Hình ảnh CT ung thư phổi giúp bác sĩ có thể dễ dàng hơn trong việc phát hiện bệnh ung thư phổi. Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm bệnh ung thư phổi sẽ giúp rút ngắn liệu trình điều trị cho bệnh nhân. Đồng thời làm giảm thiểu chi phí và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hình ảnh CT là gì?
Chụp CT (CT- Scanner) chính là kỹ thuật sử dụng nhiều tia X – Quang để quét lên một khu vực nào đó của cơ thể. Chụp CT theo lát cắt ngang kết hợp với xử lý bằng máy vi tính. Điều này, giúp có được hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của bộ phận hay khu vực cần chụp.
Chụp CT sẽ cung cấp hình ảnh chi tiết, cụ thể hơn so với chụp X quang.
Chụp CT được sử dụng trong những trường hợp nào?
– Chẩn đoán các rối loạn ở vùng cơ và xương của con người, Ví dụ như khối u xương hay xương bị gãy.
– Chụp CT xác định vị trí của một khối u, các vết nhiễm trùng hoặc cục máu đông.
– Hỗ trợ phẫu thuật, sinh thiết và xạ trị.
– Phát hiện và theo dõi các bệnh như hình ảnh CT ung thư phổi, bệnh tim…
– Giám sát hiệu quả điều trị, ví dụ như trong điều trị ung thư.
– Chụp CT giúp phát hiện nội thương cũng như chảy máu trong.
Chụp CT có phát hiện bệnh ung thư phổi?
Trước đây, để chẩn đoán bệnh ung thư các bác sĩ thường chỉ định chụp X-quang. Nếu có những phát hiện về các dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm khác. Qua những xét nghiệm này để có thể xác định chính xác có phải ung thư phổi không.
Tuy nhiên, hiện nay phương pháp phổ biến để phát hiện bệnh ung thư là qua hình ảnh CT ung thư phổi. Phương pháp này được sử dụng với số lần thực hiện trung bình là 1,5 năm/lần. Chụp CT thường áp dụng cho những người bị nghiện thuốc lá.
Theo GS Molina – Chủ tịch Hội Ung thư và Dấu ấn Sinh học Quốc tế cho biết: “Vẫn có 20-40% kết quả dương tính giả ở những bệnh nhân có triệu chứng. Còn ở những bệnh nhân không có triệu chứng tỉ lệ này còn cao hơn”.
Xem thêm: http://dantri.com.vn/suc-khoe/ung-thu-phoi-co-the-phat-hien-som-toi-muc-nao-20170428153256632.htm
Xem thêm:
Hình ảnh CT ung thư phổi
Chụp cắt lớp vi tính (CT) là một thành tựu của phương pháp vật lí hiện đại. Phương pháp này tiến bộ lớn về chất lượng chụp. Hình ảnh CT ung thư phổi:
- Rất rõ và chính xác theo chiều ngang của cơ thể ở mọi mức cao thấp.
- Để trình bày hình khối ba chiều của các cơ quan trong cơ thể
- Tránh được sự chồng chất các hình ảnh.
Hình ảnh CT ung thư phổi được sử dụng ngày càng phổ biến. Chụp CT là phương pháp chứng tỏ khả năng phục vụ tốt trong chẩn đoán ung thư. Hình ảnh CT ung thư phổi có khả năng phát hiện ra các khối u với đường kính xấp xỉ 1cm. Ngoài các khối u nhỏ ở ung thư phổi nó có thể phát hiện các hình ảnh khối u. Chụp CT có thể phát hiện ra những bất thường ở các cơ quan khác. Kể cả các cơ quan nằm sâu trong cơ thể khó với tới như: não, tụỵ tạng và thận.
Những rủi ro khi chụp CT
Phơi nhiễm phóng xạ
Khi chụp CT, người bệnh sẽ phải tiếp xúc với bức xạ ion hóa trong một thời gian ngắn. So với chụp X quang, lượng bức xạ trong chụp CT là lớn hơn. Bởi vì, chụp CT sẽ tập hợp được các thông tin chi tiết hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy phương pháp chụp CT có thể gây ra những tác hại lâu dài.
Người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm vì nguy cơ tiềm năng này là rất nhỏ và hiếm khi xảy ra. Các bác sĩ thường sử dụng liều thấp nhất của bức xạ để có được các thông tin y tế cần thiết. Ngoài ra hiện nay các loại máy mới, nhanh hơn và đòi hỏi ít bức xạ hơn so với trước đây.
Gây hại cho thai nhi
Đối với những người đang mang thai, trước khi có ý định chụp CT cần thông báo cho bác sĩ. Các bác sĩ thường khuyên người mẹ chuyển sang các xét nghiệm khác dù các bức xạ từ chụp CT không làm tổn thương tới thai nhi. Thay vì chụp CT các bà bầu có thể dùng phương pháp siêu âm hay chụp cộng hưởng từ (MRI). Điều này giúp tránh cho bé khỏi phơi nhiễm với bức xạ.
Phản ứng với vật liệu tương phản
Trong một số trường hợp khác, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh dùng vật liệu tương phản trước khi chụp CT. Nghĩa là, người bệnh được tiêm một loại thuốc nhuộm đặc biệt vào tĩnh mạch cánh tay. Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, vật liệu tương phản có thể gây nên các vấn đề y tế hay xảy ra các phản ứng dị ứng.
Vấn đề này không đáng lo ngại vì đa số các phản ứng đều rất nhẹ và chỉ có thể gây phát ban hay ngứa.
Vẫn có một số trường hợp hiếm hoi gây ra phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng. Thậm chí, nó có thể đe dọa đến tính mạng. Nếu trước đó đã từng bị dị ứng với vật liệu tương phản thì người bệnh cần phải thông báo cho bác sĩ.
Ngoài phương pháp chụp CT để phát hiện các bệnh ung thư, đặc biệt là bệnh ung thư phổi. Các bác sĩ còn thực hiện các phương pháp khác như:
- Chụp X-quang lồng ngực
- Chụp cộng hưởng từ hạt nhân – MRI.
- Siêu âm….
Xem thêm: