ củ gừng phơi khô gọi là khương bì.
Khương bì dùng kết hợp với trần bì (vỏ quýt), phục linh bì (vỏ nấm phục linh), đại phúc bì (vỏ cau), ngũ gia bì (cỏ cây ngũ gia bì chân chim) chuyên trị phù thũng, dùng được cho cả phụ nữ có thai bị phù thũng.
Một số bài thuốc từ cây gừng:
Trị các chứng cảm ngoại phong hàn, đau đầu ngạt mũi:
- Gừng tươi: 12g
- Tô diệp: 8g
- Phòng phong: 12g
- Làm ấm dạ dày, chống nôn:
- Gừng tươi: 12g
- Bán hạ: 12g
Dùng cho người tỳ vị dương hư, tứ chi lạnh ngắt, mạch yếu muốn tắt:
- Can khương: 16g
- Phụ tử chế: 12g
- Chích thảo: 4g
Trị tiêu chảy do tỳ hàn, phân loãng không thối, sôi bụng đau thắt:
- Gừng nướng: 60g
- Giã nhỏ rồi rang lên, bọc bằng vải đắp lên rốn trong 1-2 giờ.
Trị hàn uất xâm phạm vào vị, nôn mửa ra nước trong:
- Can khương
- Nhân sâm
- Bán hạ
Tỉ lệ bằng nhau, nghiền thành bột, dùng nước gừng vo viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8-12g.
Trị chứng hư hàn mà thổ huyết, đái ra máu, bang huyết:
- Can khương đốt tồn tính (ngoài đen, bên trong vẫn vàng, thơm mùi gừng), nghiền thành bột. Uống bằng nước ấm, mỗi lần 2-4g.
Trị phụ nữ băng huyết:
- Can khương: 8g
- Tông bì: 12g
- Ô mai: 12g
- Đốt thành tro, nghiền mịn uống với nước.
Làm ấm phổi dịu ho, dùng khi khí lạnh vào phổi gây ho hen:
- Phục linh: 12g
- Cam thảo: 4g
- Ngũ vị tử: 4g
- Can khương: 4g
- Tế tân: 2g
Lưu ý:
- Không nên ăn quá nhiều gừng. Vì theo kết luận của trung tâm y tế đại học Maryland (Mỹ), khi ăn quá nhiều gừng có thể gây ợ nóng, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, kích thích miệng, tăng nguy cơ tắc nghẽn ruột, viêm ruột.
- Phụ nữ có thai không nên sử dụng gừng, vì theo nghiên cứu của trung tâm y tế Mayoclinic (Mỹ), dùng nhiều kì trong thời kì mang thai gây ảnh hưởng đến hormone giới tính của trẻ, gây sẩy thai, chảy máu…Ngoài ra, gừng còn làm tăng huyết áp, rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi trong những tháng cuối thai kì. Vì vậy, các bà mẹ có thai nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Không nên sử dụng gừng trong các bệnh trúng nắng, dạ dày, bệnh về gan, bệnh trĩ, xuất huyết, cao huyết áp, sỏi mật, ung thư đường tiêu hóa…do tính cay nóng và làm tăng huyết áp của gừng có thể làm bệnh trầm trọng thêm.
- Không nên dùng gừng vào mùa thu, vào ban đêm do mùa thu khí khô, dùng thêm gừng cay nóng khiến cơ thể thêm mất nước, khô khan. Không tốt cho sức khỏe. Ban đêm âm khí thịnh phát, dương khí thu lại. Dùng gừng khiến dương khí bốc lên không đúng quy luật, gây tổn hại cho cơ thể.
Mua bán dược liệu:
Giá bán tham khảo: Đang cập nhật.
Địa chỉ tham khảo: Bạn có thể mua ở các chợ hoặc siêu thị gần nhà.