Cây dâu tằm là cây gì? Tác dụng của cây dâu tằm chữa bệnh gì: chữa đau mắt, làm đẹp, chữa đau lưng… Cách dùng cây dâu tằm tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của cây dâu tằm. Cách sử dụng cây dâu tằm chế biến ngâm nấu uống, bảo quản. Giá cây dâu tằm bao nhiêu tiền 1kg? Hình ảnh cây dâu tằm và đặc điểm nhận biết cây dâu tằm.
Cây dâu tằm là gì?
Cây dâu tằm có tên khoa học là Morus alba L., Họ Dâu tằm – Moraceae. Cây dâu còn được gọi là cây Tầm tang, Mạy môn (Thổ), Dâu cang (Mèo). Đơn giản hơn, ngày xưa loại cây này thường được dùng lấy lá cho tằm ăn nên gọi luôn là dâu tằm.
Đặc điểm cây dâu tằm
Dâu tằm là loại cây thân gỗ, có thể cao từ 3 -5m. Cành mền, lúc non có lông tơ sau nhẵn, màu trắng xám. Lá dâu tằm mọc so le nhau, hình bầu dục, có mũi nhọn, khía răng cưa. Hoa dâu là hoa đơn tính, vô cánh. Quả dâu tằm là dạng quả bế hình cầu, chưa chín có màu trắng, xanh, khi chín có màu đỏ đạm, hồng, tím đen. Vị hơi ngọt, chua.
Bộ phận dùng làm thuốc của dâu tằm
Toàn bộ các bộ phận của cây dâu đều dùng được làm thuốc. Điều đặc biệt là trong cây dâu có 5 bộ phận, từ 5 bộ phận này cho ta 5 vị thuốc quý, mỗi vị thuốc đều có tên gọi riêng như sau:
- Lá dâu được gọi là: Tang diệp
- Quả dâu gọi là: Tang thầm
- Vỏ (thân rễ) cây dâu gọi là: Tang bạch
- Cây mọc ký sinh trên cây dâu: Tang ký sinh (Tên khoa học Loranthus parasiticus)
- Tổ bộ ngựa trên cây dâu: Tang tiêu phiêu
Tác dụng của cây dâu tằm
Hiếm có loại cây nào mà có thể dùng làm thuốc từ rễ, cành, lá, tới cả cây tầm gửi trên cây dâu, tổ bọ ngựa trên cây dâu, sâu dâu như cây dâu tằm. Dưới đây là một số công dụng của loại cây này.
Cây dâu tằm có tác dụng chữa bệnh gì?
- Tang bạch bì (vỏ rễ) vị ngọt mát, làm thuốc lợi tiểu, chữa ho lâu ngày, ho có đờm và chữa sốt.
- Tang diệp (lá dâu) vị ngọt, đắng, mát: chữa sốt, cho ra mồ hôi, cảm mạo, an thần, tiêu đờm, huyết áp cao.
- Tang thầm (quả dâu) vị ngọt, bổ thận, sáng mắt, giúp sự tiêu hóa, chữa bệnh ngủ kém, râu tóc bạc sớm.
- Tang ký sinh (cây mọc ký sinh trên cây dâu): bổ gan thận, chữa đau lưng, đau mình, an thai.
- Tang phiêu tiêu (tổ bọ ngựa trên cây dâu) lợi tiểu, chữa đi đái nhiều lần, di tinh, liệt dương, trẻ con đái dầm.
- Sâu dâu chữa bệnh trẻ con bị đau mắt, nhiều nhử, nhiều nước mắt.
Tác dụng cây dâu tằm trong làm đẹp
– Dâu tằm có chất hydroxy axit giúp loại bỏ tế bào chết. Do đó, đem lại làn da trắng hồng ngoài ra còn chứa các khoáng chất ngăn ngừa mụn
– Quả dâu tằm xưa nay vẫn quen thuộc với mọi người. Bởi, công dụng pha nước uống giải khát vào mùa hè, rất ngon và bổ dưỡng.
– Tuy nhiên ít ai biết, ngoài công dụng đơn thuần đó ra, dâu tằm còn là một nguyên liệu giúp chị em làm đẹp vô cùng hiệu quả.
– Quả dâu tằm hay còn gọi là dâu ta chứa nhiều:
- Sắt, canxi, vitamin A, C, E và K, folate, thiamin (vitamin B1)
- Pyridoxine, niacin
- Các chất chống ôxy hóa và chất xơ cần thiết cho sức khỏe
Trong dâu tằm có chứa chứa thành phần alpha – hydroxy axit. Chất này có khả năng:
- Loại bỏ những tế bào chết
- Nhanh chóng tái tạo tế bào mới
- Làm làn da trắng hồng tự nhiên
- Ngoài da còn chứa khoáng chất chống oxy hóa, acid hữu cơ ngăn ngừa mụn phát triển. Giúp đem lại cho phái đẹp một làn da trẳng hồng, láng mịn.
Cách dùng cây dâu tằm
Ngoài công dụng là một loại thức ăn cho tằm và ngâm làm nước uống, cây dâu tằm còn có khả năng chữa bệnh nếu ai không biết thì quá uổng phí
Cây dâu tằm chữa đau mắt
Bạn hái lá dâu tằm tươi đem giã nát, sau đó phơi khô, đốt thành bột than, cho bột than vào lượng nước vừa đủ, nấu sôi rồi để nguội, khi nước còn hơi ấm thì lấy nước đó rửa mắt.
Cách sử dụng dâu tằm chữa đau lưng bằng cây dâu tằm
Bạn hái những quả dâu tằm đã chín, rửa sạch, ngâm với rượu khoảng vài tuần, sau đó uống mỗi ngày một ít. Đây là bài thuốc chữa đau lưng rất hiệu quả đã được nhiều người thực hiện qua.
Cách dùng dâu tằm chữa các chứng ho lâu ngày, ho khan và ho ra máu
Bạn lấy rễ cây dâu đem đi rửa sạch, bóc lấy phần vỏ, dùng dao cạo sạch lớp vỏ bên ngoài, ngâm vào nước vo gạo để trong vòng 24 giờ, phơi khô rồi đem đi rang/sao vàng hạ thổ.
Sau đó cho vào bình/hủ đậy kín, mỗi lần uống chỉ cần lấy ra khoảng 10 – 16g đem sắc với nước uống. Nếu không thuyên giảm nhiều bạn có thể kết hợp thêm 10g vỏ rễ cây chanh cũng đem đi rang/sao vàng hạ thổ, sắc uống để giúp bệnh mau khỏi hơn.
Cách dùng dâu tằm chữa bệnh huyết áp cao
Bạn hái lá dâu tằm vừa bằng một nắm nhỏ, và 1 con cá diếc tươi ngon. Cá diếc bạn dùng nước muối để làm sạch nhớt trên mình cá, không mổ lấy ruột ra, bạn để nguyên con đem luộc rồi gỡ lấy thịt cá nấu canh cùng lá dâu, ăn cả nước và cái sẽ giữ huyết áp ổn định.
Dâu tằm chữa hứng tiểu buốt
Bạn tìm bắt tổ bọ ngựa có trên cây dâu tằm, đem nướng khô rồi tán nhỏ, uống với rượu lúc bụng đói. Bạn uống khoảng từ 2-3 lần chứng tiểu buốt sẽ hết.
Cách sử dụng dâu tằm chữa tiểu đường
Quả dâu tằm bạn ép ra nước rồi cô thành cao. Lấy 5g cho mỗi lần uống và uống 3 lần/ngày. Liều dùng có thể dao động từ 12 – 20g.
Hình ảnh cây dâu tằm
Dâu tằm là một trong số ít cây có thể sử dụng được hết tất cả các bộ phận để làm thuốc chữa bệnh. Từ cành, lá, quả cho đến rễ dâu đều có tác dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả. Có rất ít loại cây nào có thể sử dụng được hết tất cả các bộ phận để làm thuốc chữa bệnh vô cùng tốt.
Giá cây dâu tằm
Dâu tằm tươi giá bán 25.000 – 30.000 đồng/kg